Nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Nature đã chỉ ra các phát hiện thú vị về lịch sử hình thành hố đen cổ xưa nhất trong vũ trụ.
Trước đó, dựa trên hình ảnh quan sát được từ kính thiên văn James Webb, giới khoa học cho rằng hố đen này có khối lượng gấp 1,6 triệu lần Mặt Trời. Nó ngự trị ở trung tâm của thiên hà cổ đại GN-z11 và ra đời chỉ 430 triệu năm sau khi vụ nổ Big Bang hình thành nên vũ trụ, tức là tồn tại lâu hơn 200 triệu năm so với bất kỳ hố đen nào từng được quan sát. Hố đen này cũng sở hữu đặc điểm tương tự các hố đen khác, vô hình và chỉ được phát hiện nhờ những vụ nổ ánh sáng khổng lồ khi hố đen “nuốt chửng” mọi vật chất xung quanh.