Hà Nội (TTXVN 10/7/2023)

Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO là danh hiệu cao quý dành cho một khu vực tự nhiên có ranh giới địa lý - hành chính rõ ràng, chứa đựng một tập hợp các di sản địa chất tầm cỡ quốc tế có giá trị khoa học, giáo dục và thẩm mỹ, cùng các giá trị khác về đa dạng sinh học, khảo cổ, lịch sử, văn hóa, xã hội..., tất cả cùng được bảo tồn và phát huy giá trị một cách tổng thể. Một Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO cần có diện tích đủ lớn để có tác động đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.

Tại Việt Nam, UNESCO đã vinh danh 3 Công Viên Địa chất toàn cầu gồm:

1. Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang

Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành Công viên Địa chất Toàn cầu đầu tiên tại Việt Nam và thứ 2 ở Đông Nam Á được UNESCO công nhận vào 3/10/2010.

Thác nước Bản Sầm ở thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa- Công viên Địa chất Toàn cầu được công nhận tháng 4/2018. (Ảnh: TTXVN)

Năm 2014, năm 2019 và 9/2023, UNESCO tái công nhận nơi đây là thành viên của Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu giai đoạn 2015-2018 và 2019-2022.

2. Công viên Địa chất Toàn cầu Non nước Cao Bằng

Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào tháng 4/2018, công viên có diện tích gần 50% diện tích toàn tỉnh Cao Bằng.

3. Công viên Địa chất Toàn cầu Đắk Nông

Hồ Tà Đùng, xã Đắk Som, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông, thắng cảnh được ví là “Vịnh Hạ Long trên Cao nguyên”. Ảnh: TTXVN phát

Công viên Địa chất Đắk Nông được thành lập năm 2015, có 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000 m, các thác nước, miệng núi lửa… được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào tháng 7/2020.