Sau thất bại trong cuộc phản công chiến lược lần II, trước nguy cơ chiến lược “chiến tranh cục bộ” bị phá sản, Mĩ vội tăng thêm quân vào miền Nam Việt Nam, đưa tống số quân Mĩ ở đây lên 480 nghìn quân vào tháng 12.1967. Có thêm lực lượng, tướng Oetmolen, Tư lệnh quân Mĩ ở miền Nam Việt Nam tiến hành điều chỉnh lại thế bố trí chiến lược, chuẩn bị mở cuộc phản công lần III trên hướng Đông Nam Bộ, tây Trị - Thiên nhằm tiêu diệt chủ lực, phá các căn cứ của ta, giữ thế ổn định ở miền Nam Việt Nam, tạo hậu thuẫn cho cuộc bầu cử Tổng thống Mĩ sẽ tiến hành vào tháng 11.1968.
Về phía ta, bước vào Đông - Xuân 1967-68, Bộ Tổng tư lệnh giao nhiệm vụ cho Mặt trận Tây Nguyên tiến hành các đợt hoạt động tìm diệt quân Mĩ đế tạo thế trận mới cho chiến trường. Tháng 10.1967, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên quyết định mở Chiến dịch Đắk Tô I, tiến công quân Mĩ ở phía tây Đắk Tô - Tân Cảnh. Bộ tư lệnh Chiến dịch gồm Tư lệnh Hoàng Minh Thảo, Chính ủy Trần Thế Môn, Phó Tư lệnh Cao Văn Khánh. Lực lượng tham gia chiến dịch có Sư đoàn Bộ binh 1 (gồm các trung đoàn 320, 66, 174), Trung đoàn Bộ binh 24, Trung đoàn Pháo binh 40, Tiểu đoàn Bộ binh 304 và 2 đại đội đặc công tỉnh Kon Turn. Lực lượng địch gồm Lữ đoàn 1 (Sư đoàn Bộ binh 4), Lữ đoàn Dù 173, Lữ đoàn 1 (Sư đoàn Kị binh bay 1) của Mĩ; Chiến đoàn Dù 3 quân đội Sài Gòn.
Khu vực Đắk Tô là một thung lũng án ngữ ngã ba đường 14 và đường 18, cách thị xã Kon Turn khoảng 40 km về phía bắc. Địch xây dựng ở đây 2 sân bay; căn cứ 42 ở Tân Cảnh và căn cứ Đắk Tô 2 trên đường 18 là trung tâm tuyến phòng ngự cơ bản của địch ở bắc Tây Nguyên, bàn đạp hành quân của địch đi càn quét vùng ba biên giới VN - Lào - Campuchia. Phía tây nam Đắk Tô là rừng núi với các dãy Ngọc Bơ Biêng, Ngọc Tang, Ngọc Rinh Rua, Ngọc Com Liệt cao trên 1 nghìn mét, nếu ta chiếm lĩnh được thì sẽ khống chế được toàn bộ khu vực và Đắk Tô - Tân Cảnh sẽ nằm trong tầm khống chế của hoả lực pháo binh ta.
Bộ tư lệnh Chiến dịch xác định phương châm chiến dịch là tích cực, chủ động, tạo thế, tạo thời cơ nhử địch vào thế trận ta đã chuẩn bị sẵn, tiêu diệt từng tiểu đoàn Mĩ phản kích bàng đường bộ, đường không; đánh cả phía trước và phía sau, đánh vào các căn cứ hành quân, khu dự trữ hậu cần của địch. Kế hoạch xác định: hướng tiến công chủ yếu là khu vực tây nam Đắk Tô từ Ngọc Bơ Biêng, Ngọc Com Liệt đến nam điểm cao 875 do Sư đoàn 1 (được tăng cường 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 24) đảm nhiệm. Tại đây, ta bố trí lực lượng thành 3 tuyến: tuyến 1 là khu chốt chiến dịch gồm các cụm chốt bộ binh và pháo binh ờ Ngọc Bơ Biêng, Ngọc Tang làm nhiệm vụ khêu ngòi, nhử địch do Tiếu đoàn 6 (Trung đoàn 24) và Đại đội Pháo binh 1 đảm nhiệm; tuyến 2 gồm các điểm cao 782, 823, Plei Lang Lo Cram do Trung đoàn 320 phụ trách sẵn sàng đánh địch phản kích; tuyến 3 là khu quyết chiến ở Ngọc Com Liệt, Bãi Le, điểm cao 875 (trọng điểm) do các trung đoàn 66,174 đảm nhiệm, sẵn sàng đánh trận then chốt của chiến dịch. Hướng tiến công thứ yếu ở đông bắc Đắk Tô, gồm các dãy điểm cao Ngọc Van, Ngọc Xia, 1323, 1030..., do Trung đoàn 24 (thiếu Tiểu đoàn 6) và Tiếu đoàn 304, 2 đại đội đặc công, 1 đại đội cối của t. Kon Turn phụ trách, đánh vào phía sau đội hình địch, uy hiếp Tân Cảnh, khống chế sân bay Đắk Tô, đường 14... Các hướng nghi binh, phối hợp ở Gia Lai do Trung đoàn Bộ binh 95 cùng các đơn vị tăng cường đảm nhiệm; ở Đắk Lắk do Trung đoàn Bộ binh 33 cùng các lực lượng vũ trang địa phương phụ trách,về bảo đảm hậu cần, do ta phải tổ chức tuyến vận tải ra mặt trận khá xa trong điều kiện phải giữ được bí mật tuyệt đối, Bộ tư lệnh Chiến dịch sử dụng lực lượng công binh, vận tải mở thêm và sửa chữa hệ thống đường cho xe thồ, pháo mang vác, đưa tổng số đường bộ ờ bắc Kon Turn lên đến 500 km; huy động mọi lực lượng cả cơ quan, nhà trường... và nhân dân tham gia vận chuyển, đến trước ngày nồ súng đã vận chuyển được 679 tấn lương thực, thực phẩm, đạn dược, thuốc men đến Mặt trận 679.

 Thực hiện kế hoạch nghi binh chiến dịch, từ giữa tháng 10.1967, ta đánh mạnh trên đường 14,19, bắn phá Sở chỉ huy Ọuân đoàn 2 quân đội Sài Gòn, căn cứ La Sơn và sở chỉ huy Sư đoàn 4 Mĩ ở thị xã Pleiku; đánh mạnh trên đường 21, bắn phá Sở chỉ huy Sư đoàn 22 quân đội Sài Gòn ở Buôn Ma Thuột. Ngày 15.10, Bộ tư lệnh Chiến dịch hạ lệnh cho các đơn vị hành quân vào chiếm lĩnh trận địa. Đến ngày 2.11, các đơn vị đã vào vị trí chiến đấu.

Trong lúc phải đối phó với các hoạt động của ta ở Gia Lai, Đắk Lak, địch vẫn đề phòng hướng bắc Kon Tum, ngày 2.11, đưa Sở chỉ huy Lữ đoàn 1 (Sư đoàn Bộ binh 4) và Lữ đoàn Dù 173 Mĩ lên Đắk Tô, đồng thời đưa 2 tiểu đoàn của Sư đoàn Kị binh bay 1 Mĩ và Chiến đoàn Dù 3 quân đội Sài Gòn lên Tây Nguyên làm lực lượng dự bị. Phát hiện ta đang gấp rút triển khai thế trận, ngày 3.11, Lữ đoàn 1 (Sư đoàn 4) Mĩ dùng máy bay trực thăng đổ 1 tiểu đoàn xuống điểm cao 882 Ngọc Dơ Lang, Ngọc Non rồi tiến công vào trận địa chốt của ta ở Ngọc Tang, Ngọc Bơ Biêng. Địch ra quân sớm hơn dự kiến, một số đơn vị của ta chưa hoàn thành trận địa chốt; cuộc tranh chấp để chiếm dãy điểm cao trên tuyến 1 chiến dịch diễn ra hết sức quyết liệt. Từ ngày 3 đến ngày 9.11, các đơn vị của Tiểu đoàn 6 kiên cường chiến đấu giữ vững các điểm cao, đẩy lui nhiều đợt tiến công, tiêu hao nhiều đại đội quân Mĩ.
Trong lúc các trận đánh ở khu vực Ngọc Bơ Biêng đang diễn ra ác liệt, ngày 6.11, Lữ đoàn Dù 173 Mĩ đổ 2 đại đội xuống các điểm cao 823, 845, 882 ở dãy Ngọc Com Liệt, hình thành 2 mũi tiến công vào bên sườn Sư đoàn 1 của ta. Các chốt của Trung đoàn 66 kiên quyết chặn địch, đánh thiệt hại nặng 1 đại đội, bắn rơi 2 máy bay trực thăng. Liền sau đó, địch đố tiếp 2 đại đội xuống điểm cao 823, cũng bị đội trinh sát của Trung đoàn 66 diệt một số. Trong 2 ngày 6-7.11, Trung đoàn 66 liên tiếp tập kích vào điểm cao 823, buộc địch ở đây phải rút về dãy Ngọc Com Liệt. Cùng thời gian trên tại Ngọc Dơ Lang, Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 320) vận động tiến công ở điểm cao 843, buộc địch phải co cụm ờ điểm cao 724. Cùng với các trận tiến công của bộ binh, 2 pháo 75 mm của Đại đội 1 đặt ở Ngọc Bơ Biêng bắn phá vào căn cứ Đắk Tô 2 và sân bay.
Bộ tư lệnh Chiến dịch nhận định cả hai cánh quân địch đều bị chặn đánh nhưng có khả năng địch còn tiến sâu hơn nữa nên lệnh cho Trung đoàn 174 hành quân ra khu vực Plei Lang Lo Cram chuẩn bị chiến đấu; các đơn vị trên hướng thứ yếu đánh mạnh vào Đắk Tô - Tân Cảnh và đường 14. Thực hiện ý định trên, từ 8 đến 11.11, ta tập kích địch ở điểm cao 724, tồ chức pháo kích vào Ngọc Rinh Rua và điểm cao 823, vận động tiến công tiêu diệt gần hết Tiểu đoàn 4 và 2 đại đội thuộc Tiểu đoàn 1 (Lữ đoàn Dù 173) Mĩ.
Trước tình hình Lữ đoàn Dù 173 và Lữ đoàn 1 Sư đoàn Bộ binh 4 bị ta bao vây tiến công, Bộ chi huy Mĩ phải đưa lực lượng dự bị gồm 2 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn KỊ binh bay 1 và Chiến đoàn Dù 3 Quân đội Sài Gòn vào chiến đấu. Hàng ngày không quân Mĩ sử dụng 700 lần chiếc máy bay, có cà B-52 ném hàng trăm tấn bom xuống khu vực Đắk Tô. Trên hướng thứ yếu đông bắc, Trung đoàn 24 cùng bộ đội địa phương tỉnh đánh mạnh vào quận lị Đắk Tô, thị trấn Tân Cảnh và các điếm cao Ngọc Xia, Ngọc Van, 1030, 1423, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn địch, phá huỷ nhiều xe QS. Từ 17-18.11, Đại đội Pháo binh 1 tiếp tục bắn phá sân bay Đắk Tô, phá huỷ 1.100 t đạn, 4 xe Quân sự và 3 máy bay C130 chở quân vừa hạ cánh xuống sân băng.
Tuy bị tiến công cả trước mặt và sau lưng, lực lượng bị tiêu hao nặng, địch vẫn tập trung lực lượng cố đánh chiếm điểm cao 875. Tại đây Trung đoàn 174 sừ dụng 1 đại đội chốt giữ điểm cao 875 để khống chế, thu hút địch, lực lượng còn lại bố trí ở khu vực đồi Không Tên làm nhiệm vụ cơ động. Ngày 17 và 18.11 địch sử dụng 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn Dù 173 tiến công vào trận địa chốt của ta nhưng bị đấy lui. Ngày 19.11, địch tập trung Tiểu đoàn Dù 2 có máy bay, pháo binh yểm trợ tiếp tục tiến công. Trung đoàn 174 kịp thời đưa lực lượng cơ động hình thành thế bao vây phối hợp với bộ phận chốt đánh địch từ 14 đến 18 giờ, tiêu diệt phần lớn tiểu đoàn địch. Trận then chốt chiến dịch kết thúc thắng lợi, đánh dấu bước phát triển của chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt trong tác chiến với quân Mĩ trên chiến trường rừng núi. Ngày 20.11, tại khu vực điếm cao 875, Trung đoàn 174 tiến công tiêu diệt 1 đại đội Mĩ thuộc Sư đoàn Kị binh bay 1 (xem Trận điếm cao 875, 19.11.1967). Đến 18 giờ 40 phút ngày 22.11, ta rút khởi điếm cao 875 kết thúc chiến dịch. Tại các mặt trận phối hợp, ở Gia Lai ta đánh 10 trận diệt trên 180 địch, bắn rơi 5 máy bay, phá huỷ 7 xe quân sự; ở Đắk Lắk ta đánh 8 trận diệt 250 địch, bắn rơi và phá huỷ 7 máy bay, 2 xe M113, 1 kho đạn, 1 kho xăng. Kết quả, ta loại khỏi vòng chiến đấu 4.500 địch, bắn rơi, bắn cháy 70 máy bay, phá huỷ 18 pháo, 52 xe quân sự, thu 104 súng các loại; diệt gần hết 2 tiều đoàn Mĩ, đánh thiệt hại nặng 6 tiểu đoàn (có 4 tiểu đoàn Mĩ), 6 đại đội (có 2 đại đội Mĩ).
Chiến dịch Đắk Tô I đã hoàn thành nhiệm vụ và mục đích đề ra, lập nên một trong những chiến thắng lớn mở đầu Đông - Xuân 1967-68 của quân và dân miền Nam Việt Nam. Đây là đòn đánh bồi lớn nhất của ta vào quân Mĩ sau cuộc phản công chiến lược lần II, buộc địch phải huỷ bỏ ý định tiến hành cuộc phán công chiến lược lần 111, tạo ra thời cơ mới cho ta củng cố thế trận, chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). Chiến dịch Đắk Tô I góp phần phát triển nghệ thuật chiến dịch khêu ngòi, dụ địch vào thế trận ta đã chuấn bị sẵn để tiêu diệt...; hoàn thiện hình thức chiến thuật “vận động tiến công kết hợp chốt” của nghệ thuật Quân sự Việt Nam.

Nguồn: Bách Khoa toàn thư Quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử Quân sự (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân - năm 2015)