1970

7/9/1970: Phát sóng thử nghiệm chương trình đầu tiên.

Tháng 11/1970: Mua xe truyền hình lưu động đầu tiên.

1973

 

27/1/1973: Cử phóng viên đưa tin tại Hội nghị Paris (Pháp).

1974

Nhập thiết bị ghi hình bằng băng từ đầu tiên của Nhật Bản.

1976

Bắt đầu phát sóng hàng ngày. Tường thuật trực tiếp khai mạc và bế mạc Đại hội Đảng toàn quốc.

1978

Tháng 4/1978: Lần đầu thu băng, bình luận World Cup.

Tháng 8/1978: Thống nhất hệ thống truyền hình toàn quốc là System D, K.

Tháng 9/1978: Thử nghiệm truyền hình màu.

1980

- Truyền hình trực tiếp Đại hội Olympic.

- Bắt đầu trao đổi tin tức trong khuôn khổ IVN giữa các thành viên OIRT.

1981

Giúp Lào, Campuchia xây dựng Đài TH, đồng thời mở cơ quan thường trú THVN tại Lào và Campuchia.

1986

Phát truyền hình màu hoàn toàn.

1987

 

Lấy tên chính thức là Đài Truyền hình Việt Nam.

1990

Phát sóng chính thức kênh VTV2. Lúc này VTV có 2 kênh VTV1, VTV2.

1991

Bắt đầu phát vệ tinh kênh VTV1 để Đài địa phương thu và phát toàn quốc.

1994 - 1995

Thành lập Trung tâm THVN tại Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế.

Chính thức thành lập cơ quan thường trú Campuchia.

1996

VTV3 tách thành kênh riêng. VTV lúc này có 3 kênh VTV1, VTV2, VTV3.

1998

- Áp dụng dựng phi tuyến - Trang bị trạm thu vệ tinh chuyên dụng hiện đại, thu trực tiếp World Cup.

- Trong nước: Phủ sóng toàn lãnh thổ. Quốc tế: Phủ sóng VTV4 tại châu Á, châu Âu 8h/ngày.

2000

VTV4 phát toàn cầu qua 3 vệ tinh.

2001

- Chuẩn DVB-T được chọn làm chuẩn phát sóng số mặt đất của VTV.

- Thí điểm tự chủ tài chính.

- Chính thức thành lập cơ quan thường trú THVN tại Nga.

2002

Ra mắt kênh VTV5 phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số.

2003

- Truyền hình chủ nhà Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games 22).

- Thành lập Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Khoa học Kỹ thuật truyền hình.

2004

Khai trương dịch vụ truyền hình số vệ tinh DTH.

2005

- Cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng trên mạng DTH và Truyền hình Cáp.

- Tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 42 Hiệp hội các tổ chức phát thanh và truyền hình châu Á.

- Thái Bình Dương (ABU) lần đầu tiên.

2006

Hơn 639.000 giờ phát sóng trên các kênh quảng bá.

2007

VTV6 phát thử nghiệm trên hệ thống truyền hình Cáp Việt Nam.

2008

- Bắt đầu mua bản quyền các sự kiện thể thao lớn như EURO 2008, AFF Cup 2008.

- VTV1 nâng tổng số bản tin lên 12 bản tin, 22 chuyên mục.

- Thành lập Trung tâm dịch vụ công nghệ truyền hình.

2009

- Chính thức phát quảng bá VTV6.

- Truyền hình số vệ tinh K+ ra mắt tháng 6/2009, là Liên doanh giữa Trung tâm KTTH cáp và Công ty Canal Oversea.

- Phát thử nghiệm TV Mobile ở Hà Nội, hoàn thiện thủ tục cấp phép phát sóng truyền hình số di động T-DMB trên toàn quốc.

- Thành lập cơ quan thường trú THVN tại Mỹ.

2010

Tăng tổng số giờ phát lên gần 900 ngàn giờ phát sóng mặt đất, gần 9000 giờ phát sóng vệ tinh.

2011

- Chính thức phát VTV1 24/24.

- Lựa chọn tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T2.

- Khánh thành trụ sở mới, hiện đại và đồng bộ.

2012

- Thành lập cơ quan thường trú THVN tại Bỉ, Trung Quốc.

- VTV2 phát sóng 24/24.

- Đưa vào sử dụng Trạm truyền dẫn vệ tinh băng C mới tại Hà Nội, đảm bảo truyền dẫn vệ tinh theo tiêu chuẩn DVB-S2, mã hóa MPEG-4.

- Số hoá tư liệu hình ảnh.

2013

- Khai trương cơ quan thường trú tại Nhật Bản và Singapore.

2022

Ngày 8/9/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký Nghị định số 60/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam.

Nguồn: VTV