Bài cồng chiêng mừng lúa mới dân tộc Jơ Rai (Ảnh Sỹ Huynh)

Đắk Lắk là một vùng đất của văn hóa, sử thi và âm nhạc.

Đắk Lắk là vùng đất nổi tiếng với các lễ hội và nghề truyền thống đặc trưng của các dân tộc bản địa, như lễ hội cồng chiêng, đàn đá, nghề dệt thổ cẩm..., là nơi sinh sống của 49 dân tộc anh em với các sắc thái văn hóa đặc sắc. Sự đa dạng này đã góp phần tạo nên bức tranh văn hóa phong phú với những mảng màu đa sắc.

Đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk đã góp phần hình thành nên 3 hệ thống văn hóa chính thống, đó là văn hóa của các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên; văn hóa của các dân tộc thiểu số phía Bắc; văn hóa của người Kinh, mang đậm sắc thái 3 miền Bắc, Trung, Nam. Dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk sở hữu vốn văn hóa truyền thống độc đáo như: Văn hóa mẫu hệ; văn hóa nhà dài (Ê đê) và nhà trệt (M’nông); văn hóa cồng chiêng; văn hóa nghi lễ - lễ hội; văn hóa sử thi; văn hóa thổ cẩm; văn hóa ứng xử…