HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG VÀ CƯƠNG LĨNH ĐẦU TIÊN

      Nhân vật liên quan

      • Chủ tịch Đảng (2/1951 - 9/1969); Tổng Bí thư (10/1956 - 9/1960)Hồ Chí Minh
      • Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời (2/1930)Trịnh Đình Cửu
      • Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ (5/1930); Hội trưởng lâm thời Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ (7/1929)Nguyễn Đức Cảnh

…“VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG LÀ MỘT BƯỚC NGOẶT VÔ CÙNG QUAN TRỌNG TRONG LỊCH SỬ CÁCH MẠNG VIỆT NAM TA. NÓ CHỨNG TỎ RẰNG GIAI CẤP VÔ SẢN TA ĐÃ TRƯỞNG THÀNH VÀ ĐỦ SỨC LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG”…

(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 10, tr.8)

Từ ngày 6/1 đến 7/2/1930, tại Cửu Long, gần Hương Cảng với uy tín chính trị và với tư cách đại diện cho Quốc tế Cộng sản, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng); Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm (đại biểu An Nam Cộng sản Đảng) dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Những người tham gia Hội nghị thành lập Đảng tại Hương Cảng (6/1 đến 7/2/1930)

Sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, từ nước ngoài, ngày 18/2/1930, Nguyễn Ái Quốc viết lời kêu gọi đồng bào trong nước gia nhập Đảng, giúp đỡ Đảng và đi theo Đảng để “Đánh đổ đế quốc Pháp, chủ nghĩa phong kiến và giai cấp tư sản phản cách mạng Việt Nam. Làm cho Đông Dương được hoàn toàn độc lập”.

Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (trích đoạn). Bút tích bản tiếng Anh
Bút tích trang cuối báo cáo của Nguyễn Ái Quốc về việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam gửi Quốc tế Cộng sản (18/2/1930)

Từ ngày 14 đến 31/10/1930, Ban Chấp hành Trung ương Đảng lâm thời họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) do đồng chí Trần Phú chủ trì. Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương và thông qua bản Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Trần Phú soạn thảo; Nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng và các văn kiện chính trị khác. Hội nghị bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức của Đảng gồm 7 ủy viên, do đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư.

Chánh cương vắn tắt của Đảng và Sách lược vắn tắt của Đảng, cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, năm 1930
Tổng Bí thư Trần Phú 1930 - 1931
Luận cương chính trị của Đảng do đồng chí Trần Phú soạn thảo và được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua tháng 10/1930