Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Điển

      Nhân vật liên quan

      • Ủy viên Bộ Chính trị khóa II, III, IV, V; Bí thư Trung ương Đảng khóa II; Thủ tướng Chính phủ (9/1955 - 7/1981); Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; (7/1981 - 6/1987)Phạm Văn Đồng
      • Tổng Bí thư của Đảng từ 6/1991 đến 12/1997Đỗ Mười
Hà Nội (TTXVN 3/1/2024) Ngày 11/1/1969, Thụy Điển là nước phương Tây đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 55 năm qua, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước không ngừng được vun đắp, củng cố và phát triển.
  • Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Olof Palme duyệt đội danh dự, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Thụy Điển từ ngày 8-11/4/1974. Ảnh: Văn Bảo - TTXVN

  • Thủ tướng Phạm Văn Đồng hội đàm với Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme, sáng 9/4/1974, tại Phủ Thủ tướng ở thủ đô Stockholm, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Thụy Điển từ ngày 8-11/4/1974. Ảnh: Văn Bảo - TTXVN

  • Nhà vua Carl XVI Gustaf tiếp thân mật Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Thụy Điển, ngày 11/4/1974, tại Hoàng cung ở thủ đô Stockholm. Ảnh: Văn Bảo - TTXVN

  • Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp đoàn Nghị sĩ Quốc hội Thụy Điển do bà Anna Lisa Levin Elliatson dẫn đầu, thăm và làm việc tại Việt Nam, ngày 17/10/1975, tại Hà Nội. Ảnh: Kim Hùng - TTXVN

  • Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản cánh tả Thụy Điển, do đồng chí A.V. Marklund dẫn đầu, thăm Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), chiều 21/12/1976. Ảnh: Thu Hoài - TTXVN

  • Thứ trưởng Ngoại thương Đinh Phú Định và Trưởng đoàn kinh tế Chính phủ Vương quốc Thụy Điển ký Hiệp định và văn kiện viện trợ cho Việt Nam phát triển kinh tế giai đoạn 1987-1989. Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN

  • Công trình Bệnh viện Nhi Thụy Điển (nay bệnh viện Nhi Trung ương) trong giai đoạn hoàn thành - là một trong hai bệnh viện lớn do Chính phủ Thụy Điển giúp Việt nam xây dựng (1979). Ảnh: Nguyễn Tấn - TTXVN

  • Công trình Bệnh viện Nhi Thụy Điển (nay bệnh viện Nhi Trung ương) - là một trong hai bệnh viện lớn do Chính phủ Thụy Điển giúp Việt nam xây dựng (1981). Ảnh: Nguyễn Tấn - TTXVN

  • Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí là công trình do nhân dân và Chính phủ Thụy Điển giúp đỡ xây dựng, được đưa vào sử dụng từ năm 1981.Ảnh: Thu Hoài - TTXVN

  • Cách đây hơn 40 năm, với sự giúp đỡ của Chính phủ và nhân dân Thụy Điển, công trình Nhà máy giấy Vĩnh Phú (nay là nhà máy giấy Bãi Bằng) và vùng nguyên liệu giấy được hình thành, mở ra sự phát triển về ngành công nghiệp giấy và trồng rừng ở các tỉnh phía Bắc (1982). Ảnh: Long Sơn - TTXVN

  • Ngày 26/11/1982, tại huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười cùng Bộ trưởng Công nghiệp Thụy Điển cắt băng khánh thành nhà máy giấy Vĩnh Phú. Công trình do chính phủ Thụy Điện giúp Việt Nam xây dựng. Ảnh: Văn Sắc - TTXVN