Thắng lợi to lớn của quân và dân ta trên các chiến trường năm 1972, đặc biệt là thất bại nặng nề của đế quốc Mỹ trong chiến dịch tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B.52 trong 12 ngày đêm vào Hà Nội, Hải Phòng và một số khu vực trên miền Bắc đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc chính quyền Mỹ phải ký kết hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Ngày 23/01/1973, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Xuân Thủy và Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger gặp nhau tại trung tâm các hội nghị quốc tế Kléber để trao đổi và đạt được thỏa thuận về số tiền Mỹ đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh là 3 tỷ 250 triệu USD và ngày 30/01/1973, Tổng thống Richard Nixon sẽ gửi công hàm cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề này. Tiếp đó, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Cố vấn an ninh quốc gia Kissinger ký tắt Hiệp định và trao đổi bút ký cho nhau.
Lễ ký tắt Hiệp định Paris về Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber - Paris (23/01/1973)
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Xuân Thủy và các thành viên đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại buổi lễ ký kết (23/01/1973)
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Xuân Thủy và Cố vấn an ninh quốc gia Kissinger trước các nhà báo bên ngoài Trung tâm các Hội nghị quốc tế ở Kléber sau khi ký tắt Hiệp định Paris về Việt Nam (23/01/1973)
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ họp báo, giới thiệu nội dung Hiệp định Paris về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vừa được ký tắt (24/01/1973)
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Cố vấn an ninh quốc gia Kissinger bắt tay nhau sau lễ ký tắt Hiệp định Paris về Việt Nam (23/01/1973)