[Photo] 15 năm gia nhập WTO: mở cánh cửa để kinh tế Việt Nam vươn ra biển lớn (11/2021)
Ngày 7/11/2006, Lễ kết nạp Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) diễn ra tại trụ sở WTO ở Geneva (Thụy Sĩ) và từ ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, mở ra cánh cửa lớn để đất nước hội nhập sâu rộng, tích cực với khu vực và thế giới.
Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Ký Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA), ngày 29/12/2020, tại London. Ảnh: TTXVN phát
Ngày 7/11/2006, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy ký Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam - bước tiến quan trọng trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Ký Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA), ngày 29/12/2020, tại London. Ảnh: TTXVN phát
Cùng với tham gia WTO từ năm 2007, việc thực thi các FTA đã góp phần thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng hơn 300%, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 350%. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU), ngày 29/5/2015, tại Kazakhstan. Ảnh: Đức Tám/TTXVN
Gia nhập WTO, Việt Nam đã từng bước mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ theo các thỏa thuận đa phương và song phương. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất sữa đóng hộp tại Nhà máy Nestlé Hưng Yên của Công ty TNHH Nestlé Việt Nam thuộc Tập đoàn Nestlé S.A (Thụy Sỹ). Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục, vượt 540 tỷ USD. Việt Nam có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Đáng chú ý, Việt Nam đã xuất siêu kỷ lục gần 20 tỷ USD. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh tại nhà máy của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (Khu Công nghiệp Yên Bình, Thái Nguyên). Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
Cán cân thương mại được cải thiện rõ nét. Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bằng xuất, nhập khẩu, thậm chí là xuất siêu. Trong ảnh: Công ty Cổ phần May mặc Bình Dương, tỉnh Bình Dương chuyên may các sản phẩm áo sơ mi, quần jeans, quần âu, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, châu Âu. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Thu nhập bình quân đầu người được cải thiện đáng kể. GDP bình quân đầu người tăng từ 730 USD năm 2006 lên 2.587 USD năm 2018, lên 2.786 USD năm 2020. Trong ảnh: Công ty TNHH NMS Việt Nam (vốn đầu tư của Nhật Bản) tại KCN Đồng Văn II (Hà Nam) tạo việc làm ổn định cho gần 1000 lao động. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu, mở rộng thị trường, đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất, nhập khẩu. Trong ảnh: Tàu chở container hang nhập khẩu cập cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh: Huỳnh Ngọc Sơn/TTXVN
Năm 2021, WIPO công bố thứ hạng của Việt Nam là 44 và công bố khoảng tin cậy của thứ hạng này trong khoảng 42 đến 47. Trong ảnh: Lắp đặt máy đào hầm TBM xuống ga ngầm S9 - Kim Mã, của dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Nhờ gia nhập WTO và tham gia các FTA, thị trường xuất khẩu của Việt Nam được mở rộng và đa dạng hóa. Trong ảnh: Xuất khẩu lô hàng thiết bị trao đổi nhiệt của Công ty Công nghiệp nặng Doosan Vina (Hàn Quốc) sang Saudi Arabia, tại cảng Dung Quất, Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), tháng 9/2012. Ảnh: Thanh Long/TTXVN
Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp với những mối quan hệ đan xen về lợi ích, việc giải quyết hàng loạt thách thức đặt ra chính là chìa khóa để Việt Nam tạo đà, tiếp tục đưa con tàu kinh tế vươn ra biển lớn. Trong ảnh: Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp nhiều vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
- Từ khóa:
- WTO
- Việt Nam - WTO