[Photo] 35 năm Đổi mới: Đưa hạt gạo Việt Nam vươn xa, vươn cao
Hà Nội (TTXVN 27/12/2021) Từ một nước thiếu ăn rồi tự túc lương thực, sau 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã trở thành quốc gia đảm bảo an ninh lương thực, cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới. Vị thế hạt gạo Việt Nam đã tăng lên rõ rệt nhờ sự đổi mới tư duy mạnh mẽ, từ tư duy địa phương sang tư duy toàn cầu, tư duy ngắn hạn sang tư duy dài hạn và phát triển bền vững với những chính sách mới nhằm tái cơ cấu ngành lúa gạo, để hạt gạo Việt Nam không ngừng vươn xa, vươn cao.
Nông dân tỉnh Đồng Tháp chăm sóc lúa vụ Đông xuân 2018-2019. (Ảnh: Nguyễn Văn Trí/TTXVN)
Nông dân xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) phơi thóc mới thu hoạch vụ Đông Xuân 2008-2009. (Ảnh: Trần Tuấn/TTXVN)
Bốc xếp gạo xuất khẩu qua cảng Sài Gòn. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Nông dân tỉnh Đồng Tháp thu hoạch rộ vụ lúa Hè Thu 2021. (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)
Dây chuyền đóng bao gạo xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Tập đoàn Lộc Trời - doanh nghiệp tiên phong xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo của VIệt Nam, hiện có 5 nhà máy lương thực với công suất 200.000 tấn/năm. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Tập đoàn Lộc Trời là đơn vị đầu tiên trên thế giới đạt 100 điểm tuyệt đối theo mô hình canh tác lúa bền vững (SRP) trên diện tích trên 100ha chỉ với 14 nông dân. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Bốc xếp gạo xuất khẩu của Tổng công ty Lương thực miền Nam-CTCP (Vinafood 2) tại cảng Sài Gòn. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Kho gạo xuất khẩu của Công ty Lương thực Long An, thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam-CTCP (Vinafood 2). (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Muốn tận dụng được tốt nhất lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đòi hỏi ngành lúa gạo phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các quốc gia nhập khẩu. (Ảnh: Chanh Đa/TTXVN)
Đóng bao gạo xuất khẩu tại nhà máy của Công ty TNHH Một thành viên Lương thực Thoại Sơn (Tập đoàn Lộc Trời). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Vùng sản xuất lúa chất lượng cao, đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường EU theo Hiệp định EVFTA của Tập Đoàn Lộc Trời ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Nông dân huyện Vị Thủy (Hậu Giang) thu hoạch lúa trên cánh đồng mẫu lớn và được thương lái thu mua tại ruộng. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN)
Thu hoạch lúa sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế SRP ở hợp tác xã nông nghiệp Kênh 5B, xã Tân An, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang). (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Nông dân huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang phơi khô lúa sau thu hoạch để bán cho thương lái. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN)
Đóng bao gạo xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Lương thực Tiền Giang, thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam-CTCP (Vinafood 2). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang và Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (Tập đoàn Lộc Trời) ký Thỏa thuận hợp tác thực hiện Đề án Xây dựng thương hiệu gạo An Giang, Chương trình phát triển Hợp tác xã kiểu mới gắn xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo, lúa nếp… tại tỉnh An Giang. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Dây chuyền chế biến gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Cà Mau. (Ảnh: Kim Há/TTXVN)
Vận chuyển gạo xuất khẩu tại nhà máy chế biến gạo của Công ty TNHH MTV Lương thực Thoại Sơn, thuộc Tập đoàn Lộc Trời - doanh nghiệp dẫn đầu cả nước trong xuất khẩu gạo sang thị trường EU theo Hiệp định EVFTA. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Thương lái đến thu mua lúa vừa thu hoạch ở huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng). (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)
Nông dân xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) tập trung lúa vừa thu hoạch để bán cho thương lái. (Ảnh: Nguyễn Văn Trí/TTXVN)
Tập đoàn Lộc Trời là doanh nghiệp tiên phong xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Giống lúa mới lấy tên Mắt rồng (SR20), do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam lai tạo thành công, vừa giữ được nhiều ưu điểm của giống lúa màu cổ truyền vừa có giá trị phổ biến cao. (Ảnh: Xuân Anh/TTXVN)
Đóng gói gạo xuất khẩu theo đơn đặt hàng tại nhà máy chế biến lương thực Long An, thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam-CTCP (Vinafood 2). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Vận chuyển gạo xuất khẩu tại nhà máy chế biến Tân Thạnh thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam-CTCP (Vinafood 2). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Nông dân tỉnh An Giang chăm sóc lúa trên cánh đồng mẫu lớn. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Bốc xếp gạo xuất khẩu của Công ty Lương thực Long An (Tổng công ty Lương thực miền Nam). (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Nông dân huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phơi thóc mới thu hoạch. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Nông dân huyện Thạnh Hóa (Long An) vận chuyển thóc vừa thu hoạch. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Gạo ST24 do nhóm nhà khoa học của Sóc Trăng, đứng đầu là kỹ sư Hồ Quang Cua lai tạo, phát triển đã được công nhận là “Gạo ngon nhất thế giới 2019”. Đây là giống lúa cao sản có thể trồng 2 đến 3 vụ/năm. Gạo có hạt dài trắng, dẻo, có mùi thơm dứa được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)
Nghiên cứu giống lúa của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời tại Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Nông dân xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đóng bao thóc mới thu hoạch vụ Đông-Xuân sớm. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Đánh giá đặc tính và phẩm chất của các bộ giống lúa chịu mặn tại Bến Tre. (Ảnh: Công Trí/TTXVN)
Kho gạo dự trữ xuất khẩu của Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh (Tổng Công ty Lương thực miền Nam). (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Kho gạo xuất khẩu của Công ty Lương thực Hồ Chí Minh (Tổng công ty Lương thực miền Nam). (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
- Từ khóa:
- thành tựu kinh tế
- 35 năm đổi mới