65 năm hành trình giữ biển, đảo của Hải quân nhân dân Việt Nam
Hà Nội (TTXVN 06/05/2020) Ngày 7-5 là Ngày Truyền thống của lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam. Được thành lập vào năm 1955, với tên gọi là Cục Phòng thủ bờ bể, chỉ với 141 cán bộ chiến sĩ và 2 thủy đội nhỏ, ngày nay, Hải quân Nhân dân Việt Nam được xác định là một trong những lực lượng quy mô, được xây dựng theo hướng chính quy, hiện đại, nhằm đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. 65 năm qua là một hành trình dài đầy thử thách, đặc biệt với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, để đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ vùng biển và bờ biển, ngày 7-5-1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định 284/NĐ-A thành lập Cục Phòng thủ Bờ biển trực thuộc Bộ Quốc phòng - tiền thân của Hải quân nhân dân Việt Nam ngày nay. Đến ngày 24-1-1959, Bộ Quốc phòng ra Nghị định 320/NĐ thành lập Cục Hải quân trên cơ sở Cục Phòng thủ Bờ biển, với nhiệm vụ tham mưu cho bộ xây dựng, chỉ huy lực lượng, quản lý quân cảng, bảo vệ hải phận miền Bắc. Đây là bước chuyển quan trọng từ nhiệm vụ nghiên cứu sang chỉ huy, chỉ đạo mọi hoạt động xây dựng, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của Hải quân nhân dân Việt Nam. Tiếp đó, ngày 3-1-1964, Bộ Quốc phòng ra Quyết định 01/QP thành lập Bộ tư lệnh Hải quân trên cơ sở Cục Hải quân. Đến đây, Hải quân đã trở thành một quân chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh dấu bước phát triển quan trọng về quy mô tổ chức, sức mạnh chiến đấu và là lực lượng nòng cốt trên chiến trường sông, biển.
Sau gần 10 năm xây dựng, tuy lực lượng vẫn còn non trẻ, vũ khí kỹ thuật hạn chế, nhưng với ý chí sắt đá và quyết tâm đánh giặc, Hải quân nhân dân Việt Nam đã cùng với quân và dân miền Bắc chiến đấu anh dũng, lập nên chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5 tháng 8-1964, đánh đuổi tàu khu trục Ma đốc ra khỏi vùng biển nước ta, bắn rơi 8 máy bay, bắt sống giặc lái Mỹ đầu tiên trên miền Bắc.
Chiến thắng ngày 2 và 5-8-1964 chính là chiến thắng mở đầu trang sử hào hùng của Hải quân nhân dân Việt Nam, góp phần cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta ở miền Bắc và đồng bào miền Nam thi đua đánh giặc lập công, quyết tâm giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Chiến thắng còn tạo được tiếng vang lớn trên thế giới về dân tộc Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng đã hạ gục được uy thế của “không lực Hoa Kỳ” ngay từ trận đầu, đem lại niềm tin và niềm phấn khởi cho hàng triệu người đang đấu tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ trên thế giới.
Sau chiến thắng trận đầu, lực lượng Hải quân liên tục lập nhiều chiến công vang dội, góp phần xứng đáng vào thành tích vẻ vang của Quân đội ta. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bộ đội Hải quân đã đánh trên 700 trận, bắn rơi trên 100 máy bay, bắn chìm và bắn bị thương nhiều tàu, thuyền địch, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Đồng thời, Hải quân nhân dân Việt Nam đã nêu cao ý chí quyết tâm “Đánh địch mà đi, mở luồng mà tiến”, làm nòng cốt phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng vũ trang, các bộ, ngành, địa phương đánh bại chiến tranh phong tỏa sông, biển miền Bắc, mở tuyến, thông luồng, nối lại tuyến vận tải đường biển chiến lược chi viện miền Nam.
Đặc biệt, thực hiện nhiệm vụ chi viện chiến trường miền Nam, trong những năm 1961-1975, Hải quân nhân dân Việt Nam đã mở thành công đường Hồ Chí Minh trên biển. Đây là một nhiệm vụ to lớn nhưng vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Nhưng với quyết tâm cao độ, Hải quân nhân dân Việt Nam đã sáng tạo ra nhiều phương thức vận chuyển táo bạo, hình thành nhiều tuyến, bến bãi dọc ven biển miền Nam, đến tận cùng đất nước và sát cửa ngõ Sài Gòn, mưu trí vượt qua các phòng tuyến bao vây, phong tỏa của địch, vận chuyển hàng trăm nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn dược, thuốc men, hàng chục nghìn lượt người đến những chiến trường khó khăn nhất, nơi mà đường Hồ Chí Minh trên bộ không vươn tới được. Đường Hồ Chí Minh trên biển đã trở thành con đường huyền thoại, một sáng tạo độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Trên chiến trường miền Nam, Hải quân nhân dân Việt Nam đã sáng tạo ra cách đánh đặc công nước hết sức độc đáo, táo bạo trên chiến trường sông, biển, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, góp phần cùng các lực lượng trên khắp chiến trường miền Nam đánh chìm, đánh hỏng hàng nghìn tàu, thuyền địch, đánh sập hàng trăm cầu cống... Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Hải quân huy động cao nhất tàu, thuyền để đưa gần 4.000 cán bộ, chiến sĩ đi chiến đấu; phối hợp cùng Quân khu 5 thần tốc, táo bạo, bất ngờ tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa và các đảo ven biển miền Trung, vùng biển Tây Nam, góp phần vào thắng lợi trọn vẹn, vĩ đại của dân tộc.
Từ những đơn vị thô sơ những ngày đầu thành lập, lực lượng Hải quân đã vượt qua vô vàn khó khăn, gian khổ, đi đến thắng lợi cuối cùng của cuộc hành trình vĩ đại giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, đối mặt với biết bao thử thách, khắc nghiệt, nhất là trước những diễn biến hết sức phức tạp trên biển, cán bộ, chiến sỹ Hải quân vẫn vững vàng nơi tiền tiêu sóng gió, nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng có chủ trương đúng đắn trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển. Lực lượng Hải quân đã xử lý có hiệu quả các tình huống; bảo vệ và hỗ trợ các hoạt động kinh tế biển; thực hiện tốt nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn; tiên phong tạo cơ sở mọi mặt cho sự phát triển kinh tế-xã hội trên các vùng biển đảo, nhất là các vùng biển, đảo xa bờ; phối hợp cùng các lực lượng từng bước xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trên biển, giữ vững chủ quyền quốc gia và tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước.
Chiến thắng ngày 2 và 5-8-1964 chính là chiến thắng mở đầu trang sử hào hùng của Hải quân nhân dân Việt Nam, góp phần cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta ở miền Bắc và đồng bào miền Nam thi đua đánh giặc lập công, quyết tâm giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Chiến thắng còn tạo được tiếng vang lớn trên thế giới về dân tộc Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng đã hạ gục được uy thế của “không lực Hoa Kỳ” ngay từ trận đầu, đem lại niềm tin và niềm phấn khởi cho hàng triệu người đang đấu tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ trên thế giới.
Sau chiến thắng trận đầu, lực lượng Hải quân liên tục lập nhiều chiến công vang dội, góp phần xứng đáng vào thành tích vẻ vang của Quân đội ta. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bộ đội Hải quân đã đánh trên 700 trận, bắn rơi trên 100 máy bay, bắn chìm và bắn bị thương nhiều tàu, thuyền địch, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Đồng thời, Hải quân nhân dân Việt Nam đã nêu cao ý chí quyết tâm “Đánh địch mà đi, mở luồng mà tiến”, làm nòng cốt phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng vũ trang, các bộ, ngành, địa phương đánh bại chiến tranh phong tỏa sông, biển miền Bắc, mở tuyến, thông luồng, nối lại tuyến vận tải đường biển chiến lược chi viện miền Nam.
Đặc biệt, thực hiện nhiệm vụ chi viện chiến trường miền Nam, trong những năm 1961-1975, Hải quân nhân dân Việt Nam đã mở thành công đường Hồ Chí Minh trên biển. Đây là một nhiệm vụ to lớn nhưng vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Nhưng với quyết tâm cao độ, Hải quân nhân dân Việt Nam đã sáng tạo ra nhiều phương thức vận chuyển táo bạo, hình thành nhiều tuyến, bến bãi dọc ven biển miền Nam, đến tận cùng đất nước và sát cửa ngõ Sài Gòn, mưu trí vượt qua các phòng tuyến bao vây, phong tỏa của địch, vận chuyển hàng trăm nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn dược, thuốc men, hàng chục nghìn lượt người đến những chiến trường khó khăn nhất, nơi mà đường Hồ Chí Minh trên bộ không vươn tới được. Đường Hồ Chí Minh trên biển đã trở thành con đường huyền thoại, một sáng tạo độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Trên chiến trường miền Nam, Hải quân nhân dân Việt Nam đã sáng tạo ra cách đánh đặc công nước hết sức độc đáo, táo bạo trên chiến trường sông, biển, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, góp phần cùng các lực lượng trên khắp chiến trường miền Nam đánh chìm, đánh hỏng hàng nghìn tàu, thuyền địch, đánh sập hàng trăm cầu cống... Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Hải quân huy động cao nhất tàu, thuyền để đưa gần 4.000 cán bộ, chiến sĩ đi chiến đấu; phối hợp cùng Quân khu 5 thần tốc, táo bạo, bất ngờ tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa và các đảo ven biển miền Trung, vùng biển Tây Nam, góp phần vào thắng lợi trọn vẹn, vĩ đại của dân tộc.
Từ những đơn vị thô sơ những ngày đầu thành lập, lực lượng Hải quân đã vượt qua vô vàn khó khăn, gian khổ, đi đến thắng lợi cuối cùng của cuộc hành trình vĩ đại giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, đối mặt với biết bao thử thách, khắc nghiệt, nhất là trước những diễn biến hết sức phức tạp trên biển, cán bộ, chiến sỹ Hải quân vẫn vững vàng nơi tiền tiêu sóng gió, nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng có chủ trương đúng đắn trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển. Lực lượng Hải quân đã xử lý có hiệu quả các tình huống; bảo vệ và hỗ trợ các hoạt động kinh tế biển; thực hiện tốt nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn; tiên phong tạo cơ sở mọi mặt cho sự phát triển kinh tế-xã hội trên các vùng biển đảo, nhất là các vùng biển, đảo xa bờ; phối hợp cùng các lực lượng từng bước xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trên biển, giữ vững chủ quyền quốc gia và tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước.
Trên quần đảo Trường Sa hôm nay, các thế hệ chiến sĩ hải quân vẫn hàng ngày đối mặt với khó khăn, sóng gió, nhiều khẩu hiệu đã trở thành mệnh lệnh không lời. Để lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió mỗi sớm mai, trên những điểm đảo xa xôi nhất là ý chí của từng người lính và quyết tâm của cả dân tộc. Là chiến sĩ hải quân, ai cũng nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời: "Ngày trước ta chỉ có đêm rừng, ngày nay ta đã có trời và biển".
65 năm qua, lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc và đặc biệt xuất sắc các nhiệm vụ, nổi bật là chủ động tham mưu chính xác cho cấp trên về biện pháp xử lý các vấn đề nhạy cảm xảy ra trên biển; sáng tạo, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ huy điều hành, xử lý đúng, nhanh nhạy các tình huống phức tạp. Hải quân đã thực sự là lực lượng nòng cốt trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; đồng thời góp phần tích cực trong việc giữ vững ổn định chính trị và tinh thần chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đối với cán bộ, chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam./.
Minh Duyên (tổng hợp)
65 năm qua, lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc và đặc biệt xuất sắc các nhiệm vụ, nổi bật là chủ động tham mưu chính xác cho cấp trên về biện pháp xử lý các vấn đề nhạy cảm xảy ra trên biển; sáng tạo, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ huy điều hành, xử lý đúng, nhanh nhạy các tình huống phức tạp. Hải quân đã thực sự là lực lượng nòng cốt trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; đồng thời góp phần tích cực trong việc giữ vững ổn định chính trị và tinh thần chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đối với cán bộ, chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam./.
Minh Duyên (tổng hợp)