Họa sĩ

Bùi Trang Chước

  • Họ và tên: Nguyễn Văn Chước
  • Ngày sinh: 21/5/1915
  • Ngày mất: 27/2/1992
  • Quê quán: làng Phú Xá, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ), thành phố Hà Nội
  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất (1988)

    - Huân chương Lao động hạng Nhì, Ba

    - Huân chương Isala của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (1982)

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (2022)

  • Cuộc đời sự nghiệp:

    - 1936: Học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương

    - 1941: Tốt nghiệp loại xuất sắc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và được cử về giảng dạy tại trường Kiến trúc Đà Lạt

    - 1942: Là người Việt Nam và cũng là người Đông Dương đầu tiên vẽ tem thư. Hơn 40 bộ tem của ông vẽ về lãnh tụ, về anh hùng dân tộc, về đấu tranh cách mạng, về xây dựng đất nước… như "Chân dung Hồ Chủ tịch và bản đồ Việt Nam" (1951), "Chiến thắng Điện Biên Phủ" (1954), "Mạc Thị Bưởi" (1956)… đều là những bộ tem có giá trị thẩm mỹ cao, được vẽ công phu, tỉ mỉ, đạt đến trình độ "bậc thầy" của ngành đồ họa, trong đó bộ tem vẽ chân dung anh hùng Mạc Thị Bưởi được giới sưu tập tem ghi nhận là bộ tem Việt Nam có giá bán đắt nhất…

    - 8/1945: Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, cùng gia đình chuyển ra Hà Nội và giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Hà Nội

    - 1946: Toàn quốc kháng chiến, ông lên Việt Bắc theo cách mạng, giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Liên khu Việt Bắc

    - 1951-1952: Được phân công vẽ giấy bạc ở Nhà in Ngân hàng

    - 1953: Bộ Tài chính biệt phái sang Ban Pháp chế Phủ Thủ tướng làm nhiệm vụ thiết kế mẫu bằng khen, huân, huy chương… cho Chính phủ.

    - 1953-1955: Ông đã có112 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo, bản vẽ chì chi tiết về mẫu Quốc huy Việt Nam gửi dự thi Cuộc thi sáng tác mẫu “Quốc huy” nước Việt NamDân chủ Cộng hòa do Bộ Ngoại giao phát động từ ngày 8/6/1951. Các mẫu vẽ Quốc huy có đủ loại hình vẽ, từ hình dáng bầu dục đứng hoặc ngang, hình tròn… vẽ chì, vẽ màu, phác thảo hoặc hoàn thiện… Rất nhiều chi tiết, hình ảnh đặc trưng của Việt Nam đã được họa sĩ sử dụng từ bông lúa, con trâu, cái đe, cây tre, Đền Hùng, Gò Đống Đa, Khuê Văn Các, Chùa Một Cột…

    - 1954: Làm việc tại Nhà in Ngân hàng, đồng thời là giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, và là một chuyên gia vẽ tiền tại Vụ Phát hành thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    - 10/1954: 15 mẫu Quốc huy Việt Nam của ông được Ban Mỹ thuật - ngành văn nghệ Trung ương lựa chọn trình Chính phủ.

    - 9/1955: Mẫu Quốc huy Việt Nam của ông có hình tròn cổ truyền giản dị, giữa có ngôi sao vàng của Quốc kỳ, hai bên xung quanh là những bông lúa rủ xuống vào trong ôm lấy bánh xe, phía dưới là dải lụa có dòng chữ “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, hai đầu dải lụa quấn lên các bông lúa, mỗi bên 2 đoạn. Về màu sắc, riêng nền bên trong Quốc huy và giải lụa là màu đỏ, còn các hoạ tiết khác như các bông lúa, ngôi sao và bánh xe đều là màu vàng … được Chính phủ chọn trình lên kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa I phê duyệt sử dụng làm Quốc huy của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    - 14/1/1956: Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Sắc lệnh số 254-SL, về việc ban bố mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    - 1976: Nghỉ hưu.

    - 27/2/1992: Ông mất tại Hà Nội.

    - 2022: Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt 6) với các tác phẩm: thiết kế mẫu Quốc huy Việt Nam, thiết kế mẫu "Huân chương" - Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động và tác phẩm "Khu gang thép Thái Nguyên”.

  • Một số tác phẩm chính:

    - Thiết kế mẫu Quốc huy: 112 bản phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam (1953-1955)

    - Các tác phẩm về Hồ Chủ tịch: Mẫu Huy hiệu “Intercosmos” và chân dung “Hồ Chủ tịch”; mẫu huy hiệu Hồ Chí Minh, áp phích 100 năm ngày sinh nhật Bác Hồ, mẫu Huy hiệu Chủ tịch Hồ Chí Minh; mẫu Huy hiệu kỷ niệm 81 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; mẫu tem kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Hồ Chủ tịch; mẫu tiền có vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; mẫu vẽ thiết kế trang trí mặt tiền Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh...

    - Tem: Hơn 40 bộ tem về lãnh tụ, về anh hùng dân tộc, về đấu tranh cách mạng, về xây dựng đất nước, phong cảnh đất nước… như : Bộ tem chân dung “Toàn Quyền Paul Doumer” (1944); chân dung “Doudart de Lagré e (1945); chân dung “Hoàng hậu Nam Phương” (1946); chân dung “Hoàng thân Norodom Sihanouk” (1946); chân dung “Alexamdre Yersin” (1946); chân dung “Hồ Chủ tịch" và "Bản đồ Việt Nam" (1951); Bộ tem “Chiến thắng Điện Biên Phủ” (1954); Bộ tem chân dung “ Mạc Thị Bưởi” (1956); “Chùa Một Cột” (1957); “Thương binh Việt Nam” (1958); Bộ tem “Lăng Hùng Vương” (1960)

    - Thiết kế mẫu tiền: "Một đồng", "Năm mươi đồng", "Năm hào"...

    - Thiết kế biểu trưng: Tổng Công đoàn (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam); Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7; Xưởng Phim Việt Nam

    - Thiết kế mẫu Bằng khen; Huân chương, Huy chương: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, Huận chương Chiến công…; Huy chương

    - Tác phẩm hội họa: Những tác phẩm hội họa bằng chất liệu sơn khắc như: chùa Thầy, Khu gang thép Thái Nguyên, Thủy điện Thác Bà, thủy điện Hòa Bình, vịnh Hạ Long, cố đô Huế...

  • Thông tin thêm:

    - 5/12/2018: Tại kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV đã thông qua Nghị quyết, về việc đặt tên họa sỹ Bùi Trang Chước, tác giả Quốc huy Việt Nam cho một con phố ở Hà Nội, tại chính nơi chôn nhau cắt rốn của ông - thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

    - 25/12/2021: Bộ sưu tập bản phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam của họa sĩ Bùi Trang Chước, được công nhận là bảo vật quốc gia.

    - 12/5/2023: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) tổ chức Lễ tiếp nhận bức tranh vẽ bằng bột màu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều kỷ vật như: phác thảo bằng bút chì chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các mẫu huy hiệu, tem thư, tiền và thiết kế trang trí mặt trước Lăng của họa sĩ Bùi Trang Chước do gia đình họa sĩ Bùi Trang Chước trao tặng.

    - Họa sĩ Bùi Trang Chước cũng được Trung tâm tiểu sử quốc tế Cambridge của Liên hiệp Vương quốc Anh vinh danh vì sự nghiệp cống hiến của ông trong hội họa; có tên trong danh sách “Danh nhân quốc tế” của tổ chức Who’s Who (Ai là Ai) xuất bản lần thứ 13 (năm 1999) và trong danh sách “Những người xuất chúng vì quốc tế” xuất bản lần thứ 7 (năm 1998).

Họa sĩ

Bùi Trang Chước

  • Họ và tên: Nguyễn Văn Chước
  • Ngày sinh: 21/5/1915
  • Ngày mất: 27/2/1992
  • Quê quán: làng Phú Xá, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ), thành phố Hà Nội
  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất (1988)

    - Huân chương Lao động hạng Nhì, Ba

    - Huân chương Isala của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (1982)

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (2022)

  • Cuộc đời sự nghiệp:

    - 1936: Học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương

    - 1941: Tốt nghiệp loại xuất sắc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và được cử về giảng dạy tại trường Kiến trúc Đà Lạt

    - 1942: Là người Việt Nam và cũng là người Đông Dương đầu tiên vẽ tem thư. Hơn 40 bộ tem của ông vẽ về lãnh tụ, về anh hùng dân tộc, về đấu tranh cách mạng, về xây dựng đất nước… như "Chân dung Hồ Chủ tịch và bản đồ Việt Nam" (1951), "Chiến thắng Điện Biên Phủ" (1954), "Mạc Thị Bưởi" (1956)… đều là những bộ tem có giá trị thẩm mỹ cao, được vẽ công phu, tỉ mỉ, đạt đến trình độ "bậc thầy" của ngành đồ họa, trong đó bộ tem vẽ chân dung anh hùng Mạc Thị Bưởi được giới sưu tập tem ghi nhận là bộ tem Việt Nam có giá bán đắt nhất…

    - 8/1945: Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, cùng gia đình chuyển ra Hà Nội và giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Hà Nội

    - 1946: Toàn quốc kháng chiến, ông lên Việt Bắc theo cách mạng, giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Liên khu Việt Bắc

    - 1951-1952: Được phân công vẽ giấy bạc ở Nhà in Ngân hàng

    - 1953: Bộ Tài chính biệt phái sang Ban Pháp chế Phủ Thủ tướng làm nhiệm vụ thiết kế mẫu bằng khen, huân, huy chương… cho Chính phủ.

    - 1953-1955: Ông đã có112 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo, bản vẽ chì chi tiết về mẫu Quốc huy Việt Nam gửi dự thi Cuộc thi sáng tác mẫu “Quốc huy” nước Việt NamDân chủ Cộng hòa do Bộ Ngoại giao phát động từ ngày 8/6/1951. Các mẫu vẽ Quốc huy có đủ loại hình vẽ, từ hình dáng bầu dục đứng hoặc ngang, hình tròn… vẽ chì, vẽ màu, phác thảo hoặc hoàn thiện… Rất nhiều chi tiết, hình ảnh đặc trưng của Việt Nam đã được họa sĩ sử dụng từ bông lúa, con trâu, cái đe, cây tre, Đền Hùng, Gò Đống Đa, Khuê Văn Các, Chùa Một Cột…

    - 1954: Làm việc tại Nhà in Ngân hàng, đồng thời là giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, và là một chuyên gia vẽ tiền tại Vụ Phát hành thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    - 10/1954: 15 mẫu Quốc huy Việt Nam của ông được Ban Mỹ thuật - ngành văn nghệ Trung ương lựa chọn trình Chính phủ.

    - 9/1955: Mẫu Quốc huy Việt Nam của ông có hình tròn cổ truyền giản dị, giữa có ngôi sao vàng của Quốc kỳ, hai bên xung quanh là những bông lúa rủ xuống vào trong ôm lấy bánh xe, phía dưới là dải lụa có dòng chữ “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, hai đầu dải lụa quấn lên các bông lúa, mỗi bên 2 đoạn. Về màu sắc, riêng nền bên trong Quốc huy và giải lụa là màu đỏ, còn các hoạ tiết khác như các bông lúa, ngôi sao và bánh xe đều là màu vàng … được Chính phủ chọn trình lên kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa I phê duyệt sử dụng làm Quốc huy của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    - 14/1/1956: Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Sắc lệnh số 254-SL, về việc ban bố mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    - 1976: Nghỉ hưu.

    - 27/2/1992: Ông mất tại Hà Nội.

    - 2022: Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt 6) với các tác phẩm: thiết kế mẫu Quốc huy Việt Nam, thiết kế mẫu "Huân chương" - Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động và tác phẩm "Khu gang thép Thái Nguyên”.

  • Một số tác phẩm chính:

    - Thiết kế mẫu Quốc huy: 112 bản phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam (1953-1955)

    - Các tác phẩm về Hồ Chủ tịch: Mẫu Huy hiệu “Intercosmos” và chân dung “Hồ Chủ tịch”; mẫu huy hiệu Hồ Chí Minh, áp phích 100 năm ngày sinh nhật Bác Hồ, mẫu Huy hiệu Chủ tịch Hồ Chí Minh; mẫu Huy hiệu kỷ niệm 81 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; mẫu tem kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Hồ Chủ tịch; mẫu tiền có vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; mẫu vẽ thiết kế trang trí mặt tiền Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh...

    - Tem: Hơn 40 bộ tem về lãnh tụ, về anh hùng dân tộc, về đấu tranh cách mạng, về xây dựng đất nước, phong cảnh đất nước… như : Bộ tem chân dung “Toàn Quyền Paul Doumer” (1944); chân dung “Doudart de Lagré e (1945); chân dung “Hoàng hậu Nam Phương” (1946); chân dung “Hoàng thân Norodom Sihanouk” (1946); chân dung “Alexamdre Yersin” (1946); chân dung “Hồ Chủ tịch" và "Bản đồ Việt Nam" (1951); Bộ tem “Chiến thắng Điện Biên Phủ” (1954); Bộ tem chân dung “ Mạc Thị Bưởi” (1956); “Chùa Một Cột” (1957); “Thương binh Việt Nam” (1958); Bộ tem “Lăng Hùng Vương” (1960)

    - Thiết kế mẫu tiền: "Một đồng", "Năm mươi đồng", "Năm hào"...

    - Thiết kế biểu trưng: Tổng Công đoàn (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam); Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7; Xưởng Phim Việt Nam

    - Thiết kế mẫu Bằng khen; Huân chương, Huy chương: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, Huận chương Chiến công…; Huy chương

    - Tác phẩm hội họa: Những tác phẩm hội họa bằng chất liệu sơn khắc như: chùa Thầy, Khu gang thép Thái Nguyên, Thủy điện Thác Bà, thủy điện Hòa Bình, vịnh Hạ Long, cố đô Huế...

  • Thông tin thêm:

    - 5/12/2018: Tại kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV đã thông qua Nghị quyết, về việc đặt tên họa sỹ Bùi Trang Chước, tác giả Quốc huy Việt Nam cho một con phố ở Hà Nội, tại chính nơi chôn nhau cắt rốn của ông - thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

    - 25/12/2021: Bộ sưu tập bản phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam của họa sĩ Bùi Trang Chước, được công nhận là bảo vật quốc gia.

    - 12/5/2023: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) tổ chức Lễ tiếp nhận bức tranh vẽ bằng bột màu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều kỷ vật như: phác thảo bằng bút chì chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các mẫu huy hiệu, tem thư, tiền và thiết kế trang trí mặt trước Lăng của họa sĩ Bùi Trang Chước do gia đình họa sĩ Bùi Trang Chước trao tặng.

    - Họa sĩ Bùi Trang Chước cũng được Trung tâm tiểu sử quốc tế Cambridge của Liên hiệp Vương quốc Anh vinh danh vì sự nghiệp cống hiến của ông trong hội họa; có tên trong danh sách “Danh nhân quốc tế” của tổ chức Who’s Who (Ai là Ai) xuất bản lần thứ 13 (năm 1999) và trong danh sách “Những người xuất chúng vì quốc tế” xuất bản lần thứ 7 (năm 1998).


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa