Họa sĩ

Bùi Xuân Phái

  • Họ và tên: Bùi Xuân Phái
  • Ngày sinh: 1/9/1920
  • Ngày mất: 24/6/1988
  • Quê quán: Hà Nội
  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (1996)

    - Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc (1946)

    - Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc (1980)

    - Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức) (1982)

    - Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô (1969, 1981, 1983, 1984)

    - Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam (1997)

  • Cuộc đời và sự nghiệp

    - 1941-1945: Học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa XV, cùng khóa với Nguyễn Tư Nghiêm, Tạ Thúc Bình, Huỳnh Văn Gấm v.v… Ông bắt đầu vẽ phố và tham dự triển lãm Tokyo khi còn là học sinh Trường Mỹ thuật Đông Dương.

    - 8/1945: Sau Cách mạng Tháng Tám, tham gia các hoạt động mỹ thuật phục vụ cách mạng. Được gặp và vẽ chân dung Bác Hồ, được Người tặng chữ ký.

    - 1946: Được trao Giải thưởng Văn hóa cứu quốc tại Triển lãm Mỹ thuật tháng Tám.

    - 12/1946: Kháng chiến bùng nổ, lên chiến khu, làm họa sĩ cho báo Sống vui và nhà Thông tin, do nhà thơ Nông Quốc Chấn phụ trách.

    - 1952: Trở về Thủ đô sống tại ngôi nhà số 87 phố Thuốc Bắc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    - 1956-1957: Giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Việt Nam.

    - 1957: Bắt đầu vẽ nhiều về phố cổ Hà Nội và tranh Hà Nội chiến đấu.

    - 1960-1970: Làm họa sĩ trang trí cho sân khấu chèo... Và những bức tranh sân khấu chèo của ông ẩn chứa tâm trạng và suy ngẫm về cuộc đời với cái đẹp giản dị của văn hóa dân gian miền Bắc, của sự biểu cảm được thể hiện ước lệ, đồng thời cho thấy sự tinh tế và dí dỏm của họa sĩ.

    - 1984: Được bầu vào Ban Chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam. Cùng năm này ông mở triển lãm cá nhân đầu tiên và cũng là duy nhất tại Hà Nội, với 108 tác phẩm sơn dầu, bột màu, khắc gỗ.

    - 24/6/1988: Ông mất tại Hà Nội. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, danh họa Bùi Xuân Phái đã vẽ nhiều thể loại, nhiều chân dung, phong cảnh, sinh hoạt khác nhau, phản ánh khá sinh động và chân thật từng giai đoạn của dân tộc.

    - 9/1996: Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt 1), lĩnh vực Mỹ thuật cho các tác phẩm: “Hà Nội kháng chiến” (sơn dầu - 1960), “Vợ chồng chèo” (sơn dầu - 1967), “Sân khấu chèo” (sơn dầu - 1968), “Hóa trang sân khấu chèo” (sơn dầu - 1968), “Xe bò trong phố cổ” (sơn dầu - 1972), “Phố cổ Hà Nội” (sơn dầu - 1972), “Phố vắng” (sơn dầu - 1981), “Trước giờ biểu diễn” (sơn dầu - 1984).

  • Công trình nghiên cứu:

    - Sơn dầu: “Hà Nội 1946”, “Phố Hàng Bè" (1960), “Hà Nội kháng chiến” (1966), “Vợ chồng chèo” (1967), “Hóa trang sân khấu chèo” (1968), “Sân khấu chèo” (1968), “Xe bò trong phố cổ” (1972), “Phố cổ Hà Nội” (1972), “Sông Đà” (1980), “Phố vắng” (1981), “Trước giờ biểu diễn” (1984), “Hồ Hoàn Kiếm", “Phố", “Phố vùng cao", “Ngõ Phất Lộc", “Nude", ...

    - Bột màu: “Phân xưởng nhuộm” (1985)...

    - Màu nước: “Chèo"...

  • Thông tin thêm:

    - Năm 2008: Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) và gia đình cố họa sĩ Bùi Xuân phát động Giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội” được trao thường niên hàng năm. Giải thưởng dành tặng cho tác giả, tác phẩm, công trình, hoạt động, ý tưởng có hàm lượng nghệ thuật và khoa học cao, gắn bó với các mặt của đời sống Hà Nội và thấm đượm một tình yêu Hà Nội.

    - Năm 2010: Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã đặt tên Bùi Xuân Phái cho một phố ở huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).

    - Ngày 1/9/2019: Nhân kỷ niệm 99 năm ngày sinh họa sĩ Bùi Xuân Phái, trang chủ của công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới Google đã vinh danh ông bằng biểu tượng Google Doodles. Biểu tượng trên trang chủ Google về Bùi Xuân Phái là một khắc họa chân dung người họa sĩ trên nền nét chấm phá của phố cổ - chủ đề chuỗi sáng tác đã làm nên phong cách riêng của Bùi Xuân Phái, giúp ông ở lại bền lâu trong lòng người yêu nghệ thuật và trong lịch sử hội họa Việt Nam.

Họa sĩ

Bùi Xuân Phái

  • Họ và tên: Bùi Xuân Phái
  • Ngày sinh: 1/9/1920
  • Ngày mất: 24/6/1988
  • Quê quán: Hà Nội
  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (1996)

    - Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc (1946)

    - Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc (1980)

    - Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức) (1982)

    - Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô (1969, 1981, 1983, 1984)

    - Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam (1997)

  • Cuộc đời và sự nghiệp

    - 1941-1945: Học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa XV, cùng khóa với Nguyễn Tư Nghiêm, Tạ Thúc Bình, Huỳnh Văn Gấm v.v… Ông bắt đầu vẽ phố và tham dự triển lãm Tokyo khi còn là học sinh Trường Mỹ thuật Đông Dương.

    - 8/1945: Sau Cách mạng Tháng Tám, tham gia các hoạt động mỹ thuật phục vụ cách mạng. Được gặp và vẽ chân dung Bác Hồ, được Người tặng chữ ký.

    - 1946: Được trao Giải thưởng Văn hóa cứu quốc tại Triển lãm Mỹ thuật tháng Tám.

    - 12/1946: Kháng chiến bùng nổ, lên chiến khu, làm họa sĩ cho báo Sống vui và nhà Thông tin, do nhà thơ Nông Quốc Chấn phụ trách.

    - 1952: Trở về Thủ đô sống tại ngôi nhà số 87 phố Thuốc Bắc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    - 1956-1957: Giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Việt Nam.

    - 1957: Bắt đầu vẽ nhiều về phố cổ Hà Nội và tranh Hà Nội chiến đấu.

    - 1960-1970: Làm họa sĩ trang trí cho sân khấu chèo... Và những bức tranh sân khấu chèo của ông ẩn chứa tâm trạng và suy ngẫm về cuộc đời với cái đẹp giản dị của văn hóa dân gian miền Bắc, của sự biểu cảm được thể hiện ước lệ, đồng thời cho thấy sự tinh tế và dí dỏm của họa sĩ.

    - 1984: Được bầu vào Ban Chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam. Cùng năm này ông mở triển lãm cá nhân đầu tiên và cũng là duy nhất tại Hà Nội, với 108 tác phẩm sơn dầu, bột màu, khắc gỗ.

    - 24/6/1988: Ông mất tại Hà Nội. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, danh họa Bùi Xuân Phái đã vẽ nhiều thể loại, nhiều chân dung, phong cảnh, sinh hoạt khác nhau, phản ánh khá sinh động và chân thật từng giai đoạn của dân tộc.

    - 9/1996: Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt 1), lĩnh vực Mỹ thuật cho các tác phẩm: “Hà Nội kháng chiến” (sơn dầu - 1960), “Vợ chồng chèo” (sơn dầu - 1967), “Sân khấu chèo” (sơn dầu - 1968), “Hóa trang sân khấu chèo” (sơn dầu - 1968), “Xe bò trong phố cổ” (sơn dầu - 1972), “Phố cổ Hà Nội” (sơn dầu - 1972), “Phố vắng” (sơn dầu - 1981), “Trước giờ biểu diễn” (sơn dầu - 1984).

  • Công trình nghiên cứu:

    - Sơn dầu: “Hà Nội 1946”, “Phố Hàng Bè" (1960), “Hà Nội kháng chiến” (1966), “Vợ chồng chèo” (1967), “Hóa trang sân khấu chèo” (1968), “Sân khấu chèo” (1968), “Xe bò trong phố cổ” (1972), “Phố cổ Hà Nội” (1972), “Sông Đà” (1980), “Phố vắng” (1981), “Trước giờ biểu diễn” (1984), “Hồ Hoàn Kiếm", “Phố", “Phố vùng cao", “Ngõ Phất Lộc", “Nude", ...

    - Bột màu: “Phân xưởng nhuộm” (1985)...

    - Màu nước: “Chèo"...

  • Thông tin thêm:

    - Năm 2008: Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) và gia đình cố họa sĩ Bùi Xuân phát động Giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội” được trao thường niên hàng năm. Giải thưởng dành tặng cho tác giả, tác phẩm, công trình, hoạt động, ý tưởng có hàm lượng nghệ thuật và khoa học cao, gắn bó với các mặt của đời sống Hà Nội và thấm đượm một tình yêu Hà Nội.

    - Năm 2010: Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã đặt tên Bùi Xuân Phái cho một phố ở huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).

    - Ngày 1/9/2019: Nhân kỷ niệm 99 năm ngày sinh họa sĩ Bùi Xuân Phái, trang chủ của công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới Google đã vinh danh ông bằng biểu tượng Google Doodles. Biểu tượng trên trang chủ Google về Bùi Xuân Phái là một khắc họa chân dung người họa sĩ trên nền nét chấm phá của phố cổ - chủ đề chuỗi sáng tác đã làm nên phong cách riêng của Bùi Xuân Phái, giúp ông ở lại bền lâu trong lòng người yêu nghệ thuật và trong lịch sử hội họa Việt Nam.


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa