Các mốc phát triển của EU
1950 | Tuyên bố Su-man (Schuman) đề xuất thành lập Cộng đồng than thép châu Âu |
1951 | Hiệp ước Pa-ri (Paris) thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC), tổ chức tiền thân của EU, với 6 thành viên sáng lập là Pháp, Đức (Tây Đức), I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua |
1957 | Hiệp ước Rô-ma (Rome) thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). EEC hướng tới thiết lập thị trường chung, liên minh thuế quan (hoàn thành năm 1968) với sự di chuyển tự do của vốn và lao động |
1967 | Hiệp ước Hợp nhất 3 cộng đồng nói trên (ECSC, Euratom và EEC), gọi chung là Cộng đồng châu Âu (European Communities – EC) |
1973 | Kết nạp Đan Mạch, Ai-len và Anh |
1981 | Kết nạp Hy Lạp |
1986 | Kết nạp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha |
1987 | Đạo luật Thị trường Thống nhất châu Âu (Single European Act) sửa đổi Hiệp ước Rô-ma (1957) nhằm hòan thiện việc thiết lập thị trường chung châu Âu |
1993 | Hiệp ước Mát-xtrích (Maastricht) (còn gọi là Hiệp ước thành lập Liên minh châu Âu), đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa Châu Âu |
1995 | Hiệp ước Sen-ghen (Schengen [1]) về tự do đi lại có hiệu lực |
1995 | Kết nạp Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển |
1997 | Hiệp ước Am-xtéc-đam (Amsterdam) sửa đổi và bổ sung Hiệp ước Mát-xtrích , chuẩn bị cho việc mở rộng EU về phía Đông |
1999 | Từ ngày 01/01 đồng Ơ-rô chính thức được lưu hành tại 12 nước thành viên EU[2] |
2001 | Hiệp ước Nít-xờ (Nice) tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để tiếp nhận các thành viên mới, đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu |
2004 | Kết nạp thêm 10 thành viên mới là Cộng hòa Síp, Séc, Xlô-ve-ni-a, Hung-ga-ri, Lát-via, Lít-va, Man-ta, Ba Lan, Xlô-va-ki-a và E-xờ-tô-ni-a |
2007 | Kết nạp Bun-ga-ri và Ru-ma-ni |
2009 | Hiệp ước Lít-xbon, tên gọi đầy đủ là Hiệp ước sửa đổi Hiệp ước Liên minh châu Âu và Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu có hiệu lực |
2013 | Kết nạp Crô-a-ti-a |
2014 | Lit-va gia nhập khu vực sử dụng đồng Ơ-rô chính thức từ 01/01/2015. |
2016 | Đa số cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ Anh ra khỏi EU tại cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6/2016 (sự kiện Brexit) |
2017 | Ngày 11/12/2017, 25 nước thành viên EU (trừ Đan Mạch, Malta và Anh) đã chính thức ký kết hiệp ước thành lập “Cơ chế hợp tác phòng thủ thường trực” (PESCO), một cơ chế thường trực về hợp tác quốc phòng và phối hợp các chiến dịch bên ngoài châu Âu |
2017 | Tại Hội nghị Thượng đỉnh EU (14-15/12/2017), EU đã quyết định chuyển sang giai đoạn đàm phán thứ 2 với Anh, giai đoạn hai bên thảo luận về thời kỳ chuyển tiếp và khuôn khổ quan hệ Anh – EU hậu Brexit |
2019 | Ngày 11/12/2019, EU công bố kế hoạch Xanh bao gồm 50 hành động tới 2050 nhằm xây dựng một châu Âu than thiện với tự nhiên và trung hòa các-bon |
2020 | Ngày 31/1/2020, Anh rời EU, bước vào giai đoạn chuyển tiếp. Hai bên đã đàm phán trên nhiều phương diện bao gồm: thương mại, giáo dục, quốc phòng và việc làm |
2021 | Ngày 1/1/2021, giai đoạn chuyển tiếp của Anh chính thức kết thúc, Anh rời EUNgày 19/4/2021, Hội đồng Ngoại trưởng EU thông qua Chiến lược hợp tác ở Ấn Độ Dương – Thái Bình DươngNgày 21/7/2021, Hội đồng Châu Âu thông qua Quỹ Thế hệ tiếp theo của EU (Next Genration EU) trị giá 750 tỷ EUR. |
[1] Khu vực Sen-ghen hiện giờ gồm 22/27 nước thành viên EU bao gồm: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Exờ-tô-nia, Man-ta.
[2] Hiện nay có 19/27 nước EU tham gia khu vực sử dụng đồng Euro là: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Ai Len, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Áo, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Xlô-va-kia, Xlô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Ét-xtô-ni-a, Man-ta, Síp.
[Nguồn: Bộ Ngoại giao]