Chiến dịch chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc bằng thủy lôi và bom từ trường (1967 - 1968 và 1972 - 1973)

A. GIAI ĐOẠN (1967 - 1968)

1. Âm mưu, thủ đoạn và hành động của đế quốc Mỹ
Đầu năm 1965, để cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền và quân đội ngụy quân Sài Gòn, trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đưa quân viễn chinh và quân các nước chư hầu của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Bước sang năm 1967, đế quốc Mỹ mở cuộc phản công chiến lược trên chiến trường miền Nam và ngày càng đẩy mạnh việc đánh phá bằng không quân và hài quân đôi với miền Bắc. Máy bay, tàu chiến Mỹ đêm ngày đánh phá các mục tiêu trên đất liền một cách điên cuồng, gây nhiều tội ác dã man, tàn bạo đối với đồng bào ta; đồng thời chúng thả thủy lôi, bom từ trường xuống các bến cảng, cửa sông ven biển, các khu tập kết chuyển tải hàng hóa và các bến phà trên sông, biển miền Bắc hòng ngăn chặn, cắt đứt hoàn toàn tuyến vận tải sông, biển của ta chi viện cho chiến trường miền Nam. Chúng thả nhiều đợt, mỗi đợt thực hiện theo một phương thức mới, kết hợp nhiều loại thuỷ lôi, bom mìn có sự cải tiến và mức độ ngày càng nguy hiểm hơn; những khu vực trọng điểm chúng thả với mật độ dày hơn.

Đợt một, từ ngày 26 tháng 02 đến ngày 20 tháng 5 năm 1967. Lúc đầu chúng thả 106 quả thủy lôi MK-50 (loại thủy lôi cảm ứng âm thanh) và MK-52 (loại thủy lôi cảm ứng từ trường) xuống 4 cửa sông lớn thuộc địa bàn Quân khu 4 là sông Mã (28 quả), sông Lam (Cửa Hội 32 quả), sông Gianh (34 quả) và sông Nhật Lệ (12 quả). Riêng ờ Hải Phòng, chúng thả ở các luồng lạch xung quanh thành phố với ý đồ vừa thăm dò dư luận, vừa xem khả năng phản ứng của ta. Những ngày sau đó, chúng dùng máy bay A6-A, A-D6, F4, F7, F8... liên tục thả hàng ngàn quả thủy lôi hình thành những tuyến chướng ngại trên khắp các cửa sông, biển miền Bắc.

Đợt hai, từ tháng 6 năm 1967 đến tháng 10 năm 1968, địch đã sử dụng bom từ trường DST-36 khống chế hẹn nổ như thủy lôi để thay thế thủy lôi. Đây là loại vũ khí rất nguy hiểm, có tác dụng chiến đấu cả ở trên cạn và dưới nước. Khi được thả từ máy bay xuống, bom từ trường chui sâu dưới đất, rất khó phát hiện và nếu phát hiện được cũng rất khó đưa lên, nhất là ở dưới nước, nên mức độ nguy hiểm lớn hơn rất nhiều.

Trong cả 2 đợt, từ tháng 02 năm 1967 đến tháng 10 năm 1968, đế quốc Mỹ đã thả 74.718 quả thủy lôi, bom mìn các loại, trong đó có gần 7.000 quả thủy lôi và bom từ trường phong tỏa 24 cửa sông, biển lớn nhỏ từ Cửa Tùng (Vĩnh Linh) đến cửa sông Văn Úc (Hải Phòng). Những loại thuỷ lôi và bom từ trường luôn được chúng cải tiến để chống ta tháo gỡ, làm mất tác dụng chiến đấu.


2. Hải quân nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt, chủ lực, tiên phong chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ rà phá thủy lôi, bom từ trường trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1967 -1968)

Ngày 01 tháng 6 năm 1966, Thường vụ Quân ủy Trung ương xác định: “Vấn đề chống phong tỏa các cảng là một nhiệm vụ cấp thiết” và chỉ đạo Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân tích cực nghiên cứu kế hoạch, chuẩn bị đối phó. Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng Hải quân làm đề án phòng chống địch phong tỏa thủy lôi và giúp cấp trên chỉ đạo về chuyên môn.

Ngày 20 tháng 6 năm 1966, Bộ Tổng Tham mưu ra thông báo về tình hình địch âm mưu phong tỏa các cảng sông, biển và đường giao thông; đồng thời chỉ thị tích cực triển khai các biện pháp phòng chống và giao cho Hải quân làm nòng cốt, tuần tiễu, tìm đường vòng tránh, tổ chức tháo gỡ thủy lôi, biên soạn thành tài liệu huấn luyện, nghiên cứu cách rà phá thủy lôi...

Để chủ động đối phó với nguy cơ địch sử dụng thủy lôi phong tỏa vùng biển miền Bắc, ngay từ đầu năm 1966, Đảng ủy Quân chủng Hải quân ra Nghị quyết lãnh đạo Quân chủng chủ động xây dựng kế hoạch chống địch phong tỏa đường thủy. Ngày 12 tháng 4 năm 1966, Bộ Tư lệnh Hải quân đã hoàn thành xây dựng kế hoạch phòng chống địch phong tỏa khu vực Hải Phòng - Đông Bắc.

Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, trong hai ngày 23 và 24 tháng 6 nãm 1966, Bộ Tư lệnh Hảiquân tổ chức hội nghị hiệp đồng giữa Hải quân với các lực lượng có liên quan do Đại tá Nguyễn Bá Phát - Tư lệnh Hải quân chủ trì để quán triệt chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, thảo luận kế hoạch chung và 2 đề án chống địch phong tỏa thủy lôi do Quân chủng Hải quân soạn thảo. Ngày 27 tháng 6 năm 1966, Bộ Tư lệnh Hải quân chủ trì tổ chức Hội nghị hiệp đồng chống phong tỏa thủy lôi với Quân khu 3, Bộ Tư lệnh 350, Bộ Tư lệnh Công an vũ trang và Công an vũ trang Hải Phòng; phân công trách nhiệm cho từng lực lượng. Trong đó, Hải quân tổ chức đội phá thủy lôi, có trách nhiệm nghiên cứu kỹ thuật, tìm cách tháo gỡ và huấn luyện, hướng dẫn cho lực lượng của các tỉnh, quân khu và lực lượng liên quan khác tham gia tháo gỡ, rà phá thuỷ lôi. Không quân dùng máy bay thả bom chìm để phá thủy lôi khi được Hải quân xác định vị trí. Quân khu Đông Bắc và Quân khu 3 tổ chức những đội tàu thuyền, thợ lặn... hiệp đồng với Hải quân để rà phá thuỷ lôi theo khu vực phân công. Các lực lượng khác và công an Hải Phòng, công an Quảng Ninh... sử dụng tàu cá của các xí nghiệp tổ chức những đội quan sát và hiệp đồng với Hải quân để tháo gỡ, rà phá thuỷ lôi.

Ngày 02 tháng 7 tháng 1966, Bộ Tư lệnh Hải quân ra quyết định thành lập Đội 8 công binh thuộc Bộ Tham mưu Hải quân, làm nhiệm vụ tham mưu cho Quân chủng tố chức nghiên cứu cách phòng, chống địch phong tỏa bằng thủy lôi; đề xuất việc sử dụng các phương tiện, trang bị rà phá; tổ chức mạng lưới thông tin quan sát thủy lôi; làm nòng cốt rà phá, tháo gỡ thủy lôi khi địch phong tỏa; tổ chức huấn luyện cho các lực lượng trong và ngoài quân đội.

Ngày 11 tháng 7 năm 1966, Bộ Tư lệnh Hải quân hiệp đồng cụ thể với Cục Vận tải đường biển để khẩn trương khảo sát tìm luồng lạch khác và tổ chức khai thác các luồng mới, phân tán nơi neo đậu của các tàu ... để đề phòng địch phong tỏa. Cuối tháng 8 năm 1966, Bộ Tư lệnh Hải quân chủ trì tổ chức diễn tập hiệp đồng rà phá thủy lôi với máy bay của không quân và các lực lượng ở khu vực Hải Phòng để rút kinh nghiệm chung.

Ngày 29 tháng 12 năm 1966, Bộ Tư lệnh Hải quân ra quyết định thành lập Ban Nghiên cứu kỹ thuật trực thuộc Chủ nhiệm Hậu cần Hải quân để nghiên cứu các loại phương tiện, vũ khí, trang bị của các nước viện trợ nhằm cải tiến cho phù hợp với điều kiện của ta và nghiên cứu cải tiến chế tạo mới phục vụ cho chiến đấu của Quân chủng. Đầu tháng 01 năm 1967, Bộ Tư lệnh Quân chủng đã mở được 4 lớp tập huấn cho 112 người ở các khu vực Hải Phòng, Cát Hải, Cát Bà, Quân khu Đông Bắc vê công tác quan sát phát hiện, xác định vị trí thủy lôi, mở một lớp lặn mò thuỷ lôi và một lớp kỹ thuật tháo gỡ thủy lôi cho các đơn vị, đồng thời cung cấp một số phương tiện khí tài rà phá cho các địa phương ven biển, những thiết bị này chủ yểu là khí tài thô sơ.

Như vậy ngay từ đầu, công tác phòng, chống địch phong tỏa sông, biển bằng thủy lôi và bom từ trường đã được chỉ đạo chặt chẽ, chủ động và chuẩn bị rất tích cực, có phân công nhiệm vụ cho các lực lượng hiệp đồng cụ thể, trong đó, Hải quân giữ vai trò nòng cốt, chủ lực, đột phá, đi tiên phong trong cuộc chiến đấu quan trọng này.

Nhận được thông tin đêm ngày 26 tháng 02 năm 1967, địch thả thủy lôi phong tỏa 4 cửa sông lớn thuộc Quân khu IV, Bộ Tư lệnh Hải quân đã chỉ thị cho Đội 8 công binh cử một tổ công tác vào Khu IV phối hợp với lực lượng tại chỗ để khảo sát, nghiên cứu tìm cách tháo gõ, rà phá. Khi có thông tin bộ đội công binh Quảng Bình vớt được 2 quả thủy lôi của địch thả ở bãi sông gần bến phà Gianh. Được sự hợp tác có hiệu quả của bộ đội công binh tỉnh Quảng Bình và nhân dân địa phương, trên cơ sở những kiến thức cơ bản đã được học về thủy lôi, 3 đồng chí của Đội 8 Công binh Hải quân do đồng chí Trương Thế Hùng, Đại đội phó kỹ thuật phụ trách cùng các đồng chí Trần ThanhHoài và Đào Kỳ xác định một quả thủy lôi là MK-50 và một quả là MK-52.

Suốt một ngày trời đầy căng thẳng, vất vả, 3 đồng chí đã làm việc không ngơi nghỉ, liên tục thay nhau “chiến đấu” với quả thuỷ lôi của địch, tháo từng con ốc, kíp nổ, đoạn dây điện,... tháo đến đâu, đọc thật to đến đó cho những đồng đội ở xa theo dõi ghi chép lại, phòng trường hợp thủy lôi nổ, người tháo hy sinh nhưng các đồng đội còn lại sẽ biết được địch cài bẫy chống tháo ở vị trí con ốc thứ mấy để rút kinh nghiệm. Cuối cùng, 2 quả thủy lôi hiện đại của địch đã được các chiến sĩ Công binh Hải quân tháo gỡ an toàn, làm mất hẳn tác dụng chiến đấu của nó, tạo cơ sở cho việc tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động, vô hiệu chúng và nghiên cứu thiết kế, chế tạo công cụ, phương tiện rà phá thủy lôi của địch.

Ngay sau đó, hai quả thủy lôi này được chở ra Hải Phòng. Bộ Tư lệnh Hải quân đã chỉ đạo rút kinh nghiệm kịp thời và cử các đồng chí Công binh Hải quân nhanh chóng phổ biến kinh nghiệm bước đầu tháo gỡ thủy lôi địch cho các lực lượng. Tiếp đó, từ ngày 27 tháng 3 đến ngày 08 tháng 4 năm 1967, một tổ khác của Công binh Hải quân phối hợp với lực lượng tại chỗ ở khu vực sông Mã đã mò tìm, tháo gỡ thành công 5 quả thủy lôi loại MK-52. Những quả thủy lôi được tháo gỡ đã nhanh chóng được đưa về Bộ Tư lệnh Hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc để nghiên cứu nguyên lý gây nổ, tìm ra nguyên lý hoạt động chiến đấu của thủy lôi địch, phục vụ cho việc nghiên cứu chế tạo các phương tiện, thiết bị rà phá có hiệu quả.

Bộ Tư lệnh Hải quân một mặt chỉ đạo tích cực tìm cách tháo gỡ, nghiên cứu thiết kế những thiết bị rà phá chống phong toả thuỷ lôi của địch, mặt khác chỉ đạo lực lượng công binh cùng các lực lượng tàu thuyền của Quân chủng và lực lượng của các quân khu, địa phương dùng những thiết bị rà phá thô sơ như thùng phuy, tấm tôn, tàu thuyền nhỏ lắp bộ khung dây điện từ kéo lướt qua khu vực có lôi, hoặc dùng bộc phá kích thuỷ lôi nổ...tìm mọi cách để nhanh giải phóng các luồng lạch. Ngày 18 tháng 5 năm 1967, một tổ công binh hải quân ở Cửa Hội dùng thuyền kéo phao bia đã kích nổ một quả thuỷ lôi, càng cổ vũ tinh thần kiên trì, ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng của bộ đội ta trong rà phá, tháo gỡ thủy lôi cửa địch.

Mặc dù chưa có những thiết bị rà phá hiệu quả cao nhưng cán bộ, chiến sĩ Công binh Hải quân vẫn kiên cường chiến đấu chống phong tỏa của địch; không quản ngày đêm kiên trì, dũng cảm thực hiện những biện pháp thủ công, kéo đi kéo lại các khí tài thô sơ trên từng khúc sông, luồng lạch đề rà phá hoặc lặn sâu xuống lòng sông mò tìm, tháo gỡ, áp bộc phá trực tiếp vào thuỷ lôi để kích nổ. Một số đồng chí đang mò vớt, tháo gỡ thuỷ lôi thì bị thuỷ lôi bất ngờ nổ, có đồng chí đang mò tìm thuỷ lôi hoặc đang thử nghiệm thiết bị rà phá thì bị máy bay địch phát hiện bắn tên lửa, rốc két, đã anh dũng hy sinh. Có tổ công binh đang huấn luyện rà phá thủy lôi thì thuyền bị giông đẩy trôi ra biển, bị máy bay địch bắn chìm và gọi tàu chiến đến bắt những người còn sống đưa đi mãi sau này mới thả...

Ngày 05 và 06/7 và ngày 16/8/1967, Quân chủng Hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc hai lần tổ chức Hội nghị hiệp đồng chống phong tỏa với các Quân khu Tả Ngạn, Hữu Ngạn, Việt Bắc, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Bộ Tư lệnh Công an vũ trang, Bộ Tư lệnh Công binh, Cục Tác chiến, Cục Dân vận, Cục Vận tải đường biển, Cục Đường sông, Tổng cục Thủy sản, Bộ Tư lệnh 350 và Công an vũ trang Quảng Ninh... để thống nhất và đẩy mạnh các biện pháp tổ chức chống địch phong tỏa, tổ chức các trạm quan sát ở ven sông, biển, gấp rút tổ chức các đội tháo gỡ chuyên nghiệp, nghiên cứu phương án mờ đường vòng tránh và tận dụng mọi khả năng để nghiên cứu, chế tạo các phương tiện, thiết bị khí tài rà phá thủy lôi.

Bộ Tư lệnh Hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc đã điều động các phân đội thuộc Đội 8 Công binh đến các khu vực trọng điểm địch thả thủy lôi, bom từ trường và những nơi dự kiến địch có thể phong tỏa ở Hải Phòng, Quảng Ninh, ThanhHóa, Nghệ An, vừa trực tiếp rà phá, tìm kiếm tháo gỡ thủy lôi, bom từ trường, vừa hướng dẫn lực lượng của địa phương tổ chức các trạm quan sát, huấn luyện kỹ thuật và kèm cặp các tổ, đội rà phá thủy lôi cùa các lực lượng trong và ngoài quân đội. Giữa tháng 10 năm 1967, đồng chí Trương Thế Hùng cùng với đồng chí Trần Thanh Hoài và đồng chí Đào Ngọc Tấn thuộc Đội 8 Công binh Hải quân được sự hỗ trợ của lực lượng tự vệ địa phương đãdò tìm và tháo gỡ an toàn tuyệt đối một quả bom từ trường DST-36 mang đầu nổ MK-42 tại khu vực bến phà An Dương, Hải Phòng.

Việc “bắt sống” (tháo gỡ) thành công những quả thủy lôi MK-50, MK-52 và bom từ trường DST-36 ngay sau khi địch thả xuống hòng phong tỏa, ngăn chặn các tuyến giao thông thuỷ, bộ của ta có giá trị vô cùng quan trọng, là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cuộc chiến đấu chống địch phong tỏa sông, biển miền Bắc của quân và dân ta.

Từ những khám phá, kết luận về thủy lôi và bom từ trường của địch, cán bộ ngành kỹ thuật Hải quân đã phối họp với các xưởng 46 và 56 của Quân chủng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công các phương tiện, thiết bị rà phá thủy lôi như HDL-9 (Hải quân diệt lôi-9), là thiết bị phóng từ được lắp động cơ đẩy, dùng xuồng cao su kéo trên mặt nước để phóng từ kích nổ thủy lôi, bom từ trường. Ngay đêm 30 tháng 01 năm 1968 (tức đêm 30 tết Mậu Thân), khi thử nghiệm thiết bị HDL-9 đã kích nổ 9 quả bom từ trường ở sông Tam Bạc, Hải Phòng và 8 quả khác ở khu vực phà Tiên Cựu và phà Khuê. Đó chính là một thành công lớn làm cơ sở cho việc chế tạo các thiết bị rà phá có công suất lớn hơn. HDL-9 sau đó trở thành thiết bị chủ lực rà phá thủy lôi, bom từ trường ở khu vực Hải Phòng và các địa phương.

Sau khi nghiên cứu chế tạo thành công thiết bị rà phá HDL-9, cán bộ kỹ thuật Hải quân lại tiếp tục thiết kế chế tạo thành công thiết bị rà phá mang tên HT-5 (Hải quân từ trường-5) là thiết bị phóng từ có cấu tạo gọn nhẹ, hiệu quả; và sau đó cải tiến thành thiết bị HT-6 có hiệu suất chiến đẩu cao hơn. Với cơ sở thiết bị này, chúng ta đã nhờ Trung Quốc cải tiến, chế tạo ra máy phóng từ 311 và 480 để lắp đặt trên các tàu rà phá thuỷ lôi, bom từ trường vào giai đoạn sau.

Trên cơ sở các thiết bị HDL-9, HT-5, HT-6 của kỹ thuật Hải quân nghiên cứu chế tạo, các nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Cơ khí Duyên Hải, xưởng Cơ khí Cục Vận tải đường biển, Xí nghiệp 25 của Tổng cục Thủy sản, Xí nghiệp cơ khí Hòn Gai, cẩm Phả đã tiến hành sản xuất hàng loạt các thiết bị rà phá để cung cấp cho các lực lượng tham gia chống đế quốc Mỹ phong tỏa bằng thủy lôi và bom từ trường trên các vùng sông biển miền Bắc Việt Nam.

Mặc cho máy bay địch điên cuồng đánh phá, cán bộ chiên sĩ công binh và các tàu của hải quân cùng với lực lượng của các quân khu và địa phương đã đêm ngày bám sát những nơi địch thả thuỷ lôi và bom từ trường để rà phá, tháo gỡ, với tinh thần “địch thả thì ta phá gỡ”, “quyết tâm đánh địch mà đi, mở luồng mà tiến”, dùcó phải hy sinh cũng kiên quyết giải phóng thông luồng nhanh nhất, quyết đập tan âm mưu, hành động phong toả của kẻ thù.

Sau ngày 31 tháng 3 năm 1968, Tổng thống Mỹ tuyên bố ngừng ném bom đánh phá từ vĩ tuyến 20 trở ra, Bộ Tư lệnh Hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc đã chỉ đạo các đơn vị, lực lượng của Hải quân chủ động tranh thủ mọi điều kiện thời gian, tích cực phối hợp với các đơn vị, lực lượng rà phá, tháo gỡ thủy lôi, bom từ trường của địch, nhanh chóng thông luông để bảo đảm phục vụ cho tàu thuyên của ta hoạt động trên các tuyến vận tải. Trong gần 2 tháng kể từ ngày đế quốc Mỹ buộc phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại không điều kiện đối với miên Bắc Việt Nam (31 tháng 10 năm 1968) lực lượng Công binh Hải quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phá nổ 310 quả bom từ trường và cùng với các lực lượng khác phá nổ 700 quả, khai thông các luồng lạch, bảo đảm an toàn ưên các tuyến vận tải, phục vụ kịp thời cho chiến dịch vận chuyển VT5 tạo chân hàng cho lực lượng vận tải chiến lược Trường Sơn kịp thời chi viện cho chiến trường miền Nam đánh giặc.

Kết quả trong hai năm (1967 - 1968), với vai trò nòng cốt, chủ lực, Quân chủng Hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc đã phối hợp với lực lượng của các quân khu, quân binh chủng và địa phương ven biển sử dụng các phương tiện hiện đại kết hợp với thô sơ, rà phá được 8.851 quả thủy lôi và bom từ trường, trong đó, tháo gỡ được 134 quả, đặt bộc phá trực tiếp phá nổ 1.236 quả, dùng khung dây điện từ và các thiết bị phá nổ 7.481 quả. Khi Mỹ tuyên bố châm dứt ném bom đánh phá miền Bắc Việt Nam (31 tháng 10 năm 1968) thì 2 ngày sau lực lượng rà phá của Quân chủng Hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc đã hoàn thành thông luồng để dẫn tàu 300 tấn chở hàng vào các cảng Bến Thủy, sông Gianh, Đồng Hới an toàn, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của đế quốc Mỹ trong cuộc phong tỏa bằng thủy lôi và bom từ trường lần thứ nhất trên sông biển miền Bắc nước ta.

B, GIAI ĐOẠN (1972 -1973)

1. Âm mưu, thủ đoạn và hành động mớỉ của đế quốc Mỹ

Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân ta ở miền Nam nổ ra đã đây quân ngụy Sài Gòn vào tình trạng nguy khốn. Nhằm vực đỡ cho quân ngụy, cứu vãn sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã liều lĩnh tiến hành một chủ trương có ý nghĩa chiến lược vượt ra khỏi khuôn khổ của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, thực hiện một phần “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến. Tổng thốngMỹ Ních-Xơn trắng trợn tuyên bố: “thà thất bại trong bầu cử tổng thống còn hơn thua trong cuộc chiến tranh này”. Chúng huy động không quân và hải quân với cường độ rất cao chi viện cho quân ngụy phản kích trên chiến trường miền Nam và cho hệ thống cố vấn trở lại hoạt động đến cấp trung đoàn, nắm quyền chỉ huy trực tiếp điều khiển chiến tranh.

Đầu tháng 4 năm 1972, Mỹ cho lực lượng lớn hải quân và không quân đánh phá trở lại đối với miền Bắc Việt Nam với mức độ vô cùng ác liệt và thủ đoạn thâm độc. Cùng với tập trung đánh phá các cơ sở kinh tế, quốc phòng trên đất liền, chúng đã tiến hành phong tỏa bằng thủy lôi và bom từ trường trên khắp các luồng lạch, sông biển với tính chất, mức độ khốc liệt hơn rất nhiều so với cuộc phong tỏa trước đây.

Ngày 09 tháng 5 năm 1972, đế quốc Mỹ cho hàng loạt máy bay A6-A, A7- A, F4... từ Hạm đội 7ở biển Đông ồ ạt bay vào thả hàng ngàn quả thủy lôi, bom từ trường xuống luồng Nam Triệu (Hải Phòng) và vùng biển khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Hội, Sông Gianh, các cửa sông chính thuộc các tỉnh Thái Bình, Hà Nam Ninh, Thanh Hóa... mở đầu cho cuộc phong tỏa lần thứ hai đối với sông biển miền Bắc. Chỉ trong 10 ngày, từ 09 đến 19 tháng 5 năm 1972, đế quốc Mỹ đã rải 43 bãi thủy lôi, bom từ trường ở các cửa sông, hải cảng, đường hàng hải quốc tế, các khu chuyển tải và vùng ven biển miền Bắc với tổng diện tích các bãi thủy lôi lên tới hơn 655km2, trong đó có 481km2 ở biển và 174km2 ở các luồng sông.

Cũng như cuộc phong tỏa lần thứ nhất (1967 - 1968), địch thực hiện nhiều đợt thả thủy lôi, bom từ trường. Đợt 1, từ ngày 09 đến 19 tháng 5 năm 1972, chúng thả ồ ạt để phủ đầu, đồng thời mang tính chất thăm dò, đuổi tàu buôn nước ngoài ra khỏi các cảng của ta. Đợt 2, từ ngày 27 tháng 8 đến ngày 04 tháng 10 năm 1972, địch tiếp tục thả hàng ngàn quả thủy lôi phong tỏa các cảng chính và cửa sông từ Hải Phòng đến Nam Quân khu 4. Đợt 3, từ ngày 18 tháng 12 năm 1972 đến ngày 15 tháng 01 năm 1973, chúng tiếp tục thả bổ sung ờ nhiều nơi. Đặc biệt, từ ngày 18 đến ngày 29 tháng 12 năm 1972, đế quốc Mỹ mở chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II, dùng máỵ bay chiến lược B.52 và các loại máy bay chiến thuật hiện đại nhất, điên cuồng đánh phá Hà Nội, Hải Phòng, kết hợp với tàu chiến bắn phá ác liệt các vùng ven biển, đồng thời tiếp tục thả thủy lôi, bom từ trường phong tỏa các khu vực cảng chính Hải Phòng, chia cắt, cô lập các đầu mối giao thông thủy, bộ... làm cho các tuyến vận tải ven biển của ta bị tắc nghẽn, nhiều tuyến đường sông cũng bị ngừng trệ. Sau khi chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II thất bại, buộc phải chấm dứt ném bom trên miền Bắc Việt Nam kể từ ngày 30 tháng 12 năm 1972 và trở lại đàm phán ở Pa ri, nhưng Mỹ vẫn tiếp tục thả thủy lôi, bom từ trường xuống các vùng sông, biển ở phía Nam Quân khu 4. Đến ngày 15 tháng 01 năm 1973 chúng mới chấm dứt hoàn toàn việc thả thủy lôi.

Trong cuộc leo thang chiến tranh phá hoại lần thứ hai, đế quốc Mỹ đã ném xuống miền Bắc nước ta 17.080 quâ bom, mìn các loại, trong đó có 7.963 quả thủy lôi và bom từ trường phong tỏa các khu vực cảng, cửa sông, ven biển thuộc 10 tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Quảng Trị.

2. Phát huy kết quả, kinh nghiệm rà phá thủy lôi, bom từ trường lần thứ nhất (1967 - 1968), Hải quân nhân dân Việt Nam tiếp tục giữ vai trò nòng cốt chủ lực, cùng quân dân miền Bắc tích cực, chủ động, đoàn kết, sáng tạo, đánh thắng cuộc phong tỏa sông, biển miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ (1972 -1973)

Ngày 03 tháng 5 năm 1972, Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chống phong tỏa thủy lôi, bảo đảm giao thông vận tải biển. Quân ủy Trung ương giao cho Quân chủng Hải quân, chủ động phối hợp với các quân khu, quân chủng, binh chủng và cấp ủy, chính quyền các địa phương, tích cực thực hiện việc chống phong tỏa, tổ chức quan sát dọc ven biển, ven sông lớn, tiến hành phá gỡ thủy lôi của địch. Bộ Tổng Tham mưu giao cho Quân chủng Hải quân tổ chức lực lượng rà phá, tháo gõ thủy lôi, bom từ trường ở những khu vực cảng, cửa sông và vùng ven biển.

Xác định rõ, chống phong tỏa là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng mang tính chiến lược, đột xuất trước mắt, rất cấp bách, rất khó khăn, phức tạp, nên với tinh thần hết sức khẩn trương, tích cực và chủ động, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân đã lãnh đạo tập trung huy động mọi lực lượng cùng tham gia thực hiện. Bộ Tư lệnh đã quyết định thành lập tiểu đoàn tàu rà phá thủy lôi; giao cho lực lượng Công binh Hải quân cùng Trung đoàn 171 chủ động hiệp đồng với lực lượng của Quân khu Tà Ngạn, Công an vũ trang Hải Phòng, Cục Vận tải đường biển và nhân dân các địa phương khẩn trương tìm kiếm, trục vớt, tháo gỡ để xác minh xem địch thả loại thủy lôi gì và tìm hiểu, khám phá bằng được những cải tiến mới của các loại vũ khí mà địch sử dụng phong tỏa, để trên cơ sở đó nghiên cứu chế tạo các loại khí tài rà phá có hiệu quả.

Do dự báo trước và chủ động tiến hành sớm công tác chuẩn bị nên ngày 09 tháng 5 năm 1972, chỉ vài giờ sau khi địch thả thủy lôi ở luồng Nam Triệu (Hải Phòng), Bộ Tư lệnh Hải quân đã điều lực lượng đến rà phá. Cán bộ, chiến sĩ tàu 150 thuộc Trung đoàn 171 Hải quân đã dũng cảm cho tàu chạy nhiều vòng trên bãi lôi để xác minh và tìm cách rà phá, nhưng khí tài mà ta đã có không phát huy tác dụng đối với các loại thủy lôi, bom từ trường mới của địch. Ngày 10 tháng 5 năm 1972, được tin một số xã viên hợp tác xã đánh cá Tràng Cát phát hiện quả thủy lôi ở tây bắc Đèn Nơm (lối vào cảng Hải Phòng), Bộ Tư lệnh Hải quân cấp tốc điều một số tàu, ca nô, người nhái, công binh, thợ lặn đến khu vực để tìm cách trục vớt, tháo gỡ. Ngày 15 tháng 5 năm 1972, đồng chí Trương Thế Hùng cùng một số cán bộ, chiến sĩ thuộc Đội 8 Công binh và đồng chí Vê thuộc Trung đoàn 171 Hải quân đã tháo gỡ thành công, “bắt sống” được quả thủy lôi đầu tiên trong cuộc phong tỏa lần thứ hai của đế quốc Mỹ. Đây là quả thủy lôi MK-52 đã được cải tiến mới rất tinh vi, nặng tới 544 kg và có sức công phá rất mạnh. Khi được thả xuống nước, có một áp lực lớn tác động đầu nổ sẽ tự động chuyển vào trạng thái chiến đấu. Ngoài nguyên lý nổ do tác động của các trường vật lý, thủy lôi còn được cài đặt chương trình tự nổ hủy nếu sau khoảng 90 ngày kể từ khi được thả không gặp phương tiện tàu thuyền đi qua.

Cùng với việc lãnh đạo tập trung nghiên cứu chế tạo phương tiện rà phá mới, Bộ Tư lệnh Hải quân phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn, Cục Vận tài đường biển, các đơn vị lực lượng vũ trang Hải Phòng lãnh đạo các lực lượng tăng cường củng cố mạng lưới quan sát phát hiện thủy lôi, chủ động phát huy sáng kiến, tìm cách phá gỡ thủy lôi, bom mìn bằng cải tiến những khí tài đã có trong cuộc chống phong tỏa lần thứ nhất của địch. Kết hợp các biện pháp dò tìm, tháo gỡ; thả bộc phá, bom chìm, bắn pháo để kích nổ và phóng từ để rà phá thủy lôi. Đên ngày 18 tháng 5 năm 1972, lực lượng Khu vực 4 của Hải quân đã mở thông luồng từ cảng Gianh đến khu chuyển tải Hòn La. Đó là thành tích thông luồng đầu tiên của hải quân cũng là của quân, dân miền Bắc trong chống cuộc phong tỏa sông, biển lần thứ hai của đế quốc Mỹ.

Bộ Tư lệnh Hải quân cũng đã huy động cao nhất năng lực quốc phòng của Quân chủng, từ cuối tháng 5 đến tháng 7 năm 1972, ta đã nghiên cứu, thử nghiệm thành công và cho ra đời những chiếc máy phóng từ hiện đại mang ký hiệu 480 và 311 có kết cấu gọn nhẹ có thể lắp trên các phương tiện tàu, xe, ca nô để phá bom từ trường mang đầu nô MK42 và chế tạo các khung dây gây biến thiên từ trường lớn dùng tàu tuần tiễu 50 tấn kéo để phá thủy lôi MK-52 của địch. Đồng thời cán bộ kỹ thuật của Quân chủng cũng đã cải tiến thành cổng tàu vận tải đổ bộ lắp đặt thiết bị phóng từ mạnh để phá các loại thủy lôi.

Việc nghiên cứu, chế tạo thành công các thiết bị, phương tiện phóng từ rà phá thủy lôi đã củng cố ý chí, quyết tâm chiến đấu, tạo ra động lực to lớn cho lực lượng Hải quân cũng như các lực lượng hiệp đồng khác phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chống phong tỏa.

Từ tháng 7 năm 1972, cuộc chiến đấu chống phong tỏa được phát triển rộng khắp trên các vùng sông, biển miền Bắc. Lực lượng rà phá của ba thứ quân với những phương tiện, khí tài mới được trang bị, bố trí ở nhiều nơi để kịp thời tiến hành rà phá thủy lôi, bom mìn, nhằm phá tan vòng vây phong tỏa của địch.

Để đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiến đấu chống phong tỏa, ngày 17 tháng 7 năm 1972, Đảng ủy Quân chủng Hải quân tổ chức quán triệt các chủ trương, chỉ thị mới của cấp trên, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ và ra Nghị quyết chuyên đề về chống địch phong tỏa. Quân chủng đã huy động tất cả các lực lượng có thể được để tập trung thực hiện nhiệm vụ, trong đó đã huy động 352 lượt chiếc tàu, đảm nhiệm rà phá trên những địa bàn quan trọng, như: vừng biển Đông Bắc, ven biển từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh, Cửa Việt; trọng điểm là vùng biển Hải Phòng, tập trung khai thông luồng chính Nam Triệu và các luồng Lạch Huyện - Cát Bà, Cửa cấm - Đồ Sơn...

Phát hiện ta tập trung lực lượng, phương tiện rà phá, tháo gỡ thủy lôi trên các luồng vận chuyển, đế quốc Mỹ tìm mọi cách để đối phó. Một mặt, chúng cho máy bay, tàu chiến đánh phá liên tục ở các khu vực trọng điểm hòng ngăn chặn các lực lượng rà quét thủy lôi, bom mìn; mặt khác, chúng tăng cường cải tiến các loại thủy lôi, bom từ trường để hạn chế ta rà quét, tháo gỡ, đồng thời tiếp tục thả hàng nghìn quả xuống các vùng ven biển, hải cảng, các luồng, cửa sông, biển cùa ta. Chỉ trong vài ngày cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 1972, địch đã thả bổ sung hơn 1.400 quả thủy lôi, bom từ trường xuống các tuyến vận chuyến quan trọng, gây cho ta thêm những khó khăn, thiệt hại mới.

Do điều kiện khó khăn về vật tư, các cơ sở của ta không đáp ứng được đầy đủ, kịp thời những thiết bị rà phá nên Quân chủng Hải quân đã đề nghị Ban Chỉ đạo chống phong tỏa của Chính phủ đặt xưởng cơ khí Trạm Giang của Trung Quốc sản xuất giúp 4 ca nô phóng từ, 200 bộ thiết bị rà phá loại 480 và 100 bộ loại 311 theo thiết kế của ta để cung cấp cho các đơn vị, lực lượng làm nhiệm vụ rà phá. Đồng thời cũng đề nghị hải quân nước bạn hỗ trợ giúp đỡ việc rà phá thủy lôi đề giải phóng nhanh các luồng lạch, phục vụ cho hoạt động vận chuyển của ta. Nhờ có sự giúp đỡ quốc tế quý báu này, chúng ta đã cung cấp kịp thời các trang bị cho lực lượng rà phá thủy lôi. Từ tháng 8 năm 1972, sát cánh với lực lượng Hải quân ta làm nòng cốt chủ lực còn có một biên đội gồm 9 tàu quét mìn, 6 ca nô phóng từ và một tổ thợ lặn 20 người của Hải quân Trung Quốc giúp sức cùng rà phá, nghiên cứu tháo gỡ thủy lôi. Tháng 9 năm 1972, Liên Xô cũng đưa 40 cố vấn về bom mìn và một tổ thợ lặn 10 người cùng với các thiết bị lặn sang giúp chúng ta nghiên cứu rà phá, tháo gỡ thủy lôi, bom từ trường.

Với tinh thần quyết tâm “đánh địch mà tiến, mở luồng mà đi”, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị Hải quân luôn thể hiện ý chí kiên cường, dũng cảm, liên tục bám sát hiện trường rà phá; đã mò vớt, tháo gỡ được nhiều quả lôi, khám phá ra bí mật của chúng và liên tiếp các bãi lôi của địch bị phá hủy. Đêm đêm dưới ánh sáng đèn dù và bom đạn của địch, các tàu rà phá của ta không ngừng hoạt động, quân đi quân lại trên các bãi thủy lôi suốt từ vùng biên Quảng Ninh và Hải Phòng đến Quân khu 4. Có nơi địch vừa thả ban ngày, đến tối ta đã rà phá ngay. Có nơi ta vừa khai thông luồng thì máy bay của chúng lại lao đến dội bom, thả thủy lôi. Trong tháng 9 năm 1972, Quân chủng Hải quân đã huy động 87 lượt tàu rà phá với chiều dài hành trình trên các bãi thủy lôi lên tới 3.721 hải lý, phá nổ hàng trăm quả. Ngày 13 tháng 9 khai thông luồng sông Chanh - Lạch Huyện, tiếp đến là luồng Cửa cấm - Đồ Sơn và bảo đảm an toàn cho các tuyến vận chuyển than, vận tải Hài Phòng - Quảng Ninh, góp phần làm cho khối lượng hàng hóa được vận chuyển tăng từ 2.600 tấn trong tháng 6 lên 10.000 tấn trong tháng 9. Cuối tháng 9 năm 1972, luồng, Cửa Hội – Bến Thủy và luồng sông Gianh, ở bến phà số 1 tiếp tục được khai thông lần thứ hai.

Ngày 4 tháng 10 năm 1972, địch lại thả bổ sung 400 quả thủy lôi, bom từ trường xuống luồng vận chuyển Quảng Ninh - Hải Phòng. Quân chủng Hải quân đã tổ chức lực lượng, phương tiện tập trung rà phá mở luồng trong thời gian nhanh nhất, bảo đàm cho vận chuyển chi viện chiến trường.

Bị thất bại nặng nề trên cả hai miền Nam - Bắc, đặc biệt là bị thiệt hại hơn 600 chiếc máy bay các loại trong hơn 6 tháng gây chiến tranh phá hoại lần thứ hai bằng không quân và hải quân, trong đó có chiếc máy bay thứ 4.000 bị bắn rơi trên miền Bắc nước ta, ngày 22 tháng 10 năm 1972, lại một lần nữa Tổng thống Mỹ Ních-xơn phải tuyên bố ngừng ném bom và bắn phá miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra. Đây là một thuận lợi mới để chúng ta có điều kiện tập trung giải quyết nhanh hơn việc rà phá, bảo đảm thông luồng cho các phương tiện vận tải thủy hoạt động được an toàn.

Trước thời cơ mới, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân tiếp tục khẳng định: Rà phá thủy lôi giải phóng luồng lạch đảm bảo giao thông là yêu cầu khẩn trương, cấp thiết bậc nhất, có ý nghĩa lớn vê chính trị, quân sự, kinh tế. Tranh thủ thời gian địch tạm ngừng đánh phá, Quân chủng đã huy động 23 tàu, ca nô của các trung đoàn 128, 171, 172 và Trường Sĩ quan Hải quân phối hợp cùng với lực lượng, ngày đêm rà phá lôi ở khu vực trọng điểm Hải Phòng, Quảng Ninh. Đã phá hủy được hàng chục quả thủy lôi, khai thông các luồng cho tàu thuyền hoạt động và đến ngày 24 tháng 10 năm 1972, luồng Nam Triệu đã khai thông, bảo đảm các tàu dưới 400 tấn ra vào cảng Hải Phòng an toàn.

Với bản chất hết sức phản động, hiếu chiến và thái độ ngoan cố, lật lọng của đế quốc Mỹ, Hội nghị Pa-ri về lập lại hòa bình ở Việt Nam bị bế tắc. Ngày 18 tháng 12 năm 1972, Mỹ mở chiến dịch Lai-nơ Bếch-cơ II, một cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn nhất vào miền Bắc nước ta; huy động một số lượng lớn máy bay chiến lược B52 và máy bay chiến thuật hiện đại F111 đánh phá tập trung, ồ ạt vào Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và các trọng điểm giao thông, chân hàng lớn của ta; ném bom bừa bãi cả vào bệnh viện, trường học, nhà ga, khu phố, bến xe... làm 2.368 người chết, 3.526 người bị thương; tiếp tục thả hàng loạt thủy lôi xuống cửa Nam Triệu, cảng Hải Phòng, luồng Lạch Miều vào Hòn Gai,... Song cuộc tập kích gây biết bao tội ác từ ngày 18 đến 29 tháng 12 năm 1972 của chúng đã bị quân, dân ta đập tan, làm nên chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không” vang dội; 81 máy bay của đế quốc Mỹ xâm lược đã bị bắn rơi trong đó có 34 máy bay B52 là con “át chủ bài” của không lực Hoa Kỳ và 5 máy bay F111 cánh cụp cánh xòe đã phải đền tội. Tuy nhiên, đến ngày 15 tháng 01 năm 1973 chúng mới chấm dứt việc thả thủy lôi ở khu vực sông biển phía Nam Quân khu 4.

Ngày 18 tháng 01 năm 1973, Bộ Tư lệnh Hải quân phối hợp với Cục Vận tải đường biển tổ chức rà quét khai thông luồng Nam Triệu vào cảng Hải Phòng, bảo đảm cho các tàu thuyền hàng ngàn tấn của ta và quốc tế ra vào cảng an toàn.

Thắng lợi của việc rà phá thủy lôi ở khu vực Hải Phòng và các vùng sông, biên khác trên miền Bắc đã góp phần đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ, cùng với những chiến thắng của quân, dân ta trên chiến trường miền Nam đã buộc Mỹ phải chấp nhận sự thất bại nhục nhã, quay lại bàn đàm phán. Ngày 27 tháng 01 năm 1973 chúng đã phải ký Hiệp định Pa-ri cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chấm dứt dính líu về quân sự, rút hết quân của Mỹ và các nước đồng minh Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Đế quốc Mỹ đã rút lui, nhưng hậu quả mà chúng để lại còn vô cùng nặng nề. Ở miền Nam, ngụy Sài Gòn, tay sai của Mỹ vẫn tiếp tục gây ra những tội ác với đồng bào cùng dòng dõi Việt, ở miền Bắc, cuộc chiến đấu chống phong tỏa vẫn đang còn tiếp diễn; hàng ngàn quả thủy lôi và bom từ trường của Mỹ vẫn còn nằm rài rác trên các luồng lạch sông, biển cần phải được rà phá, tháo gỡ.

Ngay sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng giao choQuân chủng Hải quân nhiệm vụ rất cấp bách là lập đề án, tổ chức lực lượng rà phá thủy lôi, bom từ trường của địch thả trong chiến tranh, bảo đảm an toàn hệ thống giao thông thủy để phục vụ công cuộc khôi phục, xây dựng kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và củng cố quốc phòng; đồng thời giám sát mọi hoạt động của lực lượng hải quân Mỹ vào rà phá thủy lôi ở vùng biển miền Bắc theo quy định cửa Hiệp định Pa-ri.

Nhận thức rõ trách nhiệm trước yêu cầu cấp bách của tình hình, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân quyết định huy động toàn bộ lực lượng rà phá thủy lôi của Quân chủng phổi hợp với các lực lượng chống phong tỏa của các đơn vị trong và ngoài quân đội, tiến hành rà quét, giải quyết triệt để các bãi thủy lôi của địch với tinh thần tích cực nhất, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các phương tiện giao thông đi lại trên các luồng lạch, cảng, vịnh, phục vụ cho công cuộc củng cố, xây dựng và phát triển đất nước.

Tại Nam Triệu, luồng chính vào cảng Hải Phòng là nơi bị địch phong tỏa ác liệt nhất, lực lượng rà quét của Hải quân đã tích cực rà quét, kiểm tra, thông luồng, cuối tháng 01, đầu tháng 02 năm 1973 đã dẫn dắt, hộ tống an toàn các tàu trọng tải lớn của Nhà nước qua lại; tiếp theo đó là hướng dẫn, đưa hàng chục chiếc tàu trọng tải hàng ngàn tấn, có chiếc hơn một vạn tấn của Cu-Ba, Liên Xô, Trung Quốc... theo luồng Nam Triệu vào cảng Hải Phòng an toàn.

Từ ngày 10 tháng 3 đến ngày 30 tháng 3 năm 1973, lực lượng tàu quét thủy lôi của Quân chủng Hải quân cùng với lực lượng rà phá của các quân khu ven biển và cơ quan nhà nước đã nhanh chóng phá gỡ hết thủy lôi, bom mìn của địch trên toàn bộ các cửa sông và vùng ven biển miền Bắc.

Theo Hiệp định Pa-ri, Mỹ phải có trách nhiệm đưa lực lượng và cung cấp phương tiện để rà phá hết thủy lôi, bom mìn đã phong tỏa ở miền Bắc Việt Nam. Để đấu tranh buộc Mỹ phải thi hành nghiêm chỉnh việc rà quét thủy lôi, bom mìn, trả lại sự an toàn cho sông, biển miền Bắc như quy định trong Hiệp định.

Ngày 06 tháng 02 năm 1973, lữ đoàn đặc nhiệm mang phiênhiệu “Biên đội đặc nhiệm 78” gồm 5.003 sĩ quan, binh lính với 44 tàu chiến và tàu quét mìn, 45 máy bay lên thẳng cùng nhiều phương tiện kỹ thuật khác do Chuẩn Đô đôc Mắc-cao-ly, trưởng đoàn đại diện đàm phán của Chính phủ Mỹ về rà quét thủy lôi, bom mìn chỉ huy đã đến vùng biển Hải Phòng. Đến tháng 6 năm 1973, trong 5 tháng, phía Mỹ chỉ phá nổ được 03 quả thủy lôi ở ngoài luồng Nam Triệu, nơi chúng ta chưa rà quét tới. Trong khi đó, họ đã bị tổn thất khá nặng: cháy 01 tàu quét mìn MSO, rơi và hỏng 04 máy bay lên thẳng CH-53, 01 xe trượt MK-105 và nhiều khí tài, dụng cụ rà phá bom mìn khác bị hỏng, 01 lính chết và 09 lính bị thương. Với ý định đưa lực lượng vào rà phá thủy lôi, bom mìn ở miền Bắc Việt Nam để phô trương thanh thế, khoe khoang kỹ thuật hiện đại của Mỹ, nhưng kết quả đã ngược lại, càng làm cho chúng thất bại nhục nhã hơn.

Trong khi đó, không chờ Mỹ đưa lực lượng và cung cấp phương tiện vào rà phá trả nợ, các lực lượng của quân và dân ta do Quân chùng Hải quân làm nòng cốt, chỉ với những phương tiện thô sơ, kết hợp với một số phương tiện kỹ thuật tương đối hiện đại do ta tự thiết kế, chế tạo, lực lượng không nhiều, đã tích cực, chủ động, mưu trí, sáng tạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ rà phá thủy lôi của địch. Trên các bãi thủy lôi ở khắp các cửa sông, cảng, vịnh miền Bắc, liên tục ngày đêm, các tàu thuyền rà phá của ta “cày đi, xới lại” ngang dọc hàng chục lần theo đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra, có nơi tới gần trăm lần. Các chiến sĩ công binh hàng hải không ngại rét buốt, thay nhau mò lặn, rà tìm ở nhũng nơi tàu thuyền rà phá không thể vào tới.

Tháng 4 và tháng 5 năm 1973, các tàu rà quét của Hải quân cùng lực lượng của các đơn vị trong và ngoài quân đội lần lượt rà quét ở các khu vực. Tháng 6 năm 1973, Quân chủng đưa hai tàu V412 và V416 phóng từ cực mạnh đi rà quét kiểm tra từ vùng biển Thanh Hóa vào đến Quảng Bình. Trên tất cả các bãi thủy lôi không thấy có quả nào nổ nữa.

Ngày 27 tháng 6 năm 1973, Quân chủng tổ chức Hội nghị sơ kết giai đoạn 1, đánh giá thành tích đã đạt được nhờ sự nỗ lực cao của các lực lượng rà phá và khẳng định những ưu điểm, tiến bộ của các khí tài, phương tiện rà phá do ta sàn xuất. Hội nghị xác định kết thúc giai đoạn rà phá, chuyển sang giai đoạn cuối cùng là giải quyết triệt để mọi hậu quả của thủy lôi địch, đề ra phương hướng trong thời gian tiếp theo là: quét sạch, giải quyết triệt để hậu quả thủy lôi địch, khai thông đường biển bảo đảm tiếp tục chi viện cho chiến trường miền Nam. Đến tháng 7 năm 1973, Quân chủng Hải quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm nòng cốt chủ lực, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng khác rà quét, giải quyết hậu quả thủy lôi địch, nhanh chóng giải phóng luồng lạch, bảo đảm giao thông đường thủy kịp thời, an toàn, thông suốt.

Ngày 27 tháng 6 năm 1973 là ngày diễn ra Hội nghị sơ kết thực hiện nhiệm vụ, được xác định là dấu mốc lịch sử kết thúc thắng lợi nhiệm vụ của Quân chủng Hải quân trong chống đế quốc Mỹ phong toả bằng thuỷ lôi và bom từ trường lần thứ hai trên sông, biển miền Bắc Việt Nam - một trong những chiến công tiêu biểu trong quá trình xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng.

Trong cuộc chống phong tỏa lần thứ hai, Hảiquân đã huy động trên 1.000 lần chiếc tàu, trong đó có 878 lần chiếc trực tiếp rà phá thủy lôi, bom từ trường ở hầu khắp các khu vực sông biển miền Bắc, tập trung nhất là khu vực trọng điểm Hải Phòng - Quảng Ninh. Với hơn 400 ngày đêm chiến đấu liên tục và vô cùng căng thẳng, quyết liệt, các tàu của Quân chủng đã hành trình hơn 13.000 hải lý trên các bãi thủy lôi của địch, đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, cùng với các lực lượng của quân dân ta phá nổ 4.495 quả thủy lôi và bom từ trường của địch (riêng Hải quân phá hủy 1.151 quả).

Tổng hợp cả hai cuộc chống địch phong tỏa, Quân chủng Hải quân đã cùng với quân, dân ta phá hủy được 13.346 quả thủy lôi và bom từ trường, đập tan âm mưu và hành động phong tỏa bằng thủy lôi và bom từ trường vô cùng thâm độc và xảo quyệt của đế quốc Mỹ trên sông, biển miền Bắc nước ta những năm 1967- 1968 và 1972-1973.

Với chiến công xuất sắc trong rà phá thủy lôi, bom từ trường của địch, Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 171 và Đội 8 Công binh Hải quân được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 10 tập thể và 30 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Quân công và Huân chương Chiến công các hạng; 11 đồng chí được tặng giải thường Hồ Chí Minh đợt 1, trong đó có đồng chí Nguyễn Bá Phát, Tư lệnh Hải quân và các đồng chí Trương Thế Hùng, Nguyễn Công Tộ, Nguyễn Duy Khoái, Nguyên Trọng Bích, Nguyễn Doanh Hải, Văn Hải, Đặng Đức Năng, Nguyễn Sĩ Trinh, Lê Văn Dinh, Hoàng Sơn.

                Nguồn: Cục Chính trị, Quân chủng Hải Quân