Chiến dịch Đường 6 (Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Chenla II, 27/10-4/12/1971)

Đầu năm 1971, quân đội Sài Gòn bị thất bại nặng nề trong cuộc Hành quân Lam Sơn 719 (30.1-23.3.1971) và Hành quân Toàn thắng 1-71 (4.2-31.5.1971) và nhiều thất bại khác trong các cuộc càn quét, bình định ở miền Nam Việt Nam. Để cứu vãn tình thế, Mĩ chủ trương tăng cường viện trợ quân sự và xây dựng Quân đội Lon Non, để lực lượng này từng bước đàm nhiệm việc đối phó với phong trào Cách mạng Campuchia, tạo điều kiện rút Quân đội Sài Gòn về miền Nam Việt Nam thay cho quân Mĩ rút về nước để làm dịu bớt tình hình căng thẳng trong nhân dân Mĩ, tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Học thuyết Nichxơn”. Thực hiện chủ trương trên, tháng 8.1971, Mĩ tố chức chì đạo và chi viện hoả lực cho Quân đội Lon Non mở cuộc Hành quân Chenla II,dưới sự chi huy trực tiếp của tướng Mackên (McCain, Tư lệnh lực lượng quân Mĩ ở Thái Bình Dương) và Thomxơn (Thompson) người Anh (“chuyên gia bình định” của Mĩ ở Đông Nam Á), nham giành lại thế chủ động, chiếm đóng đường 6 (đoạn từ Tăng Cốc đến Côngpông Thom), lấn chiếm và thu hẹp vùng giải phóng, thực hiện kế hoạch bình định, chia cắt chiến trường, gây khó khăn cho hoạt động của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và lực lượng Cách mạng Campuchia trong mùa khô 1971-72.
Đối phó với âm mưu và hoạt động của địch, ngày 1.10.1971, Quân ủy Trung ương và Bộ chỉ huy Miền quyết định mở chiến dịch phản công trên đường 6 nhằm đánh bại cuộc hành quân Chenla II, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực, phương tiện chiến tranh của địch, đấy quân đội Lon Non tiếp tục rơi vào thế bị động đối phó. Bộ tư lệnh Miền chỉ đạo trực tiếp chiến dịch; cơ quan chỉ huy chiến dịch do các cơ quan của C40 làm nòng cốt, Tư lệnh Đồng Văn Cống, Chính ủy Lê Văn Tưởng.
Lực lượng địch gồm 56 tiếu đoàn (lúc cao nhất lên tới 74 tiểu đoàn, tương đương 4 sư đoàn), tổ chức thành 13 lữ đoàn cơ động và 2 lữ đoàn địa phương, 3 chiến đoàn thiết giáp, 3 trung đoàn pháo binh; được pháo binh và không quân (có B-52) của Mĩ và quân sự Sài Gòn chi viện. Ngày 20.8.1971, địch bắt đầu triển khai chiếm đóng theo trục đường 6 (đoạn từ Ba Tay đến Côngpông Thom, dài khoảng 60 km), thiết lập hệ thống đồn bốt nằm sâu hai bên đường 2-4 km; trong đó xây dựng Ba Rài thành căn cứ cấp sư đoàn (gồm sân bay, trận địa pháo, hệ thống kho tàng) và 2 căn cứ cấp lữ đoàn ở Rùm Luông và Côngpông Thom.
Lực lượng ta tham gia chiến dịch gồm Quân Giải phóng miền Đông Nam Bộ có Sư đoàn Bộ binh 9 (3 trung đoàn 1, 2, 3) và các trung đoàn bộ binh 205, 207, 201, 203, Tiểu đoàn Bộ binh 32, Tiểu đoàn Pháo binh 22 thuộc khu căn cứ C40 (bắc Côngpông Chàm); lực lượng Cách mạng Campuchia có 2 tiểu đoàn và một số đại đội bộ đội địa phương tình, du kích ở các phum. Địa bàn chiến dịch chủ yếu ở khu vực tuyến đường 6 từ Xcun - Sontuc - Côngpông Thom; đây là khu vực địa hình đồng bằng tương đối trống trải thuận tiện cho quan sát nhưng khó khăn trong cơ động lực lượng, giấu quân và triến khai chiến đấu. Chiến dịch diễn ra trong thời gian cuối mùa mưa, việc cơ động gặp khó khăn.
Sư đoàn Bộ binh 9 được giao nhiệm vụ phản công trên hướng chủ yếu, diệt địch trong khu vực từ Rùm Luông đen bắc Tang Kon và cơ động đánh địch phản kích vào các khu vực quyết chiến điểm. Trung đoàn 205 (C40) diệt địch ở khu vực bắc Côngpông Thom - Sontuc; Trung đoàn 207 (C40) vây lấn đánh địch ở Pa Kham và lực lượng viện binh từ Xcun, Tăng Cốc đến phản kích; các đơn vị công binh thuộc 2 trung đoàn 205, 207 đàm nhiệm việc phá đường cơ động của địch từ Pa Kham - Xcun - Ba Tay. Sau khi có chủ trương mở chiến dịch, Bộ tư lệnh Miền đã chỉ đạo khu căn cứ C40 theo dõi nắm địch, nghiên cứu địa hình, đường cơ động, đồng thời bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch, đáp ứng yêu cầu chiến đấu đúng thời gian quy định. Ngoài ra, để bảo đảm bí mật cho hoạt động chiến dịch, Sư đoàn 9 được lệnh tổ chức 2 mạng thông tin, trong đó 1 mạng làm nhiệm vụ liên lạc bảo đảm hành quân, 1 mạng giữ liên lạc bình thường để nghi binh, đồng thời sử dụng Trung đoàn 1 hành quân nhàm thu hút sự chú ý của địch về phía nam. Chiến dịch diễn ra 2 đợt. Đợt 1 (27.10-13.11) bao vây, tiến công các cứ điểm ngoại vi, chặn đánh quân viện từ phía bắc, chia cắt làm rối loạn đội hình tiến công của địch, bao vây cô lập và tiến công địch ở Rùm Luông. Ngày 27.10, Trung đoàn 2 đánh trận mở màn chiến dịch tiêu diệt Tiếu đoàn 376 của địch ở Phum Da (cách Rùm Luông 1 km về phía bắc), thực hiện chia cắt đội hình địch, tạo điều kiện cho các đơn vị vây ép Rùm Luông. Cùng thời gian trên, Trung đoàn 3 tập kích Tiểu đoàn 211 của địch ở An Đông Pô nhưng không dứt điểm, đơn vị chuyển sang vây lấn, tạo thế chia cắt đội hình địch ở Rùm Luông và Croun. Trong khi đó, Trung đoàn 1 (thiếu) thực hiện vây lấn đánh thiệt hại 2 tiếu đoàn và sở chỉ huy nhẹ Lữ đoàn 61 của địch ở Crianchet; Trung đoàn 207 (C40) tổ chức bao vây khống chế địch ở Pa Kham, chốt chặn không cho địch tăng viện từ phía nam lên. Sau khi tiêu diệt một số vị trí ở ngoại vi Rùm Luông, hình thành thế chia cắt chiến dịch, ngày 1.11, Bộ tư lệnh Chiến dịch sử dụng Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 2) tiến công tiêu diệt cụm quân địch ở căn cứ Rùm Luông. Tuy nhiên, do ta nắm địch chưa chắc, vận dụng cách đánh không họp lí, sử dụng lực lượng thiếu tập trung nên trận đánh không thành công; đơn vị bị thiệt hại. Tận dụng cơ hội trên, trong các ngày 3-7.11, địch liên tiếp sử dụng các lữ đoàn 48, 23, 20, 45 phản kích giải tỏa nhằm chiếm lại các vị trí đã mất. Trước tỉnh hình đó, Bộ tư lệnh Chiến dịch sử dụng 1 tiểu đoàn (Trung đoàn 2) đánh địch tăng viện ngoài công sự từ hướng bắc xuống, đồng thời lệnh cho các trung đoàn 1 và 3 tập trung ngăn chặn viện binh địch từ phía nam lên; các tiểu đoàn 6 và 7 (Trung đoàn 2) tiếp tục vây lấn thị trấn Rùm Luông.
Ngày 8.11, Bộ Tư lệnh Chiến dịch điều Trung đoàn 205 từ vị trí dự bị lên thay thế Trung đoàn 3 tiếp tục vây lấn và sẵn sàng tiến công dứt điếm thị trấn Rùm Luông khi có thời cơ. Ngày 11.11, lợi dụng lúc địch tổ chức thay quân, Trung đoàn 205 phối hợp với Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 1) tập kích bất ngờ vào đội hình địch ở khu vực nam Tăng Cốc, tiêu diệt 1 bộ phận địch, số còn lại rút chạy về phía bắc Tăng Cốc. Tận dụng thời cơ quân địch ở Rùm Luông hoang mang dao động và có biểu hiện rút chạy; 18 giờ ngày 12.11, Trung đoàn 3 kịp thời chuyển sang tiến công, diệt và bắt hơn 1 nghìn quân địch, thu nhiều vũ khí, trang bị. Ngày 13.1, kết thúc đợt 1, ta hoàn toàn làm chủ khu vực từ bắc Phum Da đến Tăng Cốc, giải phóng đoạn đường 6 dài khoảng 12 km.
Đợt 2 (28.11 -4.12), chuyến hướng tiến công chủ yếu vào Côngpông Thom và các vị trí của địch trên đường 6, tiêu diệt sinh lực, bẻ gãy hoàn toàn cuộc hành quân Chenla II. Trên hướng chủ yếu (tại khu vực Kptho ở giữa Côngpông Thom và Ba Rài), đêm 27 rạng 28.11, các đơn vị thuộc Sư đoàn 9 đồng loạt tiến công; Tiếu đoàn 2 (Trung đoàn 1) đánh chiếm Popêch; Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 3) tiêu diệt phần lớn quân địch ở Taphonk; Tiểu đoàn 28 (Trung đoàn 9) tiến công Phum Đông (cách Côngpông Thom 1,5 km), trực tiếp uy hiếp sở chỉ huy Binh đoàn 1 của địch ở Côngpông Thom. Trên hướng phối hợp, các trung đoàn 205, 207 thuộc khu căn cứ C40 đồng loạt tiến công vào Lữ đoàn Bộ binh 6 ở Ba Rài khi địch đang chuấn bị lên giải toả cho Côngpông Thom. Trước sự tiến công mạnh mẽ và đồng loạt của ta, 11 giờ 20 phút ngày 30.11, Lon Non buộc phải ra lệnh rút toàn bộ lực lượng còn lại trên đường 6. Nắm chắc thời cơ, Bộ tư lệnh Chiến dịch quyết định đánh trận then chốt giải phóng thị trấn Côngpông Thom; Tiêu đoàn 2 (Trung đoàn 1) tiến công hướng chủ yếu từ phía tây nam, các tiểu đoàn 7 và 9 (Trung đoàn 3) tiến công hướng nam và đông nam. Để tạo thế bao vây và thực hiện quyết tâm tiêu diệt gọn quân địch, đêm 30.11, Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 3) và Tiểu đoàn 28 (Trung đoàn 9) vượt sông Chi Nít ngăn chặn địch rút chạy; đồng thời tiến công gây sức ép từ hướng bắc vào Côngpông Thom. Ngoài ra, các trung đoàn 2 và 205, phối hợp với các trung đoàn 1 và 3 giải phóng Côngpông Thom. 2 giờ ngày 1.12, trinh sát phát hiện địch tập trung về Ba Rài chuẩn bị rút chạy, ta sử dụng hỏa lực bắn chế áp vào đội hình địch và sử dụng Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 1) phối hợp với Trung đoàn 205 kịp thời tổ chức truy kích, diệt và bắt gần 100 quân địch. Sau khi làm chủ căn cứ Ba Rài, các đơn vị tiếp tục áp sát bao vây địch ở Côngpông Thom. 12 giờ ngày 1.12, các tiểu đoàn 8 và 28 đánh chiếm khu vực ngã ba ở phía bắc cầu Côngpông Thom 300 m. Địch tập trung hoá lực pháo binh, máy bay ngăn chặn quyết liệt, đồng thời cho một bộ phận nghi binh rút theo đường 6, còn đại bộ phận rút về Craxăng; đến 20 giờ ngày 1.12, ta hoàn toàn làm chủ thị xã Côngpông Thom. Từ ngày 2-3.12, ta tiếp tục truy kích địch rút chạy khỏi Côngpông Thom; ngày 4.12 chiến dịch kết thúc, cuộc hành quân Chenla II cùa địch bị thất bại hoàn toàn. Kết quả, ta diệt 2 lữ đoàn, 4 trung đội pháo binh, 2 chi đội xe thiết giáp, đánh thiệt hại nặng 2 sở chỉ huy trung đoàn, 4 sở chỉ huy lữ đoàn, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 12 nghìn quân địch; bắn rơi 11 máy bay, phá huý 90 xe quân sự, 13 tàu thuyền, thu 55 xe vận tải, 4.750 súng các loại, 1501 đạn.
Thắng lợi của Chiến dịch Đường 6 đã trực tiếp tạo nên so sánh lực lượng có lợi cho Cách mạng Campuchia, góp phần làm thất bại chiến lược “Khơme hoá chiến tranh” của Mĩ ở Campuchia; đánh bại thủ đoạn tiến công bằng đội hình dày đặc và tổ chức phòng ngự cụm lữ đoàn của Quân đội Lon Non. Nét nổi bật của nghệ thuật chiến dịch là: đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn của địch, Bộ tư lệnh Chiến dịch hạ quyết tâm chính xác, có cách đánh hợp lí, kết hợp chặt chẽ giữa bao vây chia cắt với tiến công truy kích địch; đồng thời làm tốt công tác đảm bảo hậu cần phục vụ chiến đấu liên tục dài ngày, vận dụng nhiều hình thức chiến thuật phong phú linh hoạt giành thắng lợi.

Nguồn: Bách Khoa toàn thư Quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử Quân sự (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân - năm 2015)