Chiến dịch Nghĩa Lộ (18/4-1/5/1948)

Từ cuối năm 1947 đầu 1948, Pháp kiểm soát được hầu hết các tỉnh lị, thị xã, thị trấn và đường giao thông quan trọng ở Tây Bắc. Ở một số vùng, lợi dụng sơ hở của ta trong công tác vận động chính trị, chưa dựa hẳn vào quần chúng, Pháp đã lấn được đất, cưóp được dân, đánh phá phong trào quần chúng và cơ sở; đẩy đoàn thể và lực lượng vũ trang sang địa bàn khác. Tại khu vực Nghĩa Lộ, lực lượng địch có Tiểu đoàn 1 người Thái thuộc tiểu khu Yên Bái, gồm 3 đại đội chiến đấu và 1 trung đội chì huy của đại đội Commăngđô Lào và một số đông lính dõng được trang bị súng cối, trung liên, súng trường. Vị trí chính đóng ở Nghĩa Lộ, Cốc Báng, Gia Hội, Quang Huy. Các đồn phụ ở Thượng Bằng La, Thu Cúc, Văn Yên, Phong Phú, Tú Lệ, Cửa Nhì. Đối phó với hoạt động cùa địch, Bộ Tổng chỉ huy chỉ thị cho Khu 10 phá kế hoạch bao vây biên giới của Pháp, đưa các đại đội độc lập, các đội xung phong và các đội vũ trang tuyên truyền vào sâu trong vùng tạm chiếm cùa quân Pháp và tay sai. Xây dựng và đẩy mạnh chiến tranh du kích, tiến tới xây dựng và mở rộng căn cứ địa Tây Bắc. Bộ chì huy Khu 10 quyết định mở Chiến Dịch Nghĩa Lộ vào đầu tháng 4.1948, nhằm mục đích tiêu diệt Tiểu đoàn 1 xứ Thái tự trị ở Nghĩa Lộ đế uy hiếp Sơn La; buộc quân Pháp ở Lào Cai, Văn Bàn phải phân tán lực lượng về giữ hậu phương, tạo thuận lợi cho các đơn vị khác tiêu diệt các vị trí của đối phương án ngữ biên giới, đồng thời buộc Pháp phải rút quân từ Hoà Bình lên giữ Sơn La. Lực lượng ta có hai trung đoàn bộ đội địa phương cúa tỉnh Sơn La và Yên Bái, hai tiểu đoàn (Sông Lô và 45) của Bộ tăng cường. Tổng số 2 nghìn quân. Ban chi huy chiến dịch gồm Bế Sơn Cương, Vũ Lập; Sở chỉ huy ở Ca Vịnh, thông tin liên lạc vận động.
Căn cứ vào địa hình chiến trường, Ban chỉ huy Chiến dịch chủ trương đánh chiếm vị trí Nghĩa Lộ, sau đó tập trung lực lượng đánh xuống Quang Huy. Trên hướng Nghĩa Lộ, ta sử dụng 2 tiểu đoàn (Sông Lô và Yên Bái), 5 đại đội độc lập, hoả lực có 1 cối 81 mm, 1 cối 60 mm, 9 badôca, 11 trung liên, có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt quân Pháp ở đây; Tiểu đoàn 45 được trang bị pháo 75 mm, quấy rối, nghi binh ở Gốc Bản, Cửa Nhi. Trên hướng Quang Huy, Trung đoàn 97 điều 2 tiểu đoàn đánh tiêu diệt vị trí Quang Huy, nếu không diệt được thì tổ chức bao vây ba ngày, chờ lực lượng ở Nghĩa Lộ xuống tiếp viện sẽ tiến công tiếp.Trong quá trình chuẩn bị chiến dịch, do không giữ được bí mật nên Pháp đã kịp tăng cường lực lượng phòng thủ Nghĩa Lộ, Ban chỉ huy chiến dịch phải chuyển hướng tiến công chính sang Gia Hội. Lực lượng Pháp có 150 quân (1 trung úy và 11 lính Pháp), vũ khí có 2 cối và 4 trung liên. Ta sử dụng 4 đại đội (337 người) được trang bị súng trường và 2 cối, 6 badôca, 8 AT, 12 trung liên. Theo kế hoạch, Đại đội 520 sẽ đánh bản Đon, hoặc bàn Chiêm; 3 đại đội (510, 514, 518) được súng cối chi viện đánh từ ba mặt vào đồn Cao và trại Con Gái (Gia Hội). Tuy nhiên, trong các ngày 19-20.4, các đơn vị không tới được vị trí tập kết do lạc đường, nên đến ngày 21.4 hai đại đội nổ súng trong 1 giờ rồi rút. Đêm 22.4, bốn đại đội bí mật vào sát đồn Cao và Gò Giữa, dùng badôca bắn sập tường và phá hàng rào, bắn và ném lựu đạn vào hầm quân Pháp. Quân Pháp để một bộ phận bắn trả, còn lại rút ra ngoài dùng cối bắn vào xung quanh đồn để sát thương quân ta. Đến 4 giờ 30 phút ta phải lui quân. Kết quả, địch bị diệt 5 lính, 1 trung úy Pháp và 10 lính khố đỏ, nhiều lính bị thương; 2 súng máy bị phá huỷ. Phía ta hi sinh 2, mất 2 súng trường.
Trên hướng Cốc Báng, quân Pháp có 37 quân, 196 lính khố đỏ, 27 lính dõng do Đại úy Pháp Carê (Caret) chỉ huy, trang bị 2 súng máy, 2 cối và súng trường. Ta sử dụng 4 trung đội bộ binh, 5 tiếu đội trợ chiến, 2 tiếu đội địa lôi, 1 pháo 75 mm, 1 cối 60 mm, trong đó 2 trung đội bộ binh và 1 trung đội cối đánh vào đồn A ở đồi cao, 2 trung đội được tăng cường và 1 trung đội phóng lựu đánh don B ở đồi thấp, pháo 75 mm (1 trung đội với 2 súng máy bảo vệ) đặt cách đồn 2 km; 2 trung đội được trang bị địa lôi đánh phục kích ở đường Cốc Báng - Cửa Nhì. 17 giờ 30 phút, sau khi pháo bắn che áp, bộ binh xung phong đánh vào đồn A, nhưng cả 3 lần đều không thành công. Pháo chuyển sang bắn vào đồn B, nhung bộ binh không tiến lên được do hoả lực của địch dày đặc. Đen 21 giờ ta lui quân. Kết quả, ta diệt một số quân địch, phá huỷ 2 súng máy, 2 ngôi nhà, bẳt 3 lính khố đỏ.
Trên hướng Cừa Nhi, quân Pháp có 3 đại đội, gồm 15 lính Pháp, 120 lính khố đỏ, 30 lính dõng. Thực hiện kế hoạch, Đại đội 146 sử dụng 1 trung đội nghi binh phía tây bác Cửa Nhì, 1 trung đội phục kích đường Cửa Nhì - Nghĩa Lộ, 1 trung đội phối hợp với 2 trung đội (Đại đội 148) theo trục lộ đánh vào đồn; trung đội còn lại (Đại đội 148) phục kích trên đoạn đường Cửa Nhi - Cốc Báng và quấy rối Gốc Bàn trong khi các đon vị tiến công đồn. 3 giờ 10 phút ngày 26.4, ta bắt đầu nổ súng, đến 5 giờ 30 phút không đột nhập được vị trí nên phải rút quân. Kết quả, Pháp thương vong một số; ta hi sinh 3 người, lạc 2 người, mất 4 súng trường và 4 đại đao.
Trên hướng Quang Huy, địch có hơn 60 lính Pháp và lính khố đỏ, 1 đại đội mới tiếp viện chốt trên đoạn đường Quang Huy - Văn Yên. Trung đoàn 97 dự kiến sử dùng 1 tiểu đoàn đánh vào Quang Huy, tiểu đoàn còn lại sử dụng 1 đại đội phục kích trên đường Quang Huy, Thượng Bằng La; 1 đại đội phục kích trên đường Quang Huy - Thu Cúc; 1 đại đội phục kích trên đường Thu Cúc - Bằng La. Ngày 18.4, ta xuất phát hành quân từ Thạch Kiệt theo dự kiến đến ngày 19.4 sẽ đến vị trí tập kết để triển khai chiến đấu, nhưng do bị lạc đường nên tối 20.4 mới tới được điểm tập kết tại làng Vừng. Đêm 21.4, ta tập kích vào vị trí Quang Huy, nhưng không kết quả và không thực hiện được kế hoạch bao vây (ta hi sinh 1 chính trị viên tiểu đoàn). Sau ngày 21.4, do hết lương thực, bộ đội trên hướng Quang Huy rút quân về Thượng Khê. Ngày 1.5.1948 chiến dịch kết thúc.
Chiến dịch Nghĩa Lộ là chiến dịch tiến công đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ chỉ huy Khu 10 đã quán triệt tư tưởng tiến công, tập trung lực lượng tiến công nhiều hướng buộc địch phải căng kéo đối phó, tiêu hao, tiêu diệt một số sinh lực địch. Nhưng do đánh giá không đúng địch, ta đề ra mục tiêu không thực tế (giải phóng đất đai); kế hoạch chiến đấu chù quan nên không có phương án đối phó với tình huống tiến công không thành. Sử dụng lực lượng chưa hợp lí trên hướng chính và hướng phụ; không kết hợp được giữa lực lượng tập kích đồn và bộ phận phục kích đánh viện; Sở chỉ huy đặt quá xa đơn vị nên chỉ huy không sát; bảo đảm hậu cần chưa tốt, bộ đội phải rút quân vì hết gạo. Những thành công và tồn tại trong chiến dịch Nghĩa Lộ giúp cho các cấp chỉ huy và bộ đội những bài học kinh nghiệm đầu tiên về cách đánh cứ điểm nằm trong quy mô một chiến dịch tiến công.

Nguồn: Bách Khoa toàn thư Quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử Quân sự (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân - năm 2015)