Phó Giáo sư, nhạc sĩ

Chu Minh

  • Họ và tên: Chu Minh
  • Tên thật là:Triệu Đạt Hiền
  • Bút danh:Chu Minh
  • Ngày sinh: 5/1/1931
  • Ngày mất: 17/10/2023
  • Quê quán: Hà Nội
  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba

    - Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì

    - Huân chương Lao động hạng Nhì

    - Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2001)

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (2017)

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - Trưởng thành trong một gia đình công chức, từ nhỏ, cậu bé đã bộc lộ niềm đam mê với âm nhạc và được học vĩ cầm từ năm 11 tuổi.

    - 1946: Tham gia cách mạng.

    - 1947-1950: Công tác tại Đội Võ trang tuyên truyền Ban Tuyên huấn Trung ương.

    - 1950: Lấy bút danh là Chu Minh sáng tác các ca khúc “Việt Trung Xô” và “Chiến thắng biên giới”.

    - Là một trong 10 người được Nhà nước cử đi học lớp trung cấp âm nhạc ngắn hạn tại Vũ Hán (Trung Quốc).

    - Là một trong 7 người đầu tiên thành lập Đoàn Văn công nhân dân Trung ương (nay là Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam).

    - 1954: Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, ông cùng các nghệ sĩ, nhạc sĩ như: Thái Thị Liên, Lưu Hữu Phước tham gia Đoàn Hợp xướng Hòa Bình, thu âm nhiều bản hợp xướng, ca khúc, nhạc dân tộc tại Thượng Hải (Trung Quốc).

    - 1961-1965: Học chuyên ngành Sáng tác bậc tại Nhạc viện Trung ương Bắc Kinh (Trung Quốc)

    - Sau khi tốt nghiệp, trở về nước, giảng dạy chuyên ngành Sáng tác tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), từng có thời gian làm Chủ nhiệm khoa Lý luận-Sáng tác-Chỉ huy của trường.

    - Năm 1969, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ông đã sáng tác các ca khúc bất hủ "Người là niềm tin tất thắng"...

    - Năm 1972, ông tiếp tục ghi dấu ấn với tác phẩm "Đường Trường Sơn chiến công gọi chiến công".

    - Năm 1973, ông viết "Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam" dựa theo thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Ca khúc được nhiều thế hệ khán giả yêu thích, coi là khúc tráng ca đầy kiêu hãnh và tự hào về dân tộc.

    - Ông sáng tác âm nhạc không nhiều, nhưng ông là người tiên phong và là bậc thầy trong nền âm nhạc mới Việt Nam. Ông là một trong số ít nhạc sĩ thế hệ của mình thành công trong cả hai loại hình: thanh nhạc và khí nhạc.

    - Bên cạnh lĩnh vực sáng tác, ông còn có công lớn trong việc trồng người. Hơn nửa thế kỷ qua, thầy Chu Minh miệt mài truyền dạy cho các lớp nhạc sĩ, mà nhiều người trong số họ nay đã thành danh nổi tiếng như: Trần Tiến, Đức Trịnh, Trương Ngọc Ninh, Ngọc Đại, Tôn Thất Lập,...

    - 2001: Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (đợt 1).

    - 2017: Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt 5), lĩnh vực Âm nhạc cho các tác phẩm: Tên người đẹp mãi Bến Tre, Non nước tên Người, Ngày ấy người đi dặm dài thế kỷ, Hòa tấu thính phòng: Trio cho Piano, violon và vioncelle, Khí nhạc Tuổi trẻ…

    - 17/10/2023: Ông mất tại Hà Nội.

  • Thông tin thêm:

    - Nhac sĩ Chu Minh có hai con gái, con gái cả là Triệu Tú Vân, công tác tại Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Con gái út - Triệu Tú My - là một nghệ sĩ dương cầm và là giảng viên tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

    - 20/11/2019: Một đêm nhạc để tôn vinh và tri ân nhạc sĩ Chu Minh đã được tổ chức tại Nhà hát Âu Cơ (Hà Nội) mang tên “Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam”.

  • Tác phẩm chính:

    - Ca khúc: “Hoa sen”; "Ta yêu cụ Hồ"; "Lớp người công nhân"; “Ánh lửa tình yêu”; “Lời ca mở tuyến”; “Đường đi trăm tuyến”; “Điệp khúc quê hương”; “Mai em đi rồi”; “Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam”; “Người là niềm tin tất thắng”; “Nước non tên Người”; “Ngày ấy Người đi dặm dài thế kỷ”; “Đêm nhớ Bác”; “Tên Người đẹp mãi Bến Tre”; “Lời ca mở tuyến”; “Đường Trường Sơn chiến công gọi chiến công”; "Màu xanh ánh mắt quê hương"; "Đừng buồn nghe em"…

    - Khí nhạc: "Sonate" số 1,2,3; Tổ khúc giao hưởng "Khăn quàng đỏ"; Concerto cho piano "Tuổi trẻ"; Giao hưởng một chương "Ngã ba Đồng Lộc"; Tổ khúc giao hưởng "Miền nam tuyến đầu"; Ouverture "Thành phố Hồ Chí Minh" và "Thành phố trẻ - Dáng đứng Việt Nam" (viết với Trần Quý); Nhạc kịch 4 màn “Tiếng ru”; "Tam tấu đàn dây"

    - Viết nhạc cho khoảng 20 bộ phim truyện và phim tài liệu.

Phó Giáo sư, nhạc sĩ

Chu Minh

  • Họ và tên: Chu Minh
  • Tên thật là:Triệu Đạt Hiền
  • Bút danh:Chu Minh
  • Ngày sinh: 5/1/1931
  • Ngày mất: 17/10/2023
  • Quê quán: Hà Nội
  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba

    - Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì

    - Huân chương Lao động hạng Nhì

    - Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2001)

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (2017)

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - Trưởng thành trong một gia đình công chức, từ nhỏ, cậu bé đã bộc lộ niềm đam mê với âm nhạc và được học vĩ cầm từ năm 11 tuổi.

    - 1946: Tham gia cách mạng.

    - 1947-1950: Công tác tại Đội Võ trang tuyên truyền Ban Tuyên huấn Trung ương.

    - 1950: Lấy bút danh là Chu Minh sáng tác các ca khúc “Việt Trung Xô” và “Chiến thắng biên giới”.

    - Là một trong 10 người được Nhà nước cử đi học lớp trung cấp âm nhạc ngắn hạn tại Vũ Hán (Trung Quốc).

    - Là một trong 7 người đầu tiên thành lập Đoàn Văn công nhân dân Trung ương (nay là Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam).

    - 1954: Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, ông cùng các nghệ sĩ, nhạc sĩ như: Thái Thị Liên, Lưu Hữu Phước tham gia Đoàn Hợp xướng Hòa Bình, thu âm nhiều bản hợp xướng, ca khúc, nhạc dân tộc tại Thượng Hải (Trung Quốc).

    - 1961-1965: Học chuyên ngành Sáng tác bậc tại Nhạc viện Trung ương Bắc Kinh (Trung Quốc)

    - Sau khi tốt nghiệp, trở về nước, giảng dạy chuyên ngành Sáng tác tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), từng có thời gian làm Chủ nhiệm khoa Lý luận-Sáng tác-Chỉ huy của trường.

    - Năm 1969, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ông đã sáng tác các ca khúc bất hủ "Người là niềm tin tất thắng"...

    - Năm 1972, ông tiếp tục ghi dấu ấn với tác phẩm "Đường Trường Sơn chiến công gọi chiến công".

    - Năm 1973, ông viết "Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam" dựa theo thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Ca khúc được nhiều thế hệ khán giả yêu thích, coi là khúc tráng ca đầy kiêu hãnh và tự hào về dân tộc.

    - Ông sáng tác âm nhạc không nhiều, nhưng ông là người tiên phong và là bậc thầy trong nền âm nhạc mới Việt Nam. Ông là một trong số ít nhạc sĩ thế hệ của mình thành công trong cả hai loại hình: thanh nhạc và khí nhạc.

    - Bên cạnh lĩnh vực sáng tác, ông còn có công lớn trong việc trồng người. Hơn nửa thế kỷ qua, thầy Chu Minh miệt mài truyền dạy cho các lớp nhạc sĩ, mà nhiều người trong số họ nay đã thành danh nổi tiếng như: Trần Tiến, Đức Trịnh, Trương Ngọc Ninh, Ngọc Đại, Tôn Thất Lập,...

    - 2001: Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (đợt 1).

    - 2017: Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt 5), lĩnh vực Âm nhạc cho các tác phẩm: Tên người đẹp mãi Bến Tre, Non nước tên Người, Ngày ấy người đi dặm dài thế kỷ, Hòa tấu thính phòng: Trio cho Piano, violon và vioncelle, Khí nhạc Tuổi trẻ…

    - 17/10/2023: Ông mất tại Hà Nội.

  • Thông tin thêm:

    - Nhac sĩ Chu Minh có hai con gái, con gái cả là Triệu Tú Vân, công tác tại Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Con gái út - Triệu Tú My - là một nghệ sĩ dương cầm và là giảng viên tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

    - 20/11/2019: Một đêm nhạc để tôn vinh và tri ân nhạc sĩ Chu Minh đã được tổ chức tại Nhà hát Âu Cơ (Hà Nội) mang tên “Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam”.

  • Tác phẩm chính:

    - Ca khúc: “Hoa sen”; "Ta yêu cụ Hồ"; "Lớp người công nhân"; “Ánh lửa tình yêu”; “Lời ca mở tuyến”; “Đường đi trăm tuyến”; “Điệp khúc quê hương”; “Mai em đi rồi”; “Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam”; “Người là niềm tin tất thắng”; “Nước non tên Người”; “Ngày ấy Người đi dặm dài thế kỷ”; “Đêm nhớ Bác”; “Tên Người đẹp mãi Bến Tre”; “Lời ca mở tuyến”; “Đường Trường Sơn chiến công gọi chiến công”; "Màu xanh ánh mắt quê hương"; "Đừng buồn nghe em"…

    - Khí nhạc: "Sonate" số 1,2,3; Tổ khúc giao hưởng "Khăn quàng đỏ"; Concerto cho piano "Tuổi trẻ"; Giao hưởng một chương "Ngã ba Đồng Lộc"; Tổ khúc giao hưởng "Miền nam tuyến đầu"; Ouverture "Thành phố Hồ Chí Minh" và "Thành phố trẻ - Dáng đứng Việt Nam" (viết với Trần Quý); Nhạc kịch 4 màn “Tiếng ru”; "Tam tấu đàn dây"

    - Viết nhạc cho khoảng 20 bộ phim truyện và phim tài liệu.


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa