Nhà giáo

Chu Văn An

  • Họ và tên: Chu Văn An
  • Tên tự:Linh Triệt, hiệu Tiều Ẩn
  • Thụy hiệu:Văn Trinh
  • Tước hiệu:Văn Trinh công
  • Năm sinh: 1292
  • Năm mất:1370
  • Quê quán: xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội)
  • Học vấn:

    - Thái học sinh (Tiến sĩ)

  • Chức quan:

    - Tư nghiệp Quốc Tử Giám

  • Vinh danh:

    - UNESCO tôn vinh Chu Văn An là Nhà giáo dục tiêu biểu của Việt Nam và tổ chức lễ kỷ niệm 650 năm ngày mất vào năm 2020 (2019)

  • Thân thế, sự nghiệp:

    - Ngay từ nhỏ, tuy xuất thân trong một gia đình bình thường nhưng Chu Văn An đã được mẹ là bà Lê Chiêm lo cho ăn học chu đáo. Ông rất ham đọc sách và học rất giỏi.

    - Sau khi thi đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ thời Trần), ông không ra làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà, mong mỏi đào tạo nên những thế hệ học trò có đủ tài đức.

    - Tâm huyết với nghề dạy học, không màng danh lợi, rất nghiêm khắc với học trò.

    - Chú trọng rèn luyện học trò về đạo lý sống, nhân cách làm người.

    - Thời vua Trần Minh Tông (1314-1329) mời ông ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám - Hiệu trưởng trường đại học đầu tiên ở Việt Nam, trông coi việc học của cả nước.

    - Hơn 30 năm làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, ông đảm nhận từ việc dạy học cho các Thái tử, đến viết sách giáo khoa, các chương trình giảng dạy, đề xuất các tiêu chí lựa chọn người vào học, thi cử để đào tạo và tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

    - Chu Văn An trực tiếp giảng dạy cho hai vị vua tương lai là Hoàng Thái tử Trần Vượng (sau là vua Trần Hiến Tông) và Thái tử Trần Hạo (vua Trần Dụ Tông).

    - Dưới triều vua Trần Dụ Tông (1341-1369), chứng kiến chính sự rối ren, ông dâng “Thất trảm sớ” xin vua trừng trị bảy gian thần lộng hành trong triều đình, nhưng không được chấp nhận. Ông treo ấn từ quan, về sống ẩn dật ở vùng núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương) tiếp tục sự nghiệp “Trồng người” và tìm thuốc chữa bệnh cho dân...

    - Ngày 18/1/1370, thầy Chu Văn An qua đời, được vua Trần Nghệ Tông ban cho tên Thụy là Văn Trinh, hiệu là Tiều ẩn Khang tiết tiên sinh, truy tặng tước Công – tước phẩm cao nhất, đặc cách được thờ trong Văn Miếu cùng hàng với các bậc hiền triết.

    - Chu Văn An có nhiều đóng góp quan trọng đối với văn hóa, giáo dục Đại Việt ở thế kỷ XIV và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều thế hệ sau này. Ông được tôn vinh là “Vạn thế sư biểu” (Người thầy mẫu mực của muôn đời).

  • Thông tin thêm:

    - Sau khi Chu Văn An qua đời (1370), tại nơi ông làm nhà dạy học và sống sau khi thoái triều ở núi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Hương đã được dựng đền thờ ông. Tuy nhiên, trải qua sự tàn phá của chiến tranh, ngôi đền đã bị phá hủy gần như hoàn toàn. Năm 1997, chính quyền tỉnh Hải Dương bắt đầu từng bước khai quật khảo cổ và trùng tu tôn tạo, xây mới lại Đền thờ thầy Chu Văn An.

    - Năm 1998, khu đền thờ Chu Văn An nằm ở vùng núi Chí Linh, tỉnh Hải Dương (gồm Đền thờ, Lăng mộ thầy Chu Văn An và Điện Lưu Quang - nơi thuở xưa thầy Chu Văn An dạy học) được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

    - Năm 2008, đền thờ Chu Văn An đã trở thành quần thể kiến trúc bề thế trang nghiêm bao gồm: tam quan nội, tam quan ngoại, sân hạ, sân trung, sân thượng, vườn cây, hai nhà giải vũ, hai nhà bia, đền thờ chính cùng những bức phù điêu chạm Long Phượng vờn mây và 112 bậc đá dẫn lên đền thờ chính.

    - 7/11/2019, tại Paris (Pháp), Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) khóa 40 đã thống nhất biểu quyết “Tổ chức lễ kỷ niệm 650 năm ngày mất của Chu Văn An - Nhà sư phạm Việt Nam” vào năm 2020.

  • Tác phẩm chính:

    - Thất trảm sớ

    - Tiều ẩn thi tập

    - Tiều ẩn quốc ngữ thi tập

    - Tứ thư thuyết ước

    - Giang đình tác

    - Linh sơn tạp hứng

    - Miết trì

    - Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính

    - Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân

    - Xuân đán...

Nhà giáo

Chu Văn An

  • Họ và tên: Chu Văn An
  • Tên tự:Linh Triệt, hiệu Tiều Ẩn
  • Thụy hiệu:Văn Trinh
  • Tước hiệu:Văn Trinh công
  • Năm sinh: 1292
  • Năm mất:1370
  • Quê quán: xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội)
  • Học vấn:

    - Thái học sinh (Tiến sĩ)

  • Chức quan:

    - Tư nghiệp Quốc Tử Giám

  • Vinh danh:

    - UNESCO tôn vinh Chu Văn An là Nhà giáo dục tiêu biểu của Việt Nam và tổ chức lễ kỷ niệm 650 năm ngày mất vào năm 2020 (2019)

  • Thân thế, sự nghiệp:

    - Ngay từ nhỏ, tuy xuất thân trong một gia đình bình thường nhưng Chu Văn An đã được mẹ là bà Lê Chiêm lo cho ăn học chu đáo. Ông rất ham đọc sách và học rất giỏi.

    - Sau khi thi đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ thời Trần), ông không ra làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà, mong mỏi đào tạo nên những thế hệ học trò có đủ tài đức.

    - Tâm huyết với nghề dạy học, không màng danh lợi, rất nghiêm khắc với học trò.

    - Chú trọng rèn luyện học trò về đạo lý sống, nhân cách làm người.

    - Thời vua Trần Minh Tông (1314-1329) mời ông ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám - Hiệu trưởng trường đại học đầu tiên ở Việt Nam, trông coi việc học của cả nước.

    - Hơn 30 năm làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, ông đảm nhận từ việc dạy học cho các Thái tử, đến viết sách giáo khoa, các chương trình giảng dạy, đề xuất các tiêu chí lựa chọn người vào học, thi cử để đào tạo và tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

    - Chu Văn An trực tiếp giảng dạy cho hai vị vua tương lai là Hoàng Thái tử Trần Vượng (sau là vua Trần Hiến Tông) và Thái tử Trần Hạo (vua Trần Dụ Tông).

    - Dưới triều vua Trần Dụ Tông (1341-1369), chứng kiến chính sự rối ren, ông dâng “Thất trảm sớ” xin vua trừng trị bảy gian thần lộng hành trong triều đình, nhưng không được chấp nhận. Ông treo ấn từ quan, về sống ẩn dật ở vùng núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương) tiếp tục sự nghiệp “Trồng người” và tìm thuốc chữa bệnh cho dân...

    - Ngày 18/1/1370, thầy Chu Văn An qua đời, được vua Trần Nghệ Tông ban cho tên Thụy là Văn Trinh, hiệu là Tiều ẩn Khang tiết tiên sinh, truy tặng tước Công – tước phẩm cao nhất, đặc cách được thờ trong Văn Miếu cùng hàng với các bậc hiền triết.

    - Chu Văn An có nhiều đóng góp quan trọng đối với văn hóa, giáo dục Đại Việt ở thế kỷ XIV và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều thế hệ sau này. Ông được tôn vinh là “Vạn thế sư biểu” (Người thầy mẫu mực của muôn đời).

  • Thông tin thêm:

    - Sau khi Chu Văn An qua đời (1370), tại nơi ông làm nhà dạy học và sống sau khi thoái triều ở núi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Hương đã được dựng đền thờ ông. Tuy nhiên, trải qua sự tàn phá của chiến tranh, ngôi đền đã bị phá hủy gần như hoàn toàn. Năm 1997, chính quyền tỉnh Hải Dương bắt đầu từng bước khai quật khảo cổ và trùng tu tôn tạo, xây mới lại Đền thờ thầy Chu Văn An.

    - Năm 1998, khu đền thờ Chu Văn An nằm ở vùng núi Chí Linh, tỉnh Hải Dương (gồm Đền thờ, Lăng mộ thầy Chu Văn An và Điện Lưu Quang - nơi thuở xưa thầy Chu Văn An dạy học) được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

    - Năm 2008, đền thờ Chu Văn An đã trở thành quần thể kiến trúc bề thế trang nghiêm bao gồm: tam quan nội, tam quan ngoại, sân hạ, sân trung, sân thượng, vườn cây, hai nhà giải vũ, hai nhà bia, đền thờ chính cùng những bức phù điêu chạm Long Phượng vờn mây và 112 bậc đá dẫn lên đền thờ chính.

    - 7/11/2019, tại Paris (Pháp), Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) khóa 40 đã thống nhất biểu quyết “Tổ chức lễ kỷ niệm 650 năm ngày mất của Chu Văn An - Nhà sư phạm Việt Nam” vào năm 2020.

  • Tác phẩm chính:

    - Thất trảm sớ

    - Tiều ẩn thi tập

    - Tiều ẩn quốc ngữ thi tập

    - Tứ thư thuyết ước

    - Giang đình tác

    - Linh sơn tạp hứng

    - Miết trì

    - Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính

    - Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân

    - Xuân đán...


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa