Giáo sư

Đặng Thai Mai

  • Họ và tên: Đặng Thai Mai
  • Bút danh:Thanh Tuyền, Thanh Bình
  • Ngày sinh: 25/12/1902
  • Ngày mất: 25/9/1984
  • Quê quán: làng Lương Điền (nay là xã Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
  • Dân tộc: Kinh
  • Chức vụ:

    - Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1946-1947)

    - Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956-1960)

    - Hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1959)

    - Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam (1957-1984)

    - Viện trưởng Viện Văn học (1959-1976)

    - Đại biểu Quốc hội: Khóa I, II, III, IV

  • Học vấn:

    - Giáo sư (1957)

    - Cao đẳng Sư phạm Đông Dương (1928)

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Hồ Chí Minh (1982)

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật đợt 1 (1996)

    - Giải A giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986 (tác phẩm cuốn Hồi ký)

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - 1925-1928: Học trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương tại Hà Nội. Thời gian này, ông tham gia phong trào đòi "ân xá" cụ Phan Bội Châu, truy điệu cụ Phan Chu Trinh.

    - 1928: Giảng dạy ở trường Quốc học Huế.

    - 1929: Bị xử một năm tù treo, sau đó lại trở về dạy học ở Huế.

    - 1930: Lại bị bắt và bị xử 3 năm vì tham gia phong trào Cứu tế đỏ.

    - 1932: Sau khi ra tù, ông ra Hà Nội sống và dạy học tại trường tư thục Gia Long.

    - 1935: Cùng với các bạn là Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp… lập ra trường tư thục Thăng Long nổi tiếng một thời.

    - 1936: Tham gia phong trào Mặt trận bình dân, viết và biên tập các báo tiếng Việt và tiếng Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương [“Tin tức” (tiếng Việt), “Le Travail” (Lao Động), “Notre voix” (Tiếng nói chúng ta)]; đồng thời là một trong những người sáng lập Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ cùng Nguyễn Văn Tố, Vương Kiêm Toàn, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp…

    - 1939: Được Đảng Cộng sản Đông Dương giới thiệu ra ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kỳ và đã trúng cử. Đây là một giai đoạn hoạt động cách mạng công khai say mê của ông.

    - 1944: Công bố tác phẩm “Văn học khái luận”. Đây được coi là tác phẩm tiên phong cho lĩnh vực phê bình, lý luận của nền văn học Việt Nam hiện đại.

    - 8/1945: Sau Cách mạng Tháng Tám, giảng dạy ở bậc đại học và nghiên cứu phê bình văn học.

    - 10/1945: Giám đốc Ban Văn khoa Đại học (tức là trường Đại học Văn khoa nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập ngày 10/10/1945.

    - 1946-1975: Đại biểu Quốc hội các khoá: I, II, III, IV.

    - 1946: Ủy viên Ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

    - 1946-1947: Bộ trưởng Bộ Giáo dục.

    - 1947-1948: Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Thanh Hóa.

    - 1948: Hội trưởng Hội Văn hóa Việt Nam.

    - 1949-1950: Giáo sư phụ trách Ban Sư phạm Văn khoa.

    - 1951-1953: Là người sáng lập và là Giám đốc trường Dự bị Đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV.

    - 1956-1957: Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

    - 1956-1959: Hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

    - 1957: Được phong hàm Giáo sư.

    - 1957-1984: Tham gia Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

    - 1959-1976: Viện trưởng Viện Văn học và Chủ nhiệm tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện.

    - 25/9/1984: Ông mất. Với tư cách là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội, nhân văn và văn hóa, trong hơn 40 năm, kể từ những bài viết đầu tiên trên các tờ báo “Thanh Nghị”, “Tri Tân”, “Văn Mới” năm 1940, đến năm 1984, Giáo sư Đặng Thai Mai đã để lại cho ngành nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn một di sản quý, gồm hàng chục công trình, hàng nghìn trang viết có giá trị. Mỗi công trình của ông, dù lớn hay nhỏ, đều in dấu mốc quan trọng của từng thời kỳ hình thành và phát triển ngành nghiên cứu Ngữ văn ở nước ta.

    - 1996: Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt 1) với cụm công trình gồm 8 tác phẩm: Nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học Thế giới (1945-1984).

  • Tác phẩm chính:

    - Nghiên cứu: Văn học khái luận (1944); Lỗ Tấn thân thế, văn nghệ (1944); Tạp văn trong văn học Trung Quốc ngày nay (1945); Chủ nghĩa nhân văn dưới thời kỳ văn hoá Phục hưng (1949); Văn thơ Phan Bội Châu (1959); Văn thơ Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX (1961); Trên đường học tập và nghiên cứu [3 tập: tập 1 (1959), tập 2 (1965), tập 3 (1973)]

    - Bình giảng: Giảng văn Chinh phụ ngâm (chú giải, bình giảng, 1950, 1992)

    - Biên khảo: Lược sử văn học hiện đại Trung Quốc (1957)

    - Tác phẩm, Hồi ký: Đặng Thai Mai tuyển tập (2 tập, 1978-1984); Hồi ký Đặng Thai Mai (1985)

    - Dịch, giới thiệu: Thế giới hiện đại (dịch chung, 1946); Lịch sử triết học phương Tây [tập 1 (1949), tập 2 (1957); Lôi Vũ (của Tào Ngu, 1945, 1958); A Sin (1957); Nhật xuất (của Tào Ngu, 1958)

Giáo sư

Đặng Thai Mai

  • Họ và tên: Đặng Thai Mai
  • Bút danh:Thanh Tuyền, Thanh Bình
  • Ngày sinh: 25/12/1902
  • Ngày mất: 25/9/1984
  • Quê quán: làng Lương Điền (nay là xã Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
  • Dân tộc: Kinh
  • Chức vụ:

    - Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1946-1947)

    - Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956-1960)

    - Hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1959)

    - Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam (1957-1984)

    - Viện trưởng Viện Văn học (1959-1976)

    - Đại biểu Quốc hội: Khóa I, II, III, IV

  • Học vấn:

    - Giáo sư (1957)

    - Cao đẳng Sư phạm Đông Dương (1928)

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Hồ Chí Minh (1982)

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật đợt 1 (1996)

    - Giải A giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986 (tác phẩm cuốn Hồi ký)

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - 1925-1928: Học trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương tại Hà Nội. Thời gian này, ông tham gia phong trào đòi "ân xá" cụ Phan Bội Châu, truy điệu cụ Phan Chu Trinh.

    - 1928: Giảng dạy ở trường Quốc học Huế.

    - 1929: Bị xử một năm tù treo, sau đó lại trở về dạy học ở Huế.

    - 1930: Lại bị bắt và bị xử 3 năm vì tham gia phong trào Cứu tế đỏ.

    - 1932: Sau khi ra tù, ông ra Hà Nội sống và dạy học tại trường tư thục Gia Long.

    - 1935: Cùng với các bạn là Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp… lập ra trường tư thục Thăng Long nổi tiếng một thời.

    - 1936: Tham gia phong trào Mặt trận bình dân, viết và biên tập các báo tiếng Việt và tiếng Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương [“Tin tức” (tiếng Việt), “Le Travail” (Lao Động), “Notre voix” (Tiếng nói chúng ta)]; đồng thời là một trong những người sáng lập Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ cùng Nguyễn Văn Tố, Vương Kiêm Toàn, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp…

    - 1939: Được Đảng Cộng sản Đông Dương giới thiệu ra ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kỳ và đã trúng cử. Đây là một giai đoạn hoạt động cách mạng công khai say mê của ông.

    - 1944: Công bố tác phẩm “Văn học khái luận”. Đây được coi là tác phẩm tiên phong cho lĩnh vực phê bình, lý luận của nền văn học Việt Nam hiện đại.

    - 8/1945: Sau Cách mạng Tháng Tám, giảng dạy ở bậc đại học và nghiên cứu phê bình văn học.

    - 10/1945: Giám đốc Ban Văn khoa Đại học (tức là trường Đại học Văn khoa nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập ngày 10/10/1945.

    - 1946-1975: Đại biểu Quốc hội các khoá: I, II, III, IV.

    - 1946: Ủy viên Ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

    - 1946-1947: Bộ trưởng Bộ Giáo dục.

    - 1947-1948: Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Thanh Hóa.

    - 1948: Hội trưởng Hội Văn hóa Việt Nam.

    - 1949-1950: Giáo sư phụ trách Ban Sư phạm Văn khoa.

    - 1951-1953: Là người sáng lập và là Giám đốc trường Dự bị Đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV.

    - 1956-1957: Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

    - 1956-1959: Hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

    - 1957: Được phong hàm Giáo sư.

    - 1957-1984: Tham gia Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

    - 1959-1976: Viện trưởng Viện Văn học và Chủ nhiệm tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện.

    - 25/9/1984: Ông mất. Với tư cách là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội, nhân văn và văn hóa, trong hơn 40 năm, kể từ những bài viết đầu tiên trên các tờ báo “Thanh Nghị”, “Tri Tân”, “Văn Mới” năm 1940, đến năm 1984, Giáo sư Đặng Thai Mai đã để lại cho ngành nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn một di sản quý, gồm hàng chục công trình, hàng nghìn trang viết có giá trị. Mỗi công trình của ông, dù lớn hay nhỏ, đều in dấu mốc quan trọng của từng thời kỳ hình thành và phát triển ngành nghiên cứu Ngữ văn ở nước ta.

    - 1996: Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt 1) với cụm công trình gồm 8 tác phẩm: Nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học Thế giới (1945-1984).

  • Tác phẩm chính:

    - Nghiên cứu: Văn học khái luận (1944); Lỗ Tấn thân thế, văn nghệ (1944); Tạp văn trong văn học Trung Quốc ngày nay (1945); Chủ nghĩa nhân văn dưới thời kỳ văn hoá Phục hưng (1949); Văn thơ Phan Bội Châu (1959); Văn thơ Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX (1961); Trên đường học tập và nghiên cứu [3 tập: tập 1 (1959), tập 2 (1965), tập 3 (1973)]

    - Bình giảng: Giảng văn Chinh phụ ngâm (chú giải, bình giảng, 1950, 1992)

    - Biên khảo: Lược sử văn học hiện đại Trung Quốc (1957)

    - Tác phẩm, Hồi ký: Đặng Thai Mai tuyển tập (2 tập, 1978-1984); Hồi ký Đặng Thai Mai (1985)

    - Dịch, giới thiệu: Thế giới hiện đại (dịch chung, 1946); Lịch sử triết học phương Tây [tập 1 (1949), tập 2 (1957); Lôi Vũ (của Tào Ngu, 1945, 1958); A Sin (1957); Nhật xuất (của Tào Ngu, 1958)


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa