[Photo] Đề cương về văn hoá Việt Nam 1943 - nền tảng lý luận và động lực phát triển văn hoá, con người Việt Nam

Hà Nội (TTXVN 27/2/2023) Năm 1943, Đảng đã cho ra đời bản Đề cương về Văn hóa Việt Nam, được coi là bản tuyên ngôn đầy đủ nhất đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nền văn hóa mới, mở đường cho văn hóa phát triển.

  • Bản Đề cương về Văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943.

  • Bản Đề cương về Văn hóa Việt Nam đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1. (Ảnh: baotanglichsu.vn)Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 cùng sức mạnh văn hóa tinh thần được tạo ra trong cuộc vận động văn hóa từ tháng 2/1943 đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cuộc cách mạng tháng 8, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946) được coi là bước ngoặt lịch sử, khẳng định vị thế, tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa, con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh xem bức chân dung của Người được vẽ bằng máu của họa sỹ Diệp Minh Châu, quê ở miền Nam. (Ảnh: TTXVN)Là người đặt nền móng cho nền văn học nghệ thuật cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có công xây dựng một nền văn nghệ mới, thường xuyên sâu sát và có những lời chỉ bảo tận tình, cần thiết cho đội ngũ những người làm công tác văn hóa văn nghệ, đặc biệt là các anh chị em nghệ sỹ. Trong ảnh: Các đại biểu dự Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ 3 nồng nhiệt đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự Đại hội (26/11/1962). (Nguồn: TTXVN)Giữ gìn và phát huy bản sắc của mỗi dân tộc sẽ phát huy được sức mạnh của cả dân tộc, đồng thời những nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc anh em bổ sung cho nhau và làm phong phú cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong ảnh: Bác Hồ thổi khèn do đồng bào Yên Châu kính tặng trong chuyến thăm Tây Bắc (5/1959). (Ảnh: TTXVN) 

  • Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 cùng sức mạnh văn hóa tinh thần được tạo ra trong cuộc vận động văn hóa từ tháng 2/1943 đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cuộc cách mạng tháng 8, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

  • Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946) được coi là bước ngoặt lịch sử, khẳng định vị thế, tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa, con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh xem bức chân dung của Người được vẽ bằng máu của họa sỹ Diệp Minh Châu, quê ở miền Nam. (Ảnh: TTXVN)

  • Là người đặt nền móng cho nền văn học nghệ thuật cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có công xây dựng một nền văn nghệ mới, thường xuyên sâu sát và có những lời chỉ bảo tận tình, cần thiết cho đội ngũ những người làm công tác văn hóa văn nghệ, đặc biệt là các anh chị em nghệ sỹ. Trong ảnh: Các đại biểu dự Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ 3 nồng nhiệt đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự Đại hội (26/11/1962). (Nguồn: TTXVN)