Doanh nhân

Đỗ Đình Thiện

  • Họ và tên: Đỗ Đình Thiện
  • Năm sinh: 1904
  • Ngày mất: 2/1/1972
  • Quê quán: Hà Nội
  • Chức vụ:

    - Giám đốc Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (1947-1953)

    - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1956-1972)

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Hồ Chí Minh (2008)

    - Huân chương Kháng chiến hạng Nhì (1950)

    - Huy chương "Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân"

    - Huy chương "Vì sự nghiệp tài chính của Đảng"

    - Kỷ niệm chương "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" (2009)

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - 1926: Tham gia phong trào cả nước để tang cụ Phan Châu Trinh.

    - 1927: Du học tại Trường kỹ sư Canh nông Toulouse tại Pháp, vừa học vừa tham gia hoạt động cách mạng, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc

    - 1928: Gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành một trong những người đi đầu trong việc tuyên truyền, vận động, giác ngộ binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp không tham gia đàn áp thuộc địa và tích cực ủng hộ trong trào cách mạng trong nước.

    - 1931: Bị cảnh sát Pháp bắt khi trao truyền đơn cách mạng cho những binh sĩ người Việt Nam đang trên đường hồi hương. Bị kết án 4 tháng tù giam và trục xuất về nước.

    - 1932: Khi về nước ông kết hôn với bà Trịnh Thị Điền và vẫn bị quản thúc rất chặt, không thể tham gia hoạt động cách mạng, quyết định chuyển hướng làm kinh tế để có cơ hội đóng góp cho cách mạng.

    - Bằng tài trí và sự quyết tâm, ông trở nên giàu có nổi tiếng ở Hà Thành với tiệm tơ Cát Lợi ở 54 Hàng Gai (Hà Nội).

    - 1941: Mua nhà máy dệt ở Gia Lâm.

    - 1943: Mua lại đồn điền Chi Nê rộng 12.000ha ở Lạc Thủy, Hòa Bình với giá một triệu đồng Đông Dương tương đương 2.000 lượng vàng.

    - 1943: Khi quỹ của Trung ương Đảng khó khăn, gia đình ông ủng hộ luôn 30.000 đồng (qua đồng chí Nguyễn Lương Bằng) và 20.000 đồng (qua đồng chí Nguyễn Văn Tạo).

    - 1945: Ủng hộ 100.000 đồng Đông Dương cho Quỹ Đảng để chuẩn bị Tổng khởi nghĩa.

    - 4/9/1945: Phụ trách “Quỹ Độc lập” của Trung ương vừa được thành lập, ông đóng góp vào “Quỹ Độc lập” 10 vạn đồng Đông Dương và 100 lạng vàng trong “Tuần lễ Vàng” (trong khi cả nước mới quyên góp được 300 lạng vàng).

    - 22/9/1945: Mua đấu giá bức tranh chân dung Chủ Tịch Hồ Chí Minh do họa sỹ Nguyễn Sáng vẽ với giá 1 triệu đồng Đông Dương trong ngày bế mạc “Tuần lễ Vàng”. Sau đó tặng ngay cho Ủy ban Kháng chiến hành chính thành phố Hà Nội.

    - 1946: Tự bỏ tiền ra mua Nhà máy in Tôpanh (Taupin) của người Pháp để hiến cho Cách mạng và Bộ Tài chính làm cơ sở in tiền của nhà nước ta trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến. Tháng 11/1946, nhà máy in tiền Tôpanh được chuyển về đồn điền Chi Nê (Lạc Thủy, Hòa Bình) của gia đình ông.

    - 6/1946 - 9/1946: Làm thư ký riêng cho Bác Hồ và được giao trực tiếp ghi nhật ký chuyến thăm Cộng hòa Pháp của Người. Đây là chuyến đi lịch sử liên quan đến sứ mệnh của dân tộc, chuyến đi mở đầu của nền ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

    - 12/1946: Ông về đồn điền Chi Nê (Hòa Bình) ở và giúp Chính phủ xây dựng nhà máy in tiền và cung cấp quân lương cho kháng chiến.

    - 2/1947: Đồn điền Chi Nê bị Pháp oanh tạc, cả gia đình ông chuyển lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến.

    - 1947-1953: Giám đốc Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, Trưởng phòng Quỹ - Ngân hàng quốc gia Việt Nam…nhưng ông tình nguyện không nhận lương.

    - 1954: Hòa bình lập lại, ông cùng gia đình về sống tại nhà riêng ở 76 Nguyễn Du, Hà Nội.

    - 1956-1972: Tham gia Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    - 2/1/1972: Ông mất.

  • Gia đình:

    - Ông Đỗ Đình Thiện là con trai út của cụ Đỗ Viết Thành, quê ở làng Noi, nay thuộc Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Thân mẫu của ông là cụ Trần Thị Lan ở làng Kẻ. Cụ Thành làm thư ký cho một chủ đồn điền người Pháp ở Tuyên Quang, năm 30 tuổi lâm bệnh nặng, mất sớm khi ông Đỗ Đình Thiện mới tròn 5 tháng tuổi. Còn cụ Lan làm nghề buôn bán, những năm trước kháng chiến chống Pháp có tiệm buôn bán tơ lụa khá lớn ở số nhà 72, 74 phố Hàng Gai, Hà Nội. Trong bốn anh chị em, anh trai cả Đỗ Viết Dung là kỹ sư hỏa xa, chị thứ hai là Đỗ Thị Hiên là thương gia, có cửa hiệu buôn bán tơ lụa ở Hàng Đào, anh thứ ba là Đỗ Văn Tùng, kỹ sư cầu đường.

    - Năm 1932, ông kết hôn với bà Trịnh Thị Điền, cán bộ hoạt động cách mạng bí mật. Hai ông bà có bốn người con, người con gái cả - kỹ sư luyện kim Đỗ Thanh Liên đã từng xung phong đi phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ khi đang là học sinh lớp 8; con gái thứ hai Đỗ Kim Anh là kỹ sư dệt; con gái thứ ba - bác sĩ Đỗ Thiên Hương đã 21 lần được gặp Hồ Chủ tịch; người con trai út Đỗ Long Vân là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học.

  • Thông tin thêm:

    - 8/2007: Khu đồn điền Chi Nê của gia đình tư sản yêu nước Đỗ Đức Thiện được công nhận Di tích lịch sử Cách mạng Quốc gia.

    - 1/2014: Một tuyến phố ở quận Nam Từ Liêm đã được đặt tên Đỗ Đình Thiện theo Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 2/1/2014 của UBND thành phố Hà Nội. Đường Đỗ Đình Thiện thuộc địa phận phường Mễ Trì quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), có độ dài 750m, rộng 12m, chạy bao quanh KĐT Sông Đà Mỹ Đình, có điểm đầu và điểm cuối đều nằm trên đường Trần Văn Lai

    - 5/2019: Khánh thành Nhà tưởng niệm người có công và cán bộ, công nhân nhà máy in tiền tại xã Cổ Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình

Doanh nhân

Đỗ Đình Thiện

  • Họ và tên: Đỗ Đình Thiện
  • Năm sinh: 1904
  • Ngày mất: 2/1/1972
  • Quê quán: Hà Nội
  • Chức vụ:

    - Giám đốc Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (1947-1953)

    - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1956-1972)

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Hồ Chí Minh (2008)

    - Huân chương Kháng chiến hạng Nhì (1950)

    - Huy chương "Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân"

    - Huy chương "Vì sự nghiệp tài chính của Đảng"

    - Kỷ niệm chương "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" (2009)

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - 1926: Tham gia phong trào cả nước để tang cụ Phan Châu Trinh.

    - 1927: Du học tại Trường kỹ sư Canh nông Toulouse tại Pháp, vừa học vừa tham gia hoạt động cách mạng, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc

    - 1928: Gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành một trong những người đi đầu trong việc tuyên truyền, vận động, giác ngộ binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp không tham gia đàn áp thuộc địa và tích cực ủng hộ trong trào cách mạng trong nước.

    - 1931: Bị cảnh sát Pháp bắt khi trao truyền đơn cách mạng cho những binh sĩ người Việt Nam đang trên đường hồi hương. Bị kết án 4 tháng tù giam và trục xuất về nước.

    - 1932: Khi về nước ông kết hôn với bà Trịnh Thị Điền và vẫn bị quản thúc rất chặt, không thể tham gia hoạt động cách mạng, quyết định chuyển hướng làm kinh tế để có cơ hội đóng góp cho cách mạng.

    - Bằng tài trí và sự quyết tâm, ông trở nên giàu có nổi tiếng ở Hà Thành với tiệm tơ Cát Lợi ở 54 Hàng Gai (Hà Nội).

    - 1941: Mua nhà máy dệt ở Gia Lâm.

    - 1943: Mua lại đồn điền Chi Nê rộng 12.000ha ở Lạc Thủy, Hòa Bình với giá một triệu đồng Đông Dương tương đương 2.000 lượng vàng.

    - 1943: Khi quỹ của Trung ương Đảng khó khăn, gia đình ông ủng hộ luôn 30.000 đồng (qua đồng chí Nguyễn Lương Bằng) và 20.000 đồng (qua đồng chí Nguyễn Văn Tạo).

    - 1945: Ủng hộ 100.000 đồng Đông Dương cho Quỹ Đảng để chuẩn bị Tổng khởi nghĩa.

    - 4/9/1945: Phụ trách “Quỹ Độc lập” của Trung ương vừa được thành lập, ông đóng góp vào “Quỹ Độc lập” 10 vạn đồng Đông Dương và 100 lạng vàng trong “Tuần lễ Vàng” (trong khi cả nước mới quyên góp được 300 lạng vàng).

    - 22/9/1945: Mua đấu giá bức tranh chân dung Chủ Tịch Hồ Chí Minh do họa sỹ Nguyễn Sáng vẽ với giá 1 triệu đồng Đông Dương trong ngày bế mạc “Tuần lễ Vàng”. Sau đó tặng ngay cho Ủy ban Kháng chiến hành chính thành phố Hà Nội.

    - 1946: Tự bỏ tiền ra mua Nhà máy in Tôpanh (Taupin) của người Pháp để hiến cho Cách mạng và Bộ Tài chính làm cơ sở in tiền của nhà nước ta trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến. Tháng 11/1946, nhà máy in tiền Tôpanh được chuyển về đồn điền Chi Nê (Lạc Thủy, Hòa Bình) của gia đình ông.

    - 6/1946 - 9/1946: Làm thư ký riêng cho Bác Hồ và được giao trực tiếp ghi nhật ký chuyến thăm Cộng hòa Pháp của Người. Đây là chuyến đi lịch sử liên quan đến sứ mệnh của dân tộc, chuyến đi mở đầu của nền ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

    - 12/1946: Ông về đồn điền Chi Nê (Hòa Bình) ở và giúp Chính phủ xây dựng nhà máy in tiền và cung cấp quân lương cho kháng chiến.

    - 2/1947: Đồn điền Chi Nê bị Pháp oanh tạc, cả gia đình ông chuyển lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến.

    - 1947-1953: Giám đốc Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, Trưởng phòng Quỹ - Ngân hàng quốc gia Việt Nam…nhưng ông tình nguyện không nhận lương.

    - 1954: Hòa bình lập lại, ông cùng gia đình về sống tại nhà riêng ở 76 Nguyễn Du, Hà Nội.

    - 1956-1972: Tham gia Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    - 2/1/1972: Ông mất.

  • Gia đình:

    - Ông Đỗ Đình Thiện là con trai út của cụ Đỗ Viết Thành, quê ở làng Noi, nay thuộc Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Thân mẫu của ông là cụ Trần Thị Lan ở làng Kẻ. Cụ Thành làm thư ký cho một chủ đồn điền người Pháp ở Tuyên Quang, năm 30 tuổi lâm bệnh nặng, mất sớm khi ông Đỗ Đình Thiện mới tròn 5 tháng tuổi. Còn cụ Lan làm nghề buôn bán, những năm trước kháng chiến chống Pháp có tiệm buôn bán tơ lụa khá lớn ở số nhà 72, 74 phố Hàng Gai, Hà Nội. Trong bốn anh chị em, anh trai cả Đỗ Viết Dung là kỹ sư hỏa xa, chị thứ hai là Đỗ Thị Hiên là thương gia, có cửa hiệu buôn bán tơ lụa ở Hàng Đào, anh thứ ba là Đỗ Văn Tùng, kỹ sư cầu đường.

    - Năm 1932, ông kết hôn với bà Trịnh Thị Điền, cán bộ hoạt động cách mạng bí mật. Hai ông bà có bốn người con, người con gái cả - kỹ sư luyện kim Đỗ Thanh Liên đã từng xung phong đi phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ khi đang là học sinh lớp 8; con gái thứ hai Đỗ Kim Anh là kỹ sư dệt; con gái thứ ba - bác sĩ Đỗ Thiên Hương đã 21 lần được gặp Hồ Chủ tịch; người con trai út Đỗ Long Vân là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học.

  • Thông tin thêm:

    - 8/2007: Khu đồn điền Chi Nê của gia đình tư sản yêu nước Đỗ Đức Thiện được công nhận Di tích lịch sử Cách mạng Quốc gia.

    - 1/2014: Một tuyến phố ở quận Nam Từ Liêm đã được đặt tên Đỗ Đình Thiện theo Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 2/1/2014 của UBND thành phố Hà Nội. Đường Đỗ Đình Thiện thuộc địa phận phường Mễ Trì quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), có độ dài 750m, rộng 12m, chạy bao quanh KĐT Sông Đà Mỹ Đình, có điểm đầu và điểm cuối đều nằm trên đường Trần Văn Lai

    - 5/2019: Khánh thành Nhà tưởng niệm người có công và cán bộ, công nhân nhà máy in tiền tại xã Cổ Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa