Nữ sĩ

Hồ Xuân Hương

  • Họ và tên: Hồ Xuân Hương
  • Tên thật là:Hồ Phi Mai
  • Bút hiệu:Xuân Hương
  • Năm sinh: 1772
  • Năm mất:1822
  • Quê quán: àng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  • Vinh danh:

    - UNESCO vinh danh và cùng tham gia kỷ niệm 250 năm năm sinh và 200 năm mất của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) (2021)

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - Nữ sĩ Hồ Xuân Hương quê gốc ở Nghệ An nhưng sinh trưởng ở Thăng Long.

    - Hồi nhỏ bà từng sống ở quê cha, nhưng từ khi cha mất, bà sống với mẹ lúc đầu ở Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận, về sau đến ở thôn Tiêu Thuỵ, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, Hà Nội.

    - Lúc trưởng thành bà ở nhà riêng gần hồ Tây, đặt tên là “Cổ Nguyệt đường”.

    - Với tư chất thông minh, bản lĩnh, trải đời, ưa xướng họa thơ ca, Hồ Xuân Hương được xem là người có tư tưởng mới mẻ, cùng lối làm thơ phá cách, đậm dấu ấn cá nhân - cá thể, ngôn ngữ bình dị mà sáng tạo, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ dân gian. Là nhà thơ nữ kiệt xuất của Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, được tôn vinh "Bà chúa thơ Nôm" với nhiều tác phẩm đạt đỉnh cao của thơ Nôm, là một hiện tượng hiếm có trong văn học thế giới.

    - Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có phần đặc sắc hơn. Ngoài 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ chữ Nôm in trong tập “Lưu hương ký”, trong dân gian lưu truyền nhiều áng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, hầu hết đã được tập hợp trong cuốn “Xuân Hương thi tập” in năm 30 của thế kỷ trước.

    - Thơ Hồ Xuân Hương thể hiện tư tưởng nhân văn, nhân bản sâu sắc với hạt nhân là đấu tranh đòi quyền sống cho con người, mà trước hết là bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ ở Việt Nam.

    - Năm 1822, bà qua đời.

  • Thông tin thêm:

    - 23/11/2021, tại Paris (Pháp) kỳ họp lần thứ 41 Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Nghị quyết vinh danh và tham gia kỷ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất nữ sĩ Hồ Xuân Hương của Việt Nam vào năm 2022.

  • Tác phẩm chính:

    - Thơ chữ Hán: Độ Hoa Phong, Hải ốc trù

    - Thơ Nôm: Bánh trôi nước, Bỡn bà lang khóc chồng, Cái kiếp tu hành, Cái nợ chồng con, Cái quạt, Đá Ông Chồng Bà Chồng, Khóc ông phủ Vĩnh Tường, Khóc Tổng Cóc, Không chồng mà chửa, Làm lẽ, Vịnh cái quạt I, Vịnh cái quạt II, Tát nước, Thiếu nữ ngủ ngày, Tranh tố nữ, Lấy chồng chung, Đánh đu, Canh khuya, Đánh cờ, Quả mít, Cảnh thu, Vấn nguyệt, ….

Nữ sĩ

Hồ Xuân Hương

  • Họ và tên: Hồ Xuân Hương
  • Tên thật là:Hồ Phi Mai
  • Bút hiệu:Xuân Hương
  • Năm sinh: 1772
  • Năm mất:1822
  • Quê quán: àng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  • Vinh danh:

    - UNESCO vinh danh và cùng tham gia kỷ niệm 250 năm năm sinh và 200 năm mất của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) (2021)

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - Nữ sĩ Hồ Xuân Hương quê gốc ở Nghệ An nhưng sinh trưởng ở Thăng Long.

    - Hồi nhỏ bà từng sống ở quê cha, nhưng từ khi cha mất, bà sống với mẹ lúc đầu ở Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận, về sau đến ở thôn Tiêu Thuỵ, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, Hà Nội.

    - Lúc trưởng thành bà ở nhà riêng gần hồ Tây, đặt tên là “Cổ Nguyệt đường”.

    - Với tư chất thông minh, bản lĩnh, trải đời, ưa xướng họa thơ ca, Hồ Xuân Hương được xem là người có tư tưởng mới mẻ, cùng lối làm thơ phá cách, đậm dấu ấn cá nhân - cá thể, ngôn ngữ bình dị mà sáng tạo, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ dân gian. Là nhà thơ nữ kiệt xuất của Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, được tôn vinh "Bà chúa thơ Nôm" với nhiều tác phẩm đạt đỉnh cao của thơ Nôm, là một hiện tượng hiếm có trong văn học thế giới.

    - Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có phần đặc sắc hơn. Ngoài 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ chữ Nôm in trong tập “Lưu hương ký”, trong dân gian lưu truyền nhiều áng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, hầu hết đã được tập hợp trong cuốn “Xuân Hương thi tập” in năm 30 của thế kỷ trước.

    - Thơ Hồ Xuân Hương thể hiện tư tưởng nhân văn, nhân bản sâu sắc với hạt nhân là đấu tranh đòi quyền sống cho con người, mà trước hết là bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ ở Việt Nam.

    - Năm 1822, bà qua đời.

  • Thông tin thêm:

    - 23/11/2021, tại Paris (Pháp) kỳ họp lần thứ 41 Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Nghị quyết vinh danh và tham gia kỷ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất nữ sĩ Hồ Xuân Hương của Việt Nam vào năm 2022.

  • Tác phẩm chính:

    - Thơ chữ Hán: Độ Hoa Phong, Hải ốc trù

    - Thơ Nôm: Bánh trôi nước, Bỡn bà lang khóc chồng, Cái kiếp tu hành, Cái nợ chồng con, Cái quạt, Đá Ông Chồng Bà Chồng, Khóc ông phủ Vĩnh Tường, Khóc Tổng Cóc, Không chồng mà chửa, Làm lẽ, Vịnh cái quạt I, Vịnh cái quạt II, Tát nước, Thiếu nữ ngủ ngày, Tranh tố nữ, Lấy chồng chung, Đánh đu, Canh khuya, Đánh cờ, Quả mít, Cảnh thu, Vấn nguyệt, ….


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa