Nhà phê bình văn học

Hoài Thanh

  • Họ và tên: Hoài Thanh
  • Tên thật là:Nguyễn Đức Nguyên
  • Bút danh:Văn Thiên, Le Nhà Quê
  • Ngày sinh: 15/7/1909
  • Ngày mất: 14/3/1982
  • Quê quán: xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  • Chức vụ:

    - Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học (1959-1969)

    - Đại biểu Quốc hội khóa II

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2000)

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - Năm 19 tuổi, Hoài Thanh tốt nghiệp thủ khoa bậc thành chung trường Quốc học Vinh. Sau đó, ông ra Hà Nội theo học tại trường Bưởi. Ông tham gia các phong trào yêu nước từ rất sớm, từng 2 lần bị thực dân Pháp bắt, bị kết án 6 tháng tù treo và đuổi khỏi trường Bưởi vì chứa sách cách mạng.

    - Năm 1930, Hoài Thanh tự học, thi và đỗ tú tài Tây, sau đó xin vào làm tờ nhật báo “Phổ thông”. Những bài viết của ông và đồng sự ít nhiều đều có tính chất đả kích chính quyền thực dân đương thời nên bị kiểm duyệt gắt gao. Ông bị bắt giam rồi bị trục xuất khỏi Hà Nội, giải về quê nhà, nhưng ông vẫn tiếp tục viết báo.

    - Năm 1931, ông vào Huế làm công cho một nhà in, đi dạy học, rồi viết báo, viết văn.

    - Tháng 8/1945, ông tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.

    - Tháng 10/1945, ông rời Huế ra Hà Nội nhận nhiệm vụ giảng dạy văn chương Việt Nam tại trường Đại học Hà Nội mới thành lập.

    - 1947-1948, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam.

    - Năm 1950, Ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam.

    - 1950-1956, Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương.

    - Năm 1958, Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội.

    - 1958-1968, Đại biểu Quốc hội khóa II, Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa II.

    - 1959-1969, Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học (sau là Tạp chí Văn học).

    - 1969-1975, Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ.

    - Ngày 14/3/1982, ông qua đời tại Hà Nội, thọ 73 tuổi.

    - Năm 2000, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

  • Tác phẩm chính:

    - Văn chương và hành động (1936)

    - Thi nhân Việt Nam (viết chung với Hoài Chân, 1942)

    - Có một nền văn hóa Việt Nam (1946)

    - Quyền sống con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (1949)

    - Nhân văn Việt Nam (1949)

    - Xây dựng văn hóa nhân dân (1950)

    - Nói chuyện thơ kháng chiến (1951)

    - Nam Bộ mến yêu (1955)

    - Quê hương và thời niên thiếu của Bác (viết chung với Thanh Tịnh,1960)

    - Phê bình và tiểu luận (3 tập, 1960-1971)

    - Phan Bội Châu (1978)

    - Chuyện thơ (1978)

    - Tuyển tập Hoài Thanh (2 tập, 1982-1983)

    - Di bút và di cảo (1993)

    - Hoài Thanh toàn tập (4 tập, 1998)

  • Thông tin thêm:

    - Tên Hoài Thanh được đặt cho 2 phố ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Nhà phê bình văn học

Hoài Thanh

  • Họ và tên: Hoài Thanh
  • Tên thật là:Nguyễn Đức Nguyên
  • Bút danh:Văn Thiên, Le Nhà Quê
  • Ngày sinh: 15/7/1909
  • Ngày mất: 14/3/1982
  • Quê quán: xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
  • Chức vụ:

    - Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học (1959-1969)

    - Đại biểu Quốc hội khóa II

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2000)

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - Năm 19 tuổi, Hoài Thanh tốt nghiệp thủ khoa bậc thành chung trường Quốc học Vinh. Sau đó, ông ra Hà Nội theo học tại trường Bưởi. Ông tham gia các phong trào yêu nước từ rất sớm, từng 2 lần bị thực dân Pháp bắt, bị kết án 6 tháng tù treo và đuổi khỏi trường Bưởi vì chứa sách cách mạng.

    - Năm 1930, Hoài Thanh tự học, thi và đỗ tú tài Tây, sau đó xin vào làm tờ nhật báo “Phổ thông”. Những bài viết của ông và đồng sự ít nhiều đều có tính chất đả kích chính quyền thực dân đương thời nên bị kiểm duyệt gắt gao. Ông bị bắt giam rồi bị trục xuất khỏi Hà Nội, giải về quê nhà, nhưng ông vẫn tiếp tục viết báo.

    - Năm 1931, ông vào Huế làm công cho một nhà in, đi dạy học, rồi viết báo, viết văn.

    - Tháng 8/1945, ông tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.

    - Tháng 10/1945, ông rời Huế ra Hà Nội nhận nhiệm vụ giảng dạy văn chương Việt Nam tại trường Đại học Hà Nội mới thành lập.

    - 1947-1948, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam.

    - Năm 1950, Ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam.

    - 1950-1956, Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương.

    - Năm 1958, Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội.

    - 1958-1968, Đại biểu Quốc hội khóa II, Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa II.

    - 1959-1969, Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học (sau là Tạp chí Văn học).

    - 1969-1975, Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ.

    - Ngày 14/3/1982, ông qua đời tại Hà Nội, thọ 73 tuổi.

    - Năm 2000, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

  • Tác phẩm chính:

    - Văn chương và hành động (1936)

    - Thi nhân Việt Nam (viết chung với Hoài Chân, 1942)

    - Có một nền văn hóa Việt Nam (1946)

    - Quyền sống con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (1949)

    - Nhân văn Việt Nam (1949)

    - Xây dựng văn hóa nhân dân (1950)

    - Nói chuyện thơ kháng chiến (1951)

    - Nam Bộ mến yêu (1955)

    - Quê hương và thời niên thiếu của Bác (viết chung với Thanh Tịnh,1960)

    - Phê bình và tiểu luận (3 tập, 1960-1971)

    - Phan Bội Châu (1978)

    - Chuyện thơ (1978)

    - Tuyển tập Hoài Thanh (2 tập, 1982-1983)

    - Di bút và di cảo (1993)

    - Hoài Thanh toàn tập (4 tập, 1998)

  • Thông tin thêm:

    - Tên Hoài Thanh được đặt cho 2 phố ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa