Hoàng Cầm
- Họ và tên: Bùi Tằng Việt
- Bút danh:Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi
- Ngày sinh: 22/2/1922
- Ngày mất: 6/5/2010
- Quê quán: xã Phúc Tằng, nay là thôn Phúc Tằng, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
- Chức vụ:
- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ 1957)
- Khen thưởng/Giải thưởng:
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật (2007)
- Tóm tắt quá trình công tác:
- Thuở nhỏ, học tiểu học, trung học ở Bắc Giang và Bắc Ninh.
- 1938: Ra Hà Nội học trường Thăng Long.
- 1940: Đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc trong thuốc bắc: Hoàng Cầm.
- 1944: Tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể.
- 8/1947: Tham gia Vệ quốc quân ở chiến khu 12. Cuối năm đó, ông thành lập đội Tuyên truyền văn nghệ, đội văn công quân đội đầu tiên.
- 1952: Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị, hoạt động biểu diễn cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến dịch.
- Đầu 1955: Trưởng đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị.
- Cuối 1955: Công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản.
- 4/1957: Tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban chấp hành.
- 2007: Được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho các tập thơ: Bên kia sông Đuống (1948), Lá diêu bông (1993), 99 tình khúc (1995).
- 6/5/2010: Ông mất tại nhà riêng ở Hà Nội.
- Tác phẩm chính:
- Thơ: Mắt thiên thu (tập thơ, 1941); Bên kia sông Đuống (1948) Về Kinh Bắc (tập thơ, 1959); Men đá vàng (truyện thơ 1973); Mưa Thuận Thành (1987); Lá diêu bông (tập thơ, 1993); 99 tình khúc (tập thơ, 1995)
- Kịch thơ: Hận Nam Quan (1943); Kiều Loan (1944); Viễn khách (1942, 1952); Lên đường (1952); Cô gái nước Tần (1952); Trương Chi (1993); Tương lai (1995)
- Phóng tác: Hận ngày xanh (phóng tác theo La martine 1940); Bông sen trắng (theo Andersen, 1940);Cây đèn thần (theo Nghìn lẻ một đêm, 1941); Tỉnh giấc mơ vua (theo Nghìn lẻ một đêm, 1942)
- Kịch nói: Ông cụ Liêu (1952); Đêm Lào Cai ( 1957)