Giáo sư

Hoàng Châu Ký

  • Họ và tên: Hoàng Châu Ký
  • Ngày sinh: 16/5/1921
  • Ngày mất: 31/1/2008
  • Quê quán: Làng Kim Bồng, Hội An (nay là xã Cẩm Kim), thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
  • Dân tộc: Kinh
  • Chức vụ:

    - Bí thư Huyện ủy Quế Sơn, rồi Bí thư Huyện ủy Tiên Phước và đặc khu Hoàng Văn Thụ

    - Chủ tịch huyện Quế Sơn

    - Chủ tịch Ủy ban kháng chiến huyện Phước Sơn

    - Phó Trưởng Ban Tuyên huấn của tỉnh phụ trách Văn hóa-Giáo dục Quảng Nam

    - Ủy viên Thường vụ Chi hội văn nghệ Liên khu V

    - Tổng Biên tập Báo Hừng Đông và Dân tộc

    - Tổng Thư ký, Bí thư Đảng Đoàn Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam

    - Hiệu trưởng Trường Nghệ thuật Sân khấu

    - Giám đốc Nhà hát tuồng Việt Nam

    - Viện Trưởng Viện Sân khấu

    - Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ Tuồ

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Ðộc lập hạng Nhì

    - Huân chương Kháng chiến hạng Nhất

    - Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng

    - Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2001)

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (2022)

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - 1936: Tham gia cách mạng

    - 1942: Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương

    - 1943: Bị thực dân Pháp bắt và giam tại nhà lao Hội An và sau đó được thả ra

    - 1944: Bị bắt lại lần 2 và bị giam tại nhà lao Hỏa Lò ở Hà Nội

    - 3/1945: Sau khi quân Nhật đảo chính Pháp, ông vượt ngục trở về hoạt động ở quê hương trong không khí sôi sục chuẩn bị Tổng khởi nghĩa.

    - 8/1945: Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông được Tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam cử làm Trưởng ban bạo động và cướp chính quyền tại khu mỏ than Nông Sơn thuộc huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

    - Sau 8/1945: Lần lượt được cử làm Bí thư Huyện ủy Quế Sơn, Huyện ủy Tiên Phước và đặc khu Hoàng Văn Thụ; Chủ tịch huyện Quế Sơn, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến huyện Phước Sơn.

    - 1950: Phó trưởng ban Tuyên huấn tỉnh Quảng Nam về văn hóa – giáo dục, Trưởng tiểu ban giáo dục Tỉnh uỷ, Ủy viên Thường vụ Chi hội Văn nghệ phía Nam; Tổng Biên tập Báo Hừng Đông, báo Dân Tộc. Từ đây hoạt động của ông từ một cán bộ chính trị trở thành một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật.

    - 1951: Ủy viên thường vụ Chi Hội Văn nghệ Liên khu V, phụ trách sân khấu.

    - 1952: Được Liên khu ủy Khu V giao nhiệm vụ thành lập Đoàn tuồng Liên khu V (nay là Nhà hát tuồng Đào Tấn). Đoàn đã quy tụ nhiều nghệ sĩ tài hoa như: Đội Tảo (Nguyễn Nho Túy), Phó Sơn, Sáu Lai, Ngô Thị Liễu...

    - 5/1955: Tập kết ra Bắc, làm Trưởng phòng văn hóa quần chúng, Vụ Nghệ thuật của Bộ Văn hoá, sau đó ông cùng Thế Lữ phụ trách Ban Nghiên cứu nghệ thuật sân khấu.

    - 1957: Là thành thành viên sáng lập, Bí thư Đảng đoàn kiêm Tổng thư k‎ý đầu tiên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, đồng thời là Ủy viên Thường trực Hội Nghệ sĩ Sân khấu khóa I (1957-1983), cũng là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.

    - 1959: Sau khi học 18 tháng trường Nguyễn Ái Quốc, ông trở về xây dựng Trường Nghệ thuật Sân khấu và là Hiệu trưởng đầu tiên của trường.

    - 1962: Giám đốc Nhà hát tuồng Việt Nam ( trên cơ sở sáp nhập Đoàn tuồng Trung ương và Đoàn tuồng Liên khu V).

    - 5/1962: Chủ trương và cùng tham gia thành lập Đoàn tuồng Thanh Quảng của tỉnh Thanh Hóa, do ông Trần Đình Hùng làm Trưởng đoàn.

    - 1968: Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt, ông đã trực tiếp đào tạo một số diễn viên tuồng tại Đoàn tuồng Thanh Quảng của Thanh Hóa nhằm phục vụ cho chiến trường Liên khu V. Ông cũng là người có sáng kiến thành lập Ban Nghiên cứu Tuồng và đã tập hợp được nhiều nhà nghiên cứu có tài năng như Phạm Phú Tiết, Mịch Quang, Nguyễn Lai, Hồ Lãng, Lê Ngọc Cầu, Lê Cường...

    - 1972: Ông lại chỉ đạo Đoàn tuồng Thanh Quảng đào tạo diễn viên tuồng để tăng cường cho Đoàn tuồng giải phóng Quảng Đà, tiền thân của Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh ngày nay tại Đà Nẵng.

    - 1975: Ông lập Trường Trung cấp Nghiệp vụ văn hóa miền Trung ở Đà Nẵng.

    - 1980: Viện trưởng Viện sân khấu, Bộ Văn hoá Thông tin.

    - 1984: Được Nhà nước phong hàm Giáo sư Nghệ thuật học (ngành sân khấu) đợt đầu tiên.

    - 1992: Ông về hưu, thành lập Hội Bảo trợ tuồng ở Đà Nẵng làm Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ Tuồng Quảng Nam-Đà Nẵng và giữ chức Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng.

    - 1997: Làm việc với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế để thành lập Nhà hát Cung đình Huế, gồm ba loại hình nghệ thuật là nhạc cung đình, múa cung đình và tuồng cung đình, nhờ vậy mà cho đến nay Huế mới có Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cố đô Huế với ba đoàn nghệ thuật.

    - 2001: Được Nhà nước tặng thưởng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật

    - 31/1/2008: Ông từ trần. Ông đã để lại khoảng hơn 50 tác phẩm và bài viết trong các lĩnh vực từ sáng tác, chỉnh lý, đạo diễn, nghiên cứu lý luận, các chuyên luận chuyên sâu về nghệ thuật Tuồng.

    - 2022: Được Nhà nước truy tặng thưởng Giải thưởng Hồ CHí Minh về văn học, nghệ thuật với cụm tác phẩm “Sách: Tuồng cổ; kịch bản sân khấu Thanh gươm chủ chiến; kịch bản sân khấu Trần Quý Cáp".

  • Tác phẩm:

    - Công trình nghiên cứu nghệ thuật tuồng: Khảo cứu về vở Nghêu, Sò, Ốc, Hến (1961); Sơ thảo lịch sử nghệ thuật tuồng(1973); Tuồng cổ (1976); Nghiên cứu và hiệu đính văn bản (1978); Tuồng – Hát bội và bản sắc sân khấu truyền thống Việt Nam; Nghệ thuật biên kịch tuồng; Nghệ thuật biểu diễn Tuồng; Nghệ thuật Tuồng cung đình; Tuồng Quảng Nam; Mấy điều cơ bản trong biên dịch Tuồng; Giá trị của vở tuồng Nghêu Sò Ốc Hến; Bình về nghêu sò ốc hến (viết chung với Phan Sỹ Phiên); Ba mươi năm sân khấu Việt Nam (viết chung với Thế Lữ); Từ điển nghệ thuật Hát bội Việt Nam (Đồng tác giả cùng giáo sư Nguyễn Đức Lộc); Từ điển nghệ thuật hát bội Việt Nam (đồng tác giả cùng Giáo sư, nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Lộc, con rể ông); Tổng tập Văn học Việt Nam, Tập 15A (dành riêng cho kịch bản Tuồng, 1994)

    - Soạn giả nhiều vở tuồng nổi tiếng: Đường về Vụ Quang; Lại sáng màu cờ (Khi công diễn đổi thành Quay súng trở về); Cao Doãn; Úm ba la (tuồng hát); Nguyễn Huệ; Quang Trung; Thanh gươm chủ chiến (cùng với Nguyễn Tường Phổ, Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Xuân); Vua Duy Tân; Nguyễn Duy Hiệu; Trần Cao Vân; Ông Ích Khiêm; Trưng Nữ Vương (Hai Bà Trưng khởi nghĩa); Cao Doãn; Thái tử Câu La Na; Trần Quý Cáp; Le Cide; Thị Kính – Thị Mầu; Nghêu sò ốc hến (cải biên)…

    - Chỉnh lý cho nhiều vở tuồng cổ: Nghêu Sò Ốc Hến (làm chung với Tống Phước Phổ, chuyển thể từ tích truyện cổ)

    - Chuyển thể từ tích truyện cổ, những vở tuồng đồ nổi tiếng: Sơn hậu; Đông Lộ Địch

    - Cải biên các vở: Hùng Vương thành Ngoại tổ dâng đầu; Tam nữ đồ vương thành Ngọn lửa Hồng Sơn (cùng Nguyễn Tường Phổ)

Giáo sư

Hoàng Châu Ký

  • Họ và tên: Hoàng Châu Ký
  • Ngày sinh: 16/5/1921
  • Ngày mất: 31/1/2008
  • Quê quán: Làng Kim Bồng, Hội An (nay là xã Cẩm Kim), thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
  • Dân tộc: Kinh
  • Chức vụ:

    - Bí thư Huyện ủy Quế Sơn, rồi Bí thư Huyện ủy Tiên Phước và đặc khu Hoàng Văn Thụ

    - Chủ tịch huyện Quế Sơn

    - Chủ tịch Ủy ban kháng chiến huyện Phước Sơn

    - Phó Trưởng Ban Tuyên huấn của tỉnh phụ trách Văn hóa-Giáo dục Quảng Nam

    - Ủy viên Thường vụ Chi hội văn nghệ Liên khu V

    - Tổng Biên tập Báo Hừng Đông và Dân tộc

    - Tổng Thư ký, Bí thư Đảng Đoàn Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam

    - Hiệu trưởng Trường Nghệ thuật Sân khấu

    - Giám đốc Nhà hát tuồng Việt Nam

    - Viện Trưởng Viện Sân khấu

    - Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ Tuồ

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Ðộc lập hạng Nhì

    - Huân chương Kháng chiến hạng Nhất

    - Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng

    - Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2001)

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (2022)

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - 1936: Tham gia cách mạng

    - 1942: Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương

    - 1943: Bị thực dân Pháp bắt và giam tại nhà lao Hội An và sau đó được thả ra

    - 1944: Bị bắt lại lần 2 và bị giam tại nhà lao Hỏa Lò ở Hà Nội

    - 3/1945: Sau khi quân Nhật đảo chính Pháp, ông vượt ngục trở về hoạt động ở quê hương trong không khí sôi sục chuẩn bị Tổng khởi nghĩa.

    - 8/1945: Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông được Tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam cử làm Trưởng ban bạo động và cướp chính quyền tại khu mỏ than Nông Sơn thuộc huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

    - Sau 8/1945: Lần lượt được cử làm Bí thư Huyện ủy Quế Sơn, Huyện ủy Tiên Phước và đặc khu Hoàng Văn Thụ; Chủ tịch huyện Quế Sơn, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến huyện Phước Sơn.

    - 1950: Phó trưởng ban Tuyên huấn tỉnh Quảng Nam về văn hóa – giáo dục, Trưởng tiểu ban giáo dục Tỉnh uỷ, Ủy viên Thường vụ Chi hội Văn nghệ phía Nam; Tổng Biên tập Báo Hừng Đông, báo Dân Tộc. Từ đây hoạt động của ông từ một cán bộ chính trị trở thành một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật.

    - 1951: Ủy viên thường vụ Chi Hội Văn nghệ Liên khu V, phụ trách sân khấu.

    - 1952: Được Liên khu ủy Khu V giao nhiệm vụ thành lập Đoàn tuồng Liên khu V (nay là Nhà hát tuồng Đào Tấn). Đoàn đã quy tụ nhiều nghệ sĩ tài hoa như: Đội Tảo (Nguyễn Nho Túy), Phó Sơn, Sáu Lai, Ngô Thị Liễu...

    - 5/1955: Tập kết ra Bắc, làm Trưởng phòng văn hóa quần chúng, Vụ Nghệ thuật của Bộ Văn hoá, sau đó ông cùng Thế Lữ phụ trách Ban Nghiên cứu nghệ thuật sân khấu.

    - 1957: Là thành thành viên sáng lập, Bí thư Đảng đoàn kiêm Tổng thư k‎ý đầu tiên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, đồng thời là Ủy viên Thường trực Hội Nghệ sĩ Sân khấu khóa I (1957-1983), cũng là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.

    - 1959: Sau khi học 18 tháng trường Nguyễn Ái Quốc, ông trở về xây dựng Trường Nghệ thuật Sân khấu và là Hiệu trưởng đầu tiên của trường.

    - 1962: Giám đốc Nhà hát tuồng Việt Nam ( trên cơ sở sáp nhập Đoàn tuồng Trung ương và Đoàn tuồng Liên khu V).

    - 5/1962: Chủ trương và cùng tham gia thành lập Đoàn tuồng Thanh Quảng của tỉnh Thanh Hóa, do ông Trần Đình Hùng làm Trưởng đoàn.

    - 1968: Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt, ông đã trực tiếp đào tạo một số diễn viên tuồng tại Đoàn tuồng Thanh Quảng của Thanh Hóa nhằm phục vụ cho chiến trường Liên khu V. Ông cũng là người có sáng kiến thành lập Ban Nghiên cứu Tuồng và đã tập hợp được nhiều nhà nghiên cứu có tài năng như Phạm Phú Tiết, Mịch Quang, Nguyễn Lai, Hồ Lãng, Lê Ngọc Cầu, Lê Cường...

    - 1972: Ông lại chỉ đạo Đoàn tuồng Thanh Quảng đào tạo diễn viên tuồng để tăng cường cho Đoàn tuồng giải phóng Quảng Đà, tiền thân của Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh ngày nay tại Đà Nẵng.

    - 1975: Ông lập Trường Trung cấp Nghiệp vụ văn hóa miền Trung ở Đà Nẵng.

    - 1980: Viện trưởng Viện sân khấu, Bộ Văn hoá Thông tin.

    - 1984: Được Nhà nước phong hàm Giáo sư Nghệ thuật học (ngành sân khấu) đợt đầu tiên.

    - 1992: Ông về hưu, thành lập Hội Bảo trợ tuồng ở Đà Nẵng làm Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ Tuồng Quảng Nam-Đà Nẵng và giữ chức Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng.

    - 1997: Làm việc với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế để thành lập Nhà hát Cung đình Huế, gồm ba loại hình nghệ thuật là nhạc cung đình, múa cung đình và tuồng cung đình, nhờ vậy mà cho đến nay Huế mới có Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cố đô Huế với ba đoàn nghệ thuật.

    - 2001: Được Nhà nước tặng thưởng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật

    - 31/1/2008: Ông từ trần. Ông đã để lại khoảng hơn 50 tác phẩm và bài viết trong các lĩnh vực từ sáng tác, chỉnh lý, đạo diễn, nghiên cứu lý luận, các chuyên luận chuyên sâu về nghệ thuật Tuồng.

    - 2022: Được Nhà nước truy tặng thưởng Giải thưởng Hồ CHí Minh về văn học, nghệ thuật với cụm tác phẩm “Sách: Tuồng cổ; kịch bản sân khấu Thanh gươm chủ chiến; kịch bản sân khấu Trần Quý Cáp".

  • Tác phẩm:

    - Công trình nghiên cứu nghệ thuật tuồng: Khảo cứu về vở Nghêu, Sò, Ốc, Hến (1961); Sơ thảo lịch sử nghệ thuật tuồng(1973); Tuồng cổ (1976); Nghiên cứu và hiệu đính văn bản (1978); Tuồng – Hát bội và bản sắc sân khấu truyền thống Việt Nam; Nghệ thuật biên kịch tuồng; Nghệ thuật biểu diễn Tuồng; Nghệ thuật Tuồng cung đình; Tuồng Quảng Nam; Mấy điều cơ bản trong biên dịch Tuồng; Giá trị của vở tuồng Nghêu Sò Ốc Hến; Bình về nghêu sò ốc hến (viết chung với Phan Sỹ Phiên); Ba mươi năm sân khấu Việt Nam (viết chung với Thế Lữ); Từ điển nghệ thuật Hát bội Việt Nam (Đồng tác giả cùng giáo sư Nguyễn Đức Lộc); Từ điển nghệ thuật hát bội Việt Nam (đồng tác giả cùng Giáo sư, nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Lộc, con rể ông); Tổng tập Văn học Việt Nam, Tập 15A (dành riêng cho kịch bản Tuồng, 1994)

    - Soạn giả nhiều vở tuồng nổi tiếng: Đường về Vụ Quang; Lại sáng màu cờ (Khi công diễn đổi thành Quay súng trở về); Cao Doãn; Úm ba la (tuồng hát); Nguyễn Huệ; Quang Trung; Thanh gươm chủ chiến (cùng với Nguyễn Tường Phổ, Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Xuân); Vua Duy Tân; Nguyễn Duy Hiệu; Trần Cao Vân; Ông Ích Khiêm; Trưng Nữ Vương (Hai Bà Trưng khởi nghĩa); Cao Doãn; Thái tử Câu La Na; Trần Quý Cáp; Le Cide; Thị Kính – Thị Mầu; Nghêu sò ốc hến (cải biên)…

    - Chỉnh lý cho nhiều vở tuồng cổ: Nghêu Sò Ốc Hến (làm chung với Tống Phước Phổ, chuyển thể từ tích truyện cổ)

    - Chuyển thể từ tích truyện cổ, những vở tuồng đồ nổi tiếng: Sơn hậu; Đông Lộ Địch

    - Cải biên các vở: Hùng Vương thành Ngoại tổ dâng đầu; Tam nữ đồ vương thành Ngọn lửa Hồng Sơn (cùng Nguyễn Tường Phổ)


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa