Ủy viên Thường vụ
Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Hoàng Đình Giong

  • Họ và tên: Hoàng Đình Giong
  • Ngày sinh: 1/6/1904
  • Quê quán: làng Thôm Hoáng, xã Hạ Hoàng (nay là phường Đề Thám, TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng)
  • Chức vụ:

    - Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 1), phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ

    - Chỉ huy trưởng Bộ đội Nam tiến

    - Chủ nhiệm Chính trị Bộ (Chính ủy) Giải phóng quân Nam Bộ

    - Khu Bộ trưởng (Tư lệnh) đầu tiên Khu 9

    - Khu Bộ trưởng Khu 6

  • Tóm tắt quá trình công tác:

    - 1923-1924: Đồng chí đã bí mật tuyên truyền tinh thần yêu nước trong học sinh các trường tiểu học ở Thị xã Cao Bằng, huyện Hòa An và Hà Quảng

    - 1925 - 3/1926: Đồng chí học ở Trường Bách Nghệ (Hà Nội) và tích cực tham gia phong trào bãi khóa của học sinh Hà Nội, tham gia tổ chức lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh và bị đuổi học, trở về Cao Bằng. Với nhiệt huyết và sớm được giác ngộ cách mạng, đồng chí đã tích cực tham gia tuyên truyền, vận động cách mạng tại quê hương.

    - 1927: Đồng chí bí mật sang Long Châu, Trung Quốc để bắt liên lạc với tổ chức Hội.

    - 6/1928: Đồng chí được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

    - 12/1929: Đồng chí Hoàng Đình Giong được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng và được bầu làm Bí thư chi bộ Hải ngoại (Long Châu, Trung Quốc).

    - 1930: Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào mùa Xuân năm 1930, đồng chí Hoàng Đình Giong trở thành đảng viên lớp đầu tiên của Đảng và là đảng viên đầu tiên của tỉnh Cao Bằng.

    - 1/4/1930: Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng được thành lập. Đồng chí Hoàng Đình Giong với vai trò tiên phong, lãnh đạo đã xây dựng Cao Bằng thành cầu nối giữa Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng với phong trào cách mạng trong nước

    - 3/1935: Đồng chí được cử làm Trưởng đoàn đại biểu Xứ uỷ Bắc Kỳ tham dự Đại hội lần thứ I của Đảng tại Ma Cao, Trung Quốc và được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (khoá I), phụ trách Xứ uỷ Bắc Kỳ.

    - 4/2/1936: Đồng chí bị thực dân Pháp bắt giam và đày đi khắp các nhà tù đế quốc: Cao Bằng, Hoả Lò - Hà Nội, Sơn La, Bắc Mê - Hà Giang; rồi bị đày đi biệt xứ tận đảo Ma-đa-ga-xca, Châu Phi.

    - 1943: Trong “chuyến đi thử lửa” trở về nước lần thứ nhất, đồng chí được giao nhiệm vụ đưa yêu sách nhờ Đảng Cộng sản Ấn Độ tạo áp lực dư luận, buộc quân Tưởng thả Lãnh tụ Hồ Chí Minh.

    - 1944: Lợi dụng danh nghĩa đồng minh chống phát xít, đồng chí được không quân Anh chở về nước và cho nhảy dù xuống bản Ngần, xã Vĩnh Quang, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

    - 10/1944: Đồng chí Hoàng Đình Giong, lúc này có tên mới là Văn Tư, được Trung ương Đảng phân công cùng Tỉnh ủy Cao Bằng xây dựng, tổ chức lực lượng vũ trang, tập hợp quần chúng dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh để chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền. Đồng chí đã hăng hái bắt tay vào nhiệm vụ mới, nhanh chóng xây dựng, tổ chức lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức chính trị, các đoàn thể quần chúng

    - 9/3/1945: Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, đồng chí cùng Tỉnh ủy Cao Bằng lãnh đạo Nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, xoá bỏ chính quyền cũ, thành lập chính quyền nhân dân ở hầu hết khắp nơi trong tỉnh.

    - 6/1945: Đồng chí chỉ huy đánh bọn thổ phỉ ở Háng Tháng (Thông Nông) vào, tiêu diệt và bắt gọn cả toán phỉ trên 300 tên, thu 135 khẩu súng các loại. đồng chí Hoàng Đình Giong được bổ sung vào Tỉnh ủy Cao Bằng phụ trách quân sự, phối hợp chặt chẽ với Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đánh giặc để bảo vệ vùng giải phóng.

    - 8/1945: Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, đồng chí được giao nhiệm vụ làm Trưởng ban khởi nghĩa của tỉnh Cao Bằng tổ chức lãnh đạo lực lượng vũ trang phối hợp với sự nổi dậy của quần chúng đánh chiếm các nơi chiếm đóng của quân Nhật, đối phó với quân Tưởng, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, giành chính quyền cách mạng ở Cao Bằng từ ngày 20 - 22/8/1945

    - 19/8/1945: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí được Bác Hồ gặp mặt, vinh dự được Bác đặt tên mới là Võ Văn Đức và giao nhiệm vụ Chỉ huy trưởng Bộ đội Nam tiến vào Nam Bộ đánh thực dân Pháp xâm lược. Đồng chí đã trải qua các cương vị: Chủ nhiệm chính trị Bộ (Chính uỷ) Quân Giải phóng Nam Bộ, Khu Bộ trưởng (Tư lệnh) đầu tiên của Khu 9, Khu Bộ trưởng (Tư lệnh) Khu 6.

    - 21/8/1945: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tỉnh Cao Bằng phân công đồng chí Hoàng Đình Giong chỉ huy Chi đội Nam tiến của Tỉnh.

    - 30/9/1945: Tại cơ quan Bộ tham mưu ở Hà Nội, đồng chí được Đảng và Bác Hồ giao nhiệm vụ Chính trị ủy viên bộ đội Nam tiến, với bí danh là Võ Văn Đức (tên Bác Hồ đặt) và phụ trách Chi đội Nam tiến Cao Bằng, Nam Định, Thái Bình.

    - 23/11/1945: Tại Hội nghị An Phú Xá (Gia Định), đồng chí Võ Văn Đức (lúc này đã được đổi tên thành Vũ Đức) được cử làm Chủ nhiệm Chính trị Bộ (Chính uỷ) Quân giải phóng Nam Bộ.

    - 10/12/1945: Xứ ủy Nam Bộ triệu tập hội nghị mở rộng, Đồng chí được Trung ương cử làm Khu Bộ trưởng (Tư lệnh) Khu IX.

    - 11/1946: Trung ương điều đồng chí Vũ Đức ra Bắc họp. Khi đồng chí di chuyển đến Khu 6 thì nhận được quyết định của Trung ương phân công ở lại làm Khu bộ trưởng Khu 6, trực tiếp chỉ huy các đơn vị chủ lực ở Ninh Thuận và Bình Thuận

    - 1947: Đồng chí đã anh dũng hy sinh tại mặt trận Ninh Thuận, trong một trận càn của thực dân Pháp.

Ủy viên Thường vụ
Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Hoàng Đình Giong

  • Họ và tên: Hoàng Đình Giong
  • Ngày sinh: 1/6/1904
  • Quê quán: làng Thôm Hoáng, xã Hạ Hoàng (nay là phường Đề Thám, TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng)
  • Chức vụ:

    - Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 1), phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ

    - Chỉ huy trưởng Bộ đội Nam tiến

    - Chủ nhiệm Chính trị Bộ (Chính ủy) Giải phóng quân Nam Bộ

    - Khu Bộ trưởng (Tư lệnh) đầu tiên Khu 9

    - Khu Bộ trưởng Khu 6

  • Tóm tắt quá trình công tác:

    - 1923-1924: Đồng chí đã bí mật tuyên truyền tinh thần yêu nước trong học sinh các trường tiểu học ở Thị xã Cao Bằng, huyện Hòa An và Hà Quảng

    - 1925 - 3/1926: Đồng chí học ở Trường Bách Nghệ (Hà Nội) và tích cực tham gia phong trào bãi khóa của học sinh Hà Nội, tham gia tổ chức lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh và bị đuổi học, trở về Cao Bằng. Với nhiệt huyết và sớm được giác ngộ cách mạng, đồng chí đã tích cực tham gia tuyên truyền, vận động cách mạng tại quê hương.

    - 1927: Đồng chí bí mật sang Long Châu, Trung Quốc để bắt liên lạc với tổ chức Hội.

    - 6/1928: Đồng chí được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

    - 12/1929: Đồng chí Hoàng Đình Giong được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng và được bầu làm Bí thư chi bộ Hải ngoại (Long Châu, Trung Quốc).

    - 1930: Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào mùa Xuân năm 1930, đồng chí Hoàng Đình Giong trở thành đảng viên lớp đầu tiên của Đảng và là đảng viên đầu tiên của tỉnh Cao Bằng.

    - 1/4/1930: Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng được thành lập. Đồng chí Hoàng Đình Giong với vai trò tiên phong, lãnh đạo đã xây dựng Cao Bằng thành cầu nối giữa Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng với phong trào cách mạng trong nước

    - 3/1935: Đồng chí được cử làm Trưởng đoàn đại biểu Xứ uỷ Bắc Kỳ tham dự Đại hội lần thứ I của Đảng tại Ma Cao, Trung Quốc và được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (khoá I), phụ trách Xứ uỷ Bắc Kỳ.

    - 4/2/1936: Đồng chí bị thực dân Pháp bắt giam và đày đi khắp các nhà tù đế quốc: Cao Bằng, Hoả Lò - Hà Nội, Sơn La, Bắc Mê - Hà Giang; rồi bị đày đi biệt xứ tận đảo Ma-đa-ga-xca, Châu Phi.

    - 1943: Trong “chuyến đi thử lửa” trở về nước lần thứ nhất, đồng chí được giao nhiệm vụ đưa yêu sách nhờ Đảng Cộng sản Ấn Độ tạo áp lực dư luận, buộc quân Tưởng thả Lãnh tụ Hồ Chí Minh.

    - 1944: Lợi dụng danh nghĩa đồng minh chống phát xít, đồng chí được không quân Anh chở về nước và cho nhảy dù xuống bản Ngần, xã Vĩnh Quang, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

    - 10/1944: Đồng chí Hoàng Đình Giong, lúc này có tên mới là Văn Tư, được Trung ương Đảng phân công cùng Tỉnh ủy Cao Bằng xây dựng, tổ chức lực lượng vũ trang, tập hợp quần chúng dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh để chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền. Đồng chí đã hăng hái bắt tay vào nhiệm vụ mới, nhanh chóng xây dựng, tổ chức lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức chính trị, các đoàn thể quần chúng

    - 9/3/1945: Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, đồng chí cùng Tỉnh ủy Cao Bằng lãnh đạo Nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, xoá bỏ chính quyền cũ, thành lập chính quyền nhân dân ở hầu hết khắp nơi trong tỉnh.

    - 6/1945: Đồng chí chỉ huy đánh bọn thổ phỉ ở Háng Tháng (Thông Nông) vào, tiêu diệt và bắt gọn cả toán phỉ trên 300 tên, thu 135 khẩu súng các loại. đồng chí Hoàng Đình Giong được bổ sung vào Tỉnh ủy Cao Bằng phụ trách quân sự, phối hợp chặt chẽ với Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đánh giặc để bảo vệ vùng giải phóng.

    - 8/1945: Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, đồng chí được giao nhiệm vụ làm Trưởng ban khởi nghĩa của tỉnh Cao Bằng tổ chức lãnh đạo lực lượng vũ trang phối hợp với sự nổi dậy của quần chúng đánh chiếm các nơi chiếm đóng của quân Nhật, đối phó với quân Tưởng, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, giành chính quyền cách mạng ở Cao Bằng từ ngày 20 - 22/8/1945

    - 19/8/1945: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí được Bác Hồ gặp mặt, vinh dự được Bác đặt tên mới là Võ Văn Đức và giao nhiệm vụ Chỉ huy trưởng Bộ đội Nam tiến vào Nam Bộ đánh thực dân Pháp xâm lược. Đồng chí đã trải qua các cương vị: Chủ nhiệm chính trị Bộ (Chính uỷ) Quân Giải phóng Nam Bộ, Khu Bộ trưởng (Tư lệnh) đầu tiên của Khu 9, Khu Bộ trưởng (Tư lệnh) Khu 6.

    - 21/8/1945: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tỉnh Cao Bằng phân công đồng chí Hoàng Đình Giong chỉ huy Chi đội Nam tiến của Tỉnh.

    - 30/9/1945: Tại cơ quan Bộ tham mưu ở Hà Nội, đồng chí được Đảng và Bác Hồ giao nhiệm vụ Chính trị ủy viên bộ đội Nam tiến, với bí danh là Võ Văn Đức (tên Bác Hồ đặt) và phụ trách Chi đội Nam tiến Cao Bằng, Nam Định, Thái Bình.

    - 23/11/1945: Tại Hội nghị An Phú Xá (Gia Định), đồng chí Võ Văn Đức (lúc này đã được đổi tên thành Vũ Đức) được cử làm Chủ nhiệm Chính trị Bộ (Chính uỷ) Quân giải phóng Nam Bộ.

    - 10/12/1945: Xứ ủy Nam Bộ triệu tập hội nghị mở rộng, Đồng chí được Trung ương cử làm Khu Bộ trưởng (Tư lệnh) Khu IX.

    - 11/1946: Trung ương điều đồng chí Vũ Đức ra Bắc họp. Khi đồng chí di chuyển đến Khu 6 thì nhận được quyết định của Trung ương phân công ở lại làm Khu bộ trưởng Khu 6, trực tiếp chỉ huy các đơn vị chủ lực ở Ninh Thuận và Bình Thuận

    - 1947: Đồng chí đã anh dũng hy sinh tại mặt trận Ninh Thuận, trong một trận càn của thực dân Pháp.


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa