Từ giữa 1965, những thất bại nặng nề trên khắp chiến trường miền Nam Việt Nam đã khiến cho chính quyền và Quân đội Sài Gòn ngày càng suy yếu và đứng trước nguy cơ sụp đổ, mọi cố gắng duy trì và thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đã hoàn toàn bị phá sản, Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam. Mĩ gấp rút đưa quân viễn chinh trực tiếp vào tham chiến, với vai trò là lực lượng cơ động chũ yếu trong các cuộc hành quân “tìm diệt” bộ đội chủ lực Quân Giải Phóng Miền Nam và làm chỗ dựa cho chính quyền và Quân đội Sài Gòn. Đồng thời với việc đưa quân chiến đấu Mĩ vào chiến trường miền Nam, Mĩ cũng tăng cường đẩy mạnh cuộc chiến tranh phá hoại ờ miền Bắc, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam, bẻ gãy ý chí chiến đấu của quân và dân ta, đưa cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ ngày càng lan rộng và ác liệt trên quy mô cả nước.

Trước tình hình cuộc chiến ngày càng lan rộng, tháng 12.1965 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam triệu tập Hội nghị Trung ương 12, nhằm đánh giá tình hình, đề ra những chủ trương phù hợp đối phó với âm mưu và hành động của kè thù. Phân tích những thắng lợi trong năm 1965, Hội nghị chỉ rõ: Quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng tiêu diệt những đơn vị tinh nhuệ nhất của quân viễn chinh Mĩ, tiêu diệt những đơn vị ngày càng lớn cùa quân chủ lực Sài Gòn, trong tình hình mới vẫn kiên quyết tiến lên. Đế quốc Mĩ mặc dù có tiềm lực kinh tế, Quân sự mạnh, nhưng về chiến lược Quân sự lại chắp vá, bị động, lúng túng giữa tiến công và phòng ngự, giữa cơ động và giữ đất. Mĩ có thể tiếp tục tăng quân và phương tiện chiến tranh vào miền Nam, đánh phá miền Bắc, nhưng không thế khắc phục được mâu thuẫn giữa việc đưa quân chiến đấu Mĩ vào miền Nam trực tiếp tiến hành chiến tranh với thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Quân Mĩ chiến đấu không có lí tưởng và phi nghĩa nên bị nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Mĩ phản đối, tinh thần, ý chí sẽ dần dần sa sút.

Qua nghiên cứu toàn diện tình hình chiến tranh do Mĩ gây ra, Hội nghị nhận định: Tuy cuộc chiến tranh ngày càng trở nên gay go, ác liệt, nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chăc chắn để giữ vững và tiếp tục giành thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh bại âm mưu trước mắt và lâu dài của địch. Hội nghị cũng khảng định: dù đế quốc Mĩ dựa vào mấy trăm nghìn quân, nhưng về chiến lược vẫn buộc phải phân tán lực lượng trên khắp chiến trường và ngày càng lâm vào thế bị động, càng bị sa lây và thất bại, do đó Quân đội viễn chinh Mĩ cũng không thê cứu vãn được sự sụp đổ tất yếu của chính quyền và Quân đội Sài Gòn.

Hội nghị xác định nhiệm vụ phương châm chiến lược và những công tác trước mắt cho cuộc kháng chiến của quân và dân cả nước. Nghị quyết nêu rõ: Chống Mĩ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc ta, cùa nhân dân ta từ Nam chí Bắc. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta ở cả hai miền phái giữ vững và nêu cao quyết tâm đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống Mĩ, cứu nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược cùa đế quốc Mĩ trong bất kì tình huống nào, kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng.

Phương châm chiến lược chung trong cuộc chiến tranh giải phóng chống Mĩ, cứu nước là đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Trên cơ sở tiếp tục quán triệt và vận dụng phương châm đánh lâu dài, cần cố gắng đến cao độ, tập trung lực lượng của cả hai miền để tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiên trường miền Nam. Tuy nhiên, do kẻ thù có tiềm lực mạnh và ngoan cố, nên trong khi nỗ lực theo phương hướng đó, vẫn phải ra sức chuẩn bị để thắng địch trong trường hợp chiến tranh kéo dài và mở rộng ra cả nước, về phương châm đấu tranh: Tiếp tục kiên tri phương châm đấu tranh Quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giáp công; trong giai đoạn hiện tại, đấu tranh Quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ vị trí ngày càng quan trọng. Riêng đối với Cách mạng miền Bắc, phải thực hiện tốt nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu để bảo vệ miền Bắc, đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, tiếp tục động viên sức người, sức cùa, tăng cường chi viện cho miền Nam, ra sức giúp đỡ Cách mạng Lào, đồng thời chuẩn bị phương án đánh thắng địch nếu chúng liều lĩnh tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ” ra cả nước.

Hội nghị Trung ương 12 đã thể hiện rõ ý chí của toàn dân Việt Nam quyết đánh, quyết thắng chiến tranh xâm lược quy mô lớn của Mĩ.

Nguồn: Bách Khoa toàn thư Quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử Quân sự (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân - năm 2015)