Cuối 1967, sau gần ba năm chiến tranh lan rộng trên quy mô cả nước, sự nghiệp Kháng Chiến Chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta vẫn giữ vững thế tiến công và có nhiều chuyển biến quan trọng. Ở miền Bắc, mặc dù Mĩ đẩy mạnh chiến tranh phá hoại cá về quy mô và mức độ ác liệt, nhưng cũng không thực hiện được mục tiêu bẻ gãy ý chí chiến đấu của quân và dân ta, không ngăn chặn được sự chi viện của miền Bắc cho Cách Mạng miền Nam. Với lực lượng phòng không ba thứ quân và thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, quân và dân miền Bắc thực hiện vừa sản xuất vừa chiến đấu, đập tan các cuộc đánh phá của máy bay, tàu chiến Mĩ, đồng thời tiếp tục đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện sức người, sức của cho Cách Mạng miền Nam.

Trên chiến trường miền Nam, chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ đang đứng trước nguy cơ phá sản; các cuộc phản công chiến lược lần I và II (mùa khô 1965-66 và 1966-67) do quân Mĩ và Quân đội Sài Gòn tiến hành không những không đạt được mục tiêu tìm diệt chủ lực Quân Giải Phóng và giành lại thế chủ động trên chiến trường, mà còn rơi vào thế bị động đối phó và bị đánh thiệt hại nặng nề, buộc tướng Oetmolen phải hủy bỏ kế hoạch tiếp tục phản công, tập trung về giữ Sài Gòn - Gia Định, đồng thời tăng cường lực lượng cho Trị - Thiên, nhằm ngăn chặn hoạt động tiến công của Quân Giải Phóng. Phong trào Cách mạng miền Nam vẫn đứng vững và phát triên tại nhiều vùng quan trọng, nhất là Đông Nam Bộ, đồng thời các đơn vị chủ lực Quân Giải Phóng đã tạo được thế đứng chân vững chắc trên các địa bàn vùng ven Sài Gòn - Gia Định, Huế, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuật; cơ sở Cách mạng ở nội đô các thành phố lớn phát triển mạnh (tại thời điểm này, lực lượng chủ lực Quân Giải Phóng có 7 sư đoàn, 15 trung đoàn, 50 tiểu đoàn độc lập; Lực lượng Vũ trang địa phương có 55 tiểu đoàn, 17 đại đội, 144 trung đội độc lập; lực lượng dân quân tự vệ có 300 nghìn).

Trước những biến chuyển quan trọng của Cách mạng cả nước, nhất là Cách mạng miền Nam, Bộ Chính trị quyết định chuyển cuộc chiến tranh Cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang thời kì mới, thời kì giành thắng lợi quyết định. Tháng 1.1968, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam triệu tập Hội nghị lần thứ 14, nhằm thảo luận và thông qua quyết định của Bộ Chính trị. Hội nghị chỉ rõ: Nhiệm vụ trọng đại và cấp bách trong thời kì mới là động viên những nồ lực lớn nhất cùa toàn Đáng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh Cách Mạng của nhân dân ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định. Mục tiêu chiến lược là: tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận Quân đội Sài Gòn, đánh đổ chính quyền Sài Gòn ở các cấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân; tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh, làm cho quân Mĩ không thực hiện được các mục tiêu chính trị và Quân Sự trên chiến trường miền Nam; trên cơ sở đó đập tan ý chí xâm lược và buộc Mĩ phải chịu thua ở miền Nam, chấm dứt mọi hành động chiến tranh đối với miền Bắc, ta đạt được những mục tiêu trước mắt là độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập ở miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất đất nước.

Về phương pháp tiến hành cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa dùng Lực lượng Vũ trang mạnh đánh vào các binh đoàn chủ lực của địch, đánh mạnh vào “đô thành” và các thành phố khác, tạo điều kiện cho hàng triệu quần chúng ở thành thị và các vùng nông thôn còn bị tạm chiếm nổi dậy khởi nghĩa, phối hợp với Lực lượng Vũ trang của ta tiêu diệt và làm tan rã quân địch, đánh đổ các cơ quan đầu não chính quyền, làm rối loạn và tê liệt đến tận gốc bộ máy chiến tranh của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, biến hậu phương và dự trữ chiến lược của địch thành hậu phương và dự trữ chiến lược của ta, vừa liên tục tiến công tiêu diệt địch, vừa không ngừng phát triên lực lượng ta về chính trị và Quân sự, làm thay đổi nhanh chóng tương quan lực lượng có lợi cho ta, bất lợi cho địch và giành thắng lợi quyết định về ta.

Về sử dụng lực lượng, một mặt phải sử dụng tốt nhất Lực lượng Vũ trang của ta, căng địch ra khắp các chiến trường quan trọng và sử dụng những quả đấm mạnh đánh quỵ các binh đoàn chủ lực, đồng thời kịp thời phàn công, bẻ gãy các cuộc phản kích của địch; mặt khác, đòn tiến công chính của ta phải nhằm vào các đô thị quan trọng, kết hợp lực lượng Quân sự với lực lượng chính trị của quần chúng ở các thành thị và vùng nông thôn kế cận, nối dậy đánh sập các cơ quan đầu não của quân Mĩ và chính quyền Sài Gòn, trong đó tập trung đánh phá các căn cứ, cơ sở hậu cần, trung tâm thông tin và các phương tiện giao thông vận tải chiến lược của địch, đồng thời kêu gọi binh lính địch quay lại cùng với nhân dân khởi nghĩa. Đây là đòn tiến công quyết liệt nhất và cũng là cách đánh tốt nhất để thực hiện ba mũi giáp công trong cả ba vùng chiến lược, nhằm tiêu diệt sinh lực địch đến mức cao nhất, làm sụp đổ chỗ dựa chính trị và đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù.

Hội nghị dự kiến ba khả năng phát triển của tình hình, đồng thời đề ra biện pháp giải quyết. Khả năng thứ nhất: Ta giành được thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, cuộc tống công kích và khởi nghĩa thành công ở các thành thị lớn, lần lượt đập tan mọi hoạt động phản kích của địch, làm cho địch thất bại đến mức không thể gượng lại, từ đó bẻ gãy ý chí xâm lược, buộc địch phải chịu thua và chấp nhận kết thúc chiến tranh theo mục tiêu và yêu cầu của ta. Khả năng thứ hai: Ta giành được thắng lợi quan trọng ở nhiều nơi, nhưng địch tập trung và tăng viện lực lượng từ ngoài vào, giành lại và giữ vững những vị trí quan trọng, ổn định được các thành thị lớn, nhất là “đô thành”, đồng thời dựa vào các căn cứ lớn để tiếp tục cuộc chiến với ta. Khả năng thứ ba: Mĩ động viên và tăng viện thêm nhiều lực lượng, mở rộng “chiến tranh cục bộ” ra miền Bắc cũng như sang Campuchia và Lào.

Với những dự kiến như trên, Hội nghị xác định quyết tâm phải nỗ lực cao nhất, đem hết tinh thần và lực lượng quyết chiến đấu giành cho được thắng lợi theo khả năng thứ nhất. Tuy nhiên, nếu tình hình diễn biến theo khả năng thứ hai, với những tháng lợi quan trọng đã giành được, lực lượng của ta không những không bị giảm sút, mà còn mạnh lên rất nhiều về Quân sự và chính trị, vùng giải phóng ở nông thôn đồng bằng và rừng núi sẽ được mở rộng và củng cố hơn; trên cơ sở đó ta sẽ tiếp tục tổ chức vây hãm quân địch trong các căn cứ và các đô thị, rồi thừa thắng tiến công cả về Quân sự và chính trị cho đến khi giành thắng lợi hoàn toàn. Đối với khả năng thứ ba, trước mắt tuy rất ít khả năng Mĩ có thê thực hiện, nhưng chúng ta phải luôn luôn nâng cao cành giác, chuấn bị sẵn sàng để chủ động đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

Nghị quyết của Hội Nghị Trung Ương 14 có ý nghĩa quan trọng, kịp thời lãnh đạo và chỉ đạo quân dân miền Nam tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), góp phần làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ, buộc chính quyền Mĩ phải xuống thang chiến tranh, rút dần quân Mĩ về nước, chấm dứt ném bom đánh phá miền Bắc và chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari (1968-73), tạo bước ngoặt quyết định chiến tranh.

Nguồn: Bách Khoa toàn thư Quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử Quân sự (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân - năm 2015)