Nhạc sĩ

Hồng Đăng

  • Họ và tên: Phan Đăng Hồng
  • Ngày sinh: 1/1/1936
  • Ngày mất: 21/3/2022
  • Quê quán: xã Tràng Thành, nay là xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  • Chức vụ:

    - Phó Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1989-2005)

    - Tổng biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam (1989-1996)

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2001)

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (2022)

    - Giải thưởng lớn “Bùi Xuân Phái-Vì tình yêu Hà Nội” (2021)

  • Tóm tắt quá trình công tác:

    - 1950: Khi còn là học sinh kháng chiến ở Liên khu IV, nhạc sĩ Hồng Đăng đã bắt đầu sáng tác những ca khúc đầu tay như Nắng về Tây Bắc, Nhớ ơn cụ Hồ, Đời học sinh.

    - Sau 1954: Theo học lớp sáng tác khóa đầu tiên tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Sau đó là giảng viên của trường Âm nhạc Việt Nam.

    - 1989-2005: Phó Tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa IV, V, VI.

    - 1989-1996: Tổng biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam.

    - 1994: Người có công trong việc khởi xướng chương trình “Nửa thế kỷ âm nhạc Việt Nam” và chính ông cũng được vinh danh trong chương trình “Con đường âm nhạc” mang tên "24hình/giây" diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội ngày 12/8/2007 và phát sóng trực tiếp trên VTV3.

    - 2001: Được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (đợt 1), lĩnh vực âm nhạc cho 4 ca khúc “Biển hát chiều nay”, “Hoa sữa”, “Quà tháng năm”, “Kỷ niệm thành phố tuổi thơ” và hợp xướng “Lửa rực cháy”.

    - 10/2021: Được trao Giải thưởng lớn “Bùi Xuân Phái-Vì tình yêu Hà Nội” vì có những cống hiến xuất sắc cho nền âm nhạc Thủ đô.

    - 21/3/2022: Ông mất tại Hà Nội.

    - 2022: Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt 6) cho cụm tác phẩm: “Lênh đênh”, “Đêm hành hương về huyền thoại”, “Buổi tối chuyện một căn nhà nhỏ”, “Khao khát”, “Gửi một câu hát cho Tokyo”.

  • Tác phẩm chính:

    - Ca khúc: “Nhớ ơn cụ Hồ”, “Quà tháng 5 dâng Người”, “Mưa bụi”, “Kỷ niệm thành phố tuổi thơ”, “Người sông Hồng”, “Duyên Hà Nội”, “Tiếng hát trên pháo đài thành phố”, “Ký ức đêm”, "Đêm hành hương về huyền thoại", "Buổi tối chuyện một căn nhà nhỏ", "Khao khát", "Gửi một câu hát cho Tokyo"

    - Ca khúc viết cho phim: “Hoa sữa” (phim Hà Nội mùa chim làm tổ”, “Lênh đênh” (phim Đời hát rong), “Biển hát chiều nay” (nhiều phim về đề tài biển), “Nỗi nhớ đêm đại dương” (phim Những hạt muối của biển), “Biển và cô gái tôi chưa quen” (phim Những ngôi sao nhỏ), “Không gian xanh” (phim Vùng trời)

    - Bản hợp xướng: “Lửa rực cháy” (1960), “Trận địa gang thép” (1968), “Đêm lửa Trường Sơn” (1972)

    - Sách giáo khoa âm nhạc: “Các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng” (1968), “70 bài xướng âm” (1962), “200 bài xướng âm cơ bản” (1973)

Nhạc sĩ

Hồng Đăng

  • Họ và tên: Phan Đăng Hồng
  • Ngày sinh: 1/1/1936
  • Ngày mất: 21/3/2022
  • Quê quán: xã Tràng Thành, nay là xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  • Chức vụ:

    - Phó Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1989-2005)

    - Tổng biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam (1989-1996)

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2001)

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (2022)

    - Giải thưởng lớn “Bùi Xuân Phái-Vì tình yêu Hà Nội” (2021)

  • Tóm tắt quá trình công tác:

    - 1950: Khi còn là học sinh kháng chiến ở Liên khu IV, nhạc sĩ Hồng Đăng đã bắt đầu sáng tác những ca khúc đầu tay như Nắng về Tây Bắc, Nhớ ơn cụ Hồ, Đời học sinh.

    - Sau 1954: Theo học lớp sáng tác khóa đầu tiên tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Sau đó là giảng viên của trường Âm nhạc Việt Nam.

    - 1989-2005: Phó Tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa IV, V, VI.

    - 1989-1996: Tổng biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam.

    - 1994: Người có công trong việc khởi xướng chương trình “Nửa thế kỷ âm nhạc Việt Nam” và chính ông cũng được vinh danh trong chương trình “Con đường âm nhạc” mang tên "24hình/giây" diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội ngày 12/8/2007 và phát sóng trực tiếp trên VTV3.

    - 2001: Được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (đợt 1), lĩnh vực âm nhạc cho 4 ca khúc “Biển hát chiều nay”, “Hoa sữa”, “Quà tháng năm”, “Kỷ niệm thành phố tuổi thơ” và hợp xướng “Lửa rực cháy”.

    - 10/2021: Được trao Giải thưởng lớn “Bùi Xuân Phái-Vì tình yêu Hà Nội” vì có những cống hiến xuất sắc cho nền âm nhạc Thủ đô.

    - 21/3/2022: Ông mất tại Hà Nội.

    - 2022: Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt 6) cho cụm tác phẩm: “Lênh đênh”, “Đêm hành hương về huyền thoại”, “Buổi tối chuyện một căn nhà nhỏ”, “Khao khát”, “Gửi một câu hát cho Tokyo”.

  • Tác phẩm chính:

    - Ca khúc: “Nhớ ơn cụ Hồ”, “Quà tháng 5 dâng Người”, “Mưa bụi”, “Kỷ niệm thành phố tuổi thơ”, “Người sông Hồng”, “Duyên Hà Nội”, “Tiếng hát trên pháo đài thành phố”, “Ký ức đêm”, "Đêm hành hương về huyền thoại", "Buổi tối chuyện một căn nhà nhỏ", "Khao khát", "Gửi một câu hát cho Tokyo"

    - Ca khúc viết cho phim: “Hoa sữa” (phim Hà Nội mùa chim làm tổ”, “Lênh đênh” (phim Đời hát rong), “Biển hát chiều nay” (nhiều phim về đề tài biển), “Nỗi nhớ đêm đại dương” (phim Những hạt muối của biển), “Biển và cô gái tôi chưa quen” (phim Những ngôi sao nhỏ), “Không gian xanh” (phim Vùng trời)

    - Bản hợp xướng: “Lửa rực cháy” (1960), “Trận địa gang thép” (1968), “Đêm lửa Trường Sơn” (1972)

    - Sách giáo khoa âm nhạc: “Các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng” (1968), “70 bài xướng âm” (1962), “200 bài xướng âm cơ bản” (1973)


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa