Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (6/1969 - 7/1976)
Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (7/1981 - 6/1982)
Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (6/1982 - 9/1989)

Huỳnh Tấn Phát

  • Họ và tên: Huỳnh Tấn Phát
  • Ngày sinh: 1/1/1913
  • Ngày mất: 30/9/1989
  • Quê quán: làng Tân Hưng, quận An Hóa, tỉnh Mỹ Tho (nay là ấp Tân Hưng, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre)
  • Dân tộc: Kinh
  • Chức vụ:

    - Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (6/1969 - 7/1976)

    - Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (7/1981 - 6/1982)

    - Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (6/1982 - 9/1989)

    - Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (5/1983 - 11/1988)

    - Đại biểu Quốc hội: Khóa I,II,III,VI,VII,VIII

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Sao Vàng (2013)

    - Huân chương Kháng chiến hạng Nhất

    - Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (1996)

    - Huy chương Vì sự nghiệp đại đoàn kết

  • Tóm tắt quá trình công tác:

    - Tốt nghiệp bậc tiểu học, bậc trung học tại Trường dòng Laxan Tabe Mỹ Tho, Trường Trung học Mỹ Tho, Trường Trung học Pétrus Ký (Sài Gòn)

    - 1933: Tthi đậu vào khoa Kiến trúc khóa 8 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và tốt nghiệp thủ khoa ngành Kiến trúc năm 1938

    - 1940: Mở văn phòng kiến trúc sư tại số nhà 68-70 đường Mayer (nay là Võ Thị Sáu). Trước tinh thần đấu tranh bất khuất của những chiến sĩ cộng sản, của Nhân dân trong và sau Khởi nghĩa Nam Kỳ, Huỳnh Tấn Phát đã chuyển hướng sang hoạt động cách mạng, làm Chủ nhiệm tuần báo Thanh niên, tích cực hoạt động trong phong trào Truyền bá Quốc ngữ, phong trào Cứu trợ nạn đói Bắc Kỳ

    - 3/1945: Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương; sau đó, tích cực hoạt động trong phong trào Thanh niên Tiền phong (do Xứ uỷ Nam Kỳ lãnh đạo) chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Sài Gòn và Nam Bộ; tham gia lãnh đạo và có đóng góp vào thắng lợi của Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền ở Sài Gòn ngày 25/8/1945

    - 23/9/1945: Khi quân đội Pháp trở lại xâm chiếm Sài Gòn, Đồng chí bị địch bắt. Nhưng nhờ là một kiến trúc sư tên tuổi nên địch trả tự do sau ba ngày giam giữ ở bốt Catinat

    - 10/1945: Được cử làm Trưởng đoàn đại biểu Thanh niên Nam Bộ ra Hà Nội dự Đại hội Thanh niên toàn quốc

    - 1/1946: Trở về Nam Bộ, đồng chí được giới thiệu ra ứng cử ở đơn vị bầu cử tỉnh Mỹ Tho và đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

    - 1946: Bị địch bắt và bị địch kết án hai năm tù. Trong Khám Lớn Sài Gòn, Đồng chí đóng vai trò quan trọng trong thành lập “Liên đoàn tù nhân Khám Lớn Sài Gòn” và được bầu làm Trưởng ban đại diện

    - 11/1947: Ra tù và bắt liên lạc ngay với tổ chức, được phân công phụ trách công tác trí vận, báo chí ở Sài Gòn, đồng thời là Bí thư Đảng đoàn Đảng Dân chủ Nam Bộ.

    - Đầu 1949: Thoát ly gia đình vào chiến khu Đồng Tháp hoạt động; được cử làm Ủy viên Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ kiêm Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ, Bí thư Đảng đoàn Đảng Dân chủ Việt Nam

    - 1950: Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ Đặc khu, Trưởng Ban Tuyên huấn Đặc khu, trực tiếp phụ trách Đài Phát thanh Tiếng nói Sài Gòn - Chợ Lớn tự do

    - 1954: Sau Hiệp định Giơnevơ, đồng chí được phân công hoạt động ở Sài Gòn

    - Cuối 1956: Được bổ sung vào Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, phụ trách Ban Trí vận và Chính quyền vận

    - 1959: Hoạt động ở vùng Tam giác sắt (Củ Chi - Trảng Bàng - Bến Cát, địa bàn đứng chân của Khu uỷ miền Đông, Khu uỷ Sài Gòn - Gia Định) và được phân công làm Khu ủy viên chính thức Khu uỷ Sài Gòn - Gia Định

    - 1960: Tham gia thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, giữ trọng trách Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương lâm thời Mặt trận. Đại biểu Quốc hội khóa II

    - 1961: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định

    - 1962: Tại Đại hội lần thứ nhất Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, được bầu làm Phó Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận. Đại biểu Quốc hội khóa III (1964)

    - 6/1969: Tại Đại hội đại biểu Quốc dân toàn miền Nam Việt Nam, được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

    - 7/1976: Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ, phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo Quy hoạch đô thị (1977). Đại biểu Quốc hội khóa VI (1976)

    - 2/1979: Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước và được chỉ định làm Đại diện thường trực nước ta tại Hội đồng tương trợ kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa (SEV)

    - 7/1981: Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VII, được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ) kiêm Chủ nhiệm Ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước. Đại biểu Quốc hội khóa VII (1981)

    - 6/1982: Tại kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa VII, được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Phó Chủ tịch nước)

    - 5/1983: Tại Đại hội lần thứ II Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời được bầu là Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đại biểu Quốc hội khóa VIII (1987)

    - 30/9/1989: Đồng chí từ trần tại Thành phố Hồ Chí Minh

    - 1996: Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt 1), lĩnh vực Kiến trúc cho các tác phẩm: Quy hoạch thủ đô Hà Nội (1981), Chỉ đạo trực tiếp tham gia thiết kế các công trình Sân bay Nội Bài, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Cung Thiếu nhi Trung ương, Bảo tàng Hồ Chí Minh

    - 2013: Được Đảng, Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.

  • Tác phẩm kiến trúc chính:

    - Biệt thự 40 Lò Heo Chánh Hưng,đường Xóm Củi, P.11, Q.8,TP HCM

    - Biệt thự 151 Nguyễn Đình Chiểu, Q3, TP HCM

    - Biệt thự 6 Nguyễn Huy Lượng, Q. Bình Thạnh, TP HCM

    - Bệnh viện Saint Paul - Điện Biên Phủ - Bà Huyện Thanh Quan, Q3, TP HCM (1938)

    - Câu lạc bộ Thuỷ quân - số 7 - 9 Lê Duẩn, P. Bến Nghé, Q1, TP HCM (nay là Văn phòng Chính phủ - II) (1940)

    - Giải Nhất cuộc thi thiết kế Triển lãm kinh tế Đông Dương lần thứ II tại Sài Gòn (ở vườn Jardin de la Ville, người Việt gọi là Vườn Ông Thượng hay Vườn Bồ Rô; nay là công viên Tao Đàn). Cuộc thi do Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux phát động

    - Giải Nhất cuộc thi thiết kế Nhà văn hóa, dự kiến xây dựng ở Khám Lớn Sài Gòn (1955)

    - Kiến trúc, quy hoạch thủ phủ Chính quyền Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Lộc Ninh (1972)

    - Chỉ đạo thiết kế xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội (1976-1978)

    - Thiết kế Câu lạc bộ TDTT Quân đội - phố Hoàng Diệu, Q. Ba Đình Hà Nội (1977-1978)

    - Nhà hát Hoà Bình (đường 3-2, quận 10; TP HCM (1978-1985) (có sự hợp tác của KTS Nguyễn Thành Thế)

    - Chỉ đạo thiết kế Đại học Sư phạm Hà Nội, thập niên 1980

    - Chỉ đạo, trực tiếp chỉnh sửa nội ngoại thất Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội (1979-1985)

    - Chỉ đạo thiết kế xây dựng Sân bay Nội Bài - Hà Nội (1980-1986)

    - Trưởng ban chỉ đạo quy hoạch kiêm Chủ nhiệm đồ án thiết kế xây dựng thủ đô Hà Nội (1981). Dự án Hà Nội lần này đã vạch ra những nét cơ bản cho sự phát triển của thủ đô về sau này; trong đó khẳng định ý nghĩa trường tồn của Trung tâm chính trị Ba Đình

    - Chỉ đạo và góp ý kiến cho các dự án quy hoạch: TP HCM, Quy Nhơn, Phan Thiết, Nha Trang, Vũng Tàu - Côn Đảo, Tây Ninh, Lạng Sơn

Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (6/1969 - 7/1976)
Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (7/1981 - 6/1982)
Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (6/1982 - 9/1989)

Huỳnh Tấn Phát

  • Họ và tên: Huỳnh Tấn Phát
  • Ngày sinh: 1/1/1913
  • Ngày mất: 30/9/1989
  • Quê quán: làng Tân Hưng, quận An Hóa, tỉnh Mỹ Tho (nay là ấp Tân Hưng, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre)
  • Dân tộc: Kinh
  • Chức vụ:

    - Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (6/1969 - 7/1976)

    - Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (7/1981 - 6/1982)

    - Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (6/1982 - 9/1989)

    - Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (5/1983 - 11/1988)

    - Đại biểu Quốc hội: Khóa I,II,III,VI,VII,VIII

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Sao Vàng (2013)

    - Huân chương Kháng chiến hạng Nhất

    - Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (1996)

    - Huy chương Vì sự nghiệp đại đoàn kết

  • Tóm tắt quá trình công tác:

    - Tốt nghiệp bậc tiểu học, bậc trung học tại Trường dòng Laxan Tabe Mỹ Tho, Trường Trung học Mỹ Tho, Trường Trung học Pétrus Ký (Sài Gòn)

    - 1933: Tthi đậu vào khoa Kiến trúc khóa 8 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và tốt nghiệp thủ khoa ngành Kiến trúc năm 1938

    - 1940: Mở văn phòng kiến trúc sư tại số nhà 68-70 đường Mayer (nay là Võ Thị Sáu). Trước tinh thần đấu tranh bất khuất của những chiến sĩ cộng sản, của Nhân dân trong và sau Khởi nghĩa Nam Kỳ, Huỳnh Tấn Phát đã chuyển hướng sang hoạt động cách mạng, làm Chủ nhiệm tuần báo Thanh niên, tích cực hoạt động trong phong trào Truyền bá Quốc ngữ, phong trào Cứu trợ nạn đói Bắc Kỳ

    - 3/1945: Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương; sau đó, tích cực hoạt động trong phong trào Thanh niên Tiền phong (do Xứ uỷ Nam Kỳ lãnh đạo) chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Sài Gòn và Nam Bộ; tham gia lãnh đạo và có đóng góp vào thắng lợi của Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền ở Sài Gòn ngày 25/8/1945

    - 23/9/1945: Khi quân đội Pháp trở lại xâm chiếm Sài Gòn, Đồng chí bị địch bắt. Nhưng nhờ là một kiến trúc sư tên tuổi nên địch trả tự do sau ba ngày giam giữ ở bốt Catinat

    - 10/1945: Được cử làm Trưởng đoàn đại biểu Thanh niên Nam Bộ ra Hà Nội dự Đại hội Thanh niên toàn quốc

    - 1/1946: Trở về Nam Bộ, đồng chí được giới thiệu ra ứng cử ở đơn vị bầu cử tỉnh Mỹ Tho và đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

    - 1946: Bị địch bắt và bị địch kết án hai năm tù. Trong Khám Lớn Sài Gòn, Đồng chí đóng vai trò quan trọng trong thành lập “Liên đoàn tù nhân Khám Lớn Sài Gòn” và được bầu làm Trưởng ban đại diện

    - 11/1947: Ra tù và bắt liên lạc ngay với tổ chức, được phân công phụ trách công tác trí vận, báo chí ở Sài Gòn, đồng thời là Bí thư Đảng đoàn Đảng Dân chủ Nam Bộ.

    - Đầu 1949: Thoát ly gia đình vào chiến khu Đồng Tháp hoạt động; được cử làm Ủy viên Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ kiêm Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ, Bí thư Đảng đoàn Đảng Dân chủ Việt Nam

    - 1950: Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ Đặc khu, Trưởng Ban Tuyên huấn Đặc khu, trực tiếp phụ trách Đài Phát thanh Tiếng nói Sài Gòn - Chợ Lớn tự do

    - 1954: Sau Hiệp định Giơnevơ, đồng chí được phân công hoạt động ở Sài Gòn

    - Cuối 1956: Được bổ sung vào Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, phụ trách Ban Trí vận và Chính quyền vận

    - 1959: Hoạt động ở vùng Tam giác sắt (Củ Chi - Trảng Bàng - Bến Cát, địa bàn đứng chân của Khu uỷ miền Đông, Khu uỷ Sài Gòn - Gia Định) và được phân công làm Khu ủy viên chính thức Khu uỷ Sài Gòn - Gia Định

    - 1960: Tham gia thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, giữ trọng trách Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương lâm thời Mặt trận. Đại biểu Quốc hội khóa II

    - 1961: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định

    - 1962: Tại Đại hội lần thứ nhất Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, được bầu làm Phó Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận. Đại biểu Quốc hội khóa III (1964)

    - 6/1969: Tại Đại hội đại biểu Quốc dân toàn miền Nam Việt Nam, được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

    - 7/1976: Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ, phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo Quy hoạch đô thị (1977). Đại biểu Quốc hội khóa VI (1976)

    - 2/1979: Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước và được chỉ định làm Đại diện thường trực nước ta tại Hội đồng tương trợ kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa (SEV)

    - 7/1981: Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VII, được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ) kiêm Chủ nhiệm Ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước. Đại biểu Quốc hội khóa VII (1981)

    - 6/1982: Tại kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa VII, được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Phó Chủ tịch nước)

    - 5/1983: Tại Đại hội lần thứ II Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời được bầu là Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đại biểu Quốc hội khóa VIII (1987)

    - 30/9/1989: Đồng chí từ trần tại Thành phố Hồ Chí Minh

    - 1996: Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt 1), lĩnh vực Kiến trúc cho các tác phẩm: Quy hoạch thủ đô Hà Nội (1981), Chỉ đạo trực tiếp tham gia thiết kế các công trình Sân bay Nội Bài, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Cung Thiếu nhi Trung ương, Bảo tàng Hồ Chí Minh

    - 2013: Được Đảng, Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.

  • Tác phẩm kiến trúc chính:

    - Biệt thự 40 Lò Heo Chánh Hưng,đường Xóm Củi, P.11, Q.8,TP HCM

    - Biệt thự 151 Nguyễn Đình Chiểu, Q3, TP HCM

    - Biệt thự 6 Nguyễn Huy Lượng, Q. Bình Thạnh, TP HCM

    - Bệnh viện Saint Paul - Điện Biên Phủ - Bà Huyện Thanh Quan, Q3, TP HCM (1938)

    - Câu lạc bộ Thuỷ quân - số 7 - 9 Lê Duẩn, P. Bến Nghé, Q1, TP HCM (nay là Văn phòng Chính phủ - II) (1940)

    - Giải Nhất cuộc thi thiết kế Triển lãm kinh tế Đông Dương lần thứ II tại Sài Gòn (ở vườn Jardin de la Ville, người Việt gọi là Vườn Ông Thượng hay Vườn Bồ Rô; nay là công viên Tao Đàn). Cuộc thi do Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux phát động

    - Giải Nhất cuộc thi thiết kế Nhà văn hóa, dự kiến xây dựng ở Khám Lớn Sài Gòn (1955)

    - Kiến trúc, quy hoạch thủ phủ Chính quyền Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Lộc Ninh (1972)

    - Chỉ đạo thiết kế xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội (1976-1978)

    - Thiết kế Câu lạc bộ TDTT Quân đội - phố Hoàng Diệu, Q. Ba Đình Hà Nội (1977-1978)

    - Nhà hát Hoà Bình (đường 3-2, quận 10; TP HCM (1978-1985) (có sự hợp tác của KTS Nguyễn Thành Thế)

    - Chỉ đạo thiết kế Đại học Sư phạm Hà Nội, thập niên 1980

    - Chỉ đạo, trực tiếp chỉnh sửa nội ngoại thất Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội (1979-1985)

    - Chỉ đạo thiết kế xây dựng Sân bay Nội Bài - Hà Nội (1980-1986)

    - Trưởng ban chỉ đạo quy hoạch kiêm Chủ nhiệm đồ án thiết kế xây dựng thủ đô Hà Nội (1981). Dự án Hà Nội lần này đã vạch ra những nét cơ bản cho sự phát triển của thủ đô về sau này; trong đó khẳng định ý nghĩa trường tồn của Trung tâm chính trị Ba Đình

    - Chỉ đạo và góp ý kiến cho các dự án quy hoạch: TP HCM, Quy Nhơn, Phan Thiết, Nha Trang, Vũng Tàu - Côn Đảo, Tây Ninh, Lạng Sơn


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa