II.3 Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ (1965-1968)

Bị thất bại trong cuộc “chiến tranh đặc biệt”. Mỹ đã chuyển sang“chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam và gây ra chiến tranh phá hoại rất ác liệt đối với miền Bắc. Cuối năm 1960, số quân Mỹ và quân chư hầu Mỹ được đưa vào miền Nam đã lên tói hơn 20 vạn, gồm 18 vạn quân Mỹ và hơn 2 vạn quân chư hầu, chưa kể 7 vạn hải quân và không quân Mỹ xuất phát từ các tầu chiến trên mặt biển hoặc từ đất Thái Lan và Philíppin.

Đế quốc Mỹ từ chỗ dựa vào lực lượng quân ngụy là chủ yếu, lúc này đã phải dựa vào hai lực lượng chiến lược là quân đội viễn chinh Mỹ và quân ngụy; chúng tiến hành các cuộc hành quân tìm diệt căn cứ và lực lượng quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Hội nghị lần thứ 11 (3-1965), và Hội nghị lần thứ 12 (12-1965) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện tình hình do âm mưu và hành động chiến tranh mới của đế quốc Mỹ gây ra. đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng về chủ trương chiến lược, phương châm và biện pháp cách mạng trong giai đoạn mới, nêu cao quyết tâm động viên lực lượng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân: “Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiên tới hoà bình, thống nhất nước nhà”.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Trung ương, Quân uỷ Trung ương đã triển khai toàn diện các mặt công tác quân sự trên cả hai miền và đề ra 6 phương thức tác chiến cho các lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam: 

1- Đẩy mạnh hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực tập trung trong những chiến dịch vừa và lớn, dưới hình thức tiến công hoặc chủ động phản công địch.

2- Đẩy mạnh chiến tranh du kích đến trình độ cao.

3- Đánh phá các căn cứ hậu cần, kho tàng, sân bay, hải cảng, cơ quan đầu não.

4- Triệt phá các đường giao thông thuỷ bộ quan trọng, tạo thế bao vây, chia cắt địch.

5- Đẩy mạnh hoạt động ở các đô thị.

6- Tác chiến kết hợp với binh biến; triển khai công tác binh vận, ngụy vận trên quy mô chiến lược.

Từ ngày 2 đến ngày 6-5-1960, Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức tại một địa điểm trong vùng giải phóng miền Nam. Gần 150 chiến sĩ thi đua ưu tú thuộc các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, tự vệ và dân quân du kích từ Bến Hải đến Cà Mau về dự Đại hội. Tại Đại hội này, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam đã quyết định tuyên dương 23 Anh hùng quân giải phóng, trong đó có 2 phụ nữ (Tạ Thị Kiều và Nguyễn Thị Út). 4 là dân tộc ít người.

Tháng 3-1965, những tiểu đoàn quân Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng, Chu Lai đã bị các lực lượng dân quân du kích xung quanh căn cứ Mỹ đánh phá quấy rốì và tiêu hao.

Ngày 27-5-1965,1 đại đội bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam đã tập kích 1 đại đội lính thuỷ đánh bộ Mỹ tại Núi Thành, tiêu diệt và làm bị thương 140 tên, thu toàn bộ vũ khí.

Trận Núi Thành khẳng định ý chí quyết tâm đánh Mỹ của quân và dân miền Nam, làm nức lòng nhân dân cả nước.

 

Ngày 18-8-1965, quân giải phóng khu V lại thắng lớn ở Vạn Tường (Bắc Quảng Ngãi). Một trung đoàn chủ lực cùng bộ đội địa phương và dân quân du kích đã đánh bại cuộc tiến công của một lực lượng lớn quân Mỹ gồm 4 tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ, 1 tiểu đoàn xe tăng và xe bọc thép, 2 tiểu đoàn pháo 105 mi li mét, 6 tầu đổ bộ và 5 pháo hạm cùng hàng trám máy bay chiến đấu. Đây là trận ra quân rầm rộ, hiệp đồng binh chủng đầu tiên của Mỹ trên một khu vực do chúng lựa chọn. Suốt một ngày chiến đấu quyết liệt. lực lượng vũ trang giải phóng đã đánh bại các đợt tiến công của địch, loại khởi vòng chiến đấu 900 tên Mỹ, bắn cháy, bắn hỏng nhiều máy bay, xe tăng và xe bọc thép. Trận Vạn Tường mở đầu cao trào diệt quân xâm lược Mỹ. Thắng lợi của trận Vạn Tường chứng tỏ quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng thắng Mỹ về quân sự trong chiến tranh cục bộ, mặc dù chúng chiếm ưu thế về số lượng, về hoả lực và sức cơ động; nó mở đường cho các đơn vị chủ lực quân giải phóng tiếp tục phát triển thế tiến công tập trung đánh những trận tiêu diệt từng đơn vị quân cơ động Mỹ.

Sau các chiến thắng Núi Thành và Vạn Tường, trên chiến trường miền Nam dấy lên phong trào “tìm Mỹ mà đánh”,“tìm ngụy mà diệt”; những “vành đai diệt Mỹ” kiên cường xuất hiện ở Hoà Vang, Chu Lai (Quảng Nam), Củ Chi (Sài Gòn)... Hàng vạn dũng sĩ diệt Mỹ đã lập những chiến công vang dội.

Ổ Plâyme (Tây Nguyên), sau khi tiêu diệt chiến đoàn 3 thiết giáp ngụy, quân giải phóng buộc Sư đoàn kỵ binh không vận 1 Mỹ phải tham chiến. Bằng cách đánh táo bạo, mưu trí và dũng cảm, từ ngày 14 đến ngày 18-11­1965, lực lượng vũ trang Tây Nguyên loại khởi vòng chiến đấu 1.700 tên Mỹ, 1.274 tên ngụy, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn kỵ binh không vận Mỹ, diệt gọn 1 chiến đoàn xe cơ giới, 1 tiểu đoàn bộ binh ngụy, phá 89 xe quân sự, 59 máy bay các loại (chủ yếu là máy bay lên thẳng). Sư đoàn kỵ binh bay “niềm hy vọng lớn nhất của lục quân Mỹ”, với chiến thuật “nhảy cóc”,“ứng viện giải vây” lần đầu tiên bị đánh bại trên chiến trường rừng núi Việt Nam.

Khả năng thắng Mỹ về quân sự trong “chiến tranh cục bộ” trở thành hiện thực ngay trong Đông-Xuân 1965-1966, bằng chiến thắng oanh liệt của quân và dân miền Nam đập tan cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất của 20 vạn quân Mỹ, quân chư hầu và nửa triệu quân ngụy. Trong cuộc phản công này, quân đội Mỹ đã mở rộng 450 cuộc hành quân lớn nhỏ, trong đó có 5 cuộc hành quân then chốt đánh vào miền Đông Nam Bộ, và đồng bằng khu V, Củ Chi, Bến Cát, Nam Phú Yên, Quảng Ngãi và Bình Định, với mục tiêu “bẻ gãy xương sống Việt Cộng” như chúng khoác lác và hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Quân và dân miền Nam chặn đánh địch quyết liệt trên mọi hướng. Những trận thắng lớn ở Nhà Đỏ Bông Trang (Thủ Dầu Một), ở Củ Chi (Sài Gòn), ở Bắc Sông Bé (Biên Hoà), thắng lợi của chiến dịch Bình Long, chiến thắng Cần Đâm, Cần Lệ (Thủ Dầu Một), ở Bà Rịa, những trận thắng địch ở Tây Nguyên, Bồng Sơn (Bắc Bình Định), ở Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), ở Phú Yên... cùng với những trận diệt Mỹ ngay tại các căn cứ của chúng và phong trào đấu tranh chính trị quyết liệt ở nông thôn, đô thị, phong trào chống phá “bình định”, đã làm cho Mỹ - Ngụy tổn thất lớn, buộc phải kết thúc sớm cuộc phản công. Quân và dân miền Nam đã loại khởi vòng chiến đấu 104.000 tên địch (có hơn 4 vạn tên Mỹ), “Chiến tranh cục bộ” bị đánh bại hiệp đầu.

Mùa khô 1966-1967, đế quốc Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ 2 với một lực lượng lớn gồm 20 sư đoàn và 10 lữ đoàn chủ lực (trong đó có 7 sư đoàn và 4 lữ đoàn quân Mỹ), 4.000 máy bay, 2.500 xe tăng, xe bọc thép, hàng chục vạn tấn bom đạn, hàng vạn tấn hoá chất độc, 2.540 khẩu pháo, 500 tàu xuồng chiến đấu. Nếu tính cả lực lượng Mỹ ở hạm đội 7, Thái Lan, Philíppin, Guam, Nhật Bản tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam thì số quân tham chiến trong cuộc phản công lần này lên tới 1 triệu 20 vạn, trong đó có 60 vạn quân Mỹ. Địch tập trung đánh vào miền Đông Nam Bộ, trọng điểm là Tây Ninh, nhằm mục tiêu “tìm diệt” cơ quan lãnh đạo, chỉ huy Trung ương Cục, Bộ Chỉ huy Miền, Mặt trận Dân tộc Giải phóng và các đơn vị chủ lực Quân giải phóng. Chúng đã mở 895 cuộc hành quân lớn nhỏ, trong đó có 3 cuộc hành quân then chốt: cuộc hành quân “Áttơnbơrơ” đánh vào chiến khu Dương Minh Châu có khoảng 3 vạn quân Mỹ tham gia, cuộc hành quân “Xêđaphôn” đánh vào Bến Súc - Củ Chi- Bến Cát có 3 lữ đoàn Mỹ tham gia, và cuộc hành quân lớn nhất “Gianxơn - xity”, đánh vào khu vực đường 22 sát biên giới Việt Nam - Campuchia và khu vực Dầu Tiếng, Minh Thạnh, Bến Củi, có tất cả 7 lữ đoàn Mỹ và 2 chiến đoàn ngụy với quân số 4.5 vạn tên tham gia, sử dụng rất nhiều vũ khí và trang bị hiện đại.

Trong cuộc phản công mùa khô này, quân và dân miền Nam đã mở hàng loạt trận phản công, đánh bại các cuộc hành quân của Mỹ - Ngụy. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ đã cùng toàn dân bám sát địch, tiêu diệt và tiêu hao chúng trên khắp các chiến trường. Những trận đánh địch ngay trên địa bàn hành quân của chúng, ở trong vùng sau lưng địch, ở hậu cứ và cơ quan đầu não của chúng, những hoạt động mạnh ở các vùng đồng bằng, ở Tây Nguyên, ở đường 9 - Trị Thiên đã cáng kéo địch ra mọi hướng, đánh bại 3 cuộc hành quân lớn và nhiều cuộc hành quân khác, loại khởi vòng chiến đấu 175.000 quân Mỹ, quân ngụy và chư hầu, 49 tiểu đoàn và đơn vị tương đương (28 tiểu đoàn Mỹ) bị đánh thiệt hại, 1.800 máy bay và 1.786 xe quân sự bị bắn cháy, bắn hỏng, 100 tàu xuồng bị bắn cháy, bắn chìm.

Kết quả trong 2 mùa khô (1965-1966 và 1966-1967), quân và dân miền Nam đã loại khởi vòng chiến đấu 290.000 tên địch, trong đó có 128.000 quân Mỹ và chư hầu, làm thất bại một bước quan trọng cuộc “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, làm cho thế trận của chúng nao núng, tinh thần quân địch sút kém, hàng ngũ địch thêm mâu thuẫn.

Trung tuần tháng 8-1967, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã họp Đại hội bất thường, thông qua Cương lĩnh chính trị nhằm mở rộng khối đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nưóc.

Tiếp đó, trung tuần tháng 9-1967, Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ 2 đã họp để tổng kết phong trào đánh Mỹ, diệt ngụy trong 2 năm qua, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục chỉ đạo và đẩy mạnh phong trào kháng chiến. Đại hội đã tuyên dương 47 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.

Tháng 12-1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp, ra Nghị quyết về tổng công kích và tổng khởi nghĩa. Nghị quyết của Bộ Chính trị sau đó được Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp vào tháng 1-1968 thông qua và trở thành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân (1968) nhằm giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mỹ.

Đêm giao thừa và đêm mồng một Tết Mậu Thân (30 và 31-1-1968) quân và dân miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn miền; đồng loạt tiến công địch ở 4/6 thành phô/ 37/42 thị xã, hàng trăm thị trấn, quận lỵ; đánh vào hầu hết các cơ quan đầu não trung ương, địa phương của cả Mỹ lẫn ngụy, bao gồm cả 4 bộ tư lệnh quân khu - quân đoàn, 8 bộ tư lệnh sư đoàn, 2 bộ tư lệnh biệt khu ngụy, 2 bộ tư lệnh dã chiến Mỹ, 30 sân bay và nhiều tổng kho lớn. Trong đó, có những trận gây chấn động lớn như trận đánh Toà Đại sứ Mỹ, Dinh Độc lập Ngụy. Bộ Tổng tham mưu ngụy ở Sài Gòn và 25 ngày đêm làm chủ thành phố Huế... Đồng thời, nhân dân ở hầu khắp các vùng nông thôn được sự giúp sức của các lực lượng vũ trang đã nổi dậy, phá tan từng mảng hệ thống kìm kẹp của ngụy quyền ở thôn xã, giành thắng lợi oanh liệt cả về tiêu diệt sinh lực địch và giành quyền làm chủ.

Sau gần 2 tháng tiến công và nổi dậy, quân và dân miền Nam đã tiêu diệt và làm tan rã khoảng 15 vạn tên địch (có hàng nghìn lính Mỹ) phá huỷ 1/3 vật tư chiến tranh của Mỹ- Ngụy; phá 600 ấp chiến lược, giải phóng thêm 100 xã mới với hơn một triệu dân. Riêng ở Trị-Thiên-Huế, hầu hết nông thôn 2 tỉnh Quảng Trị-Thừa Thiên được giải phóng vái 296 thôn, trong đó có 240 thôn được xây dựng chính quyền cách mạng.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của quân và dân miền Nam như “một đòn sét đánh” đối với bọn trùm xâm lược Mỹ, làm choáng váng cả nước Mỹ và chấn động dư luận thế giới.

Một tháng sau khi tướng Oétmolen. Tổng chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam bị cách chức. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mac Namara từ chức. 2 tháng sau, ngày 31-3- 1968, Tổng thống Giônxơn phải tuyên bố ba điểm;

1-    Đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra;

2-   Nhận đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Pa-ri;

3-    Không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai và chủ trương “phi Mỹ hoá chiến tranh”.

Đây là sự thừa nhận đầu tiên nhưng đầy đủ nhất về sự phá sản của chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ, chiến lược chiến tranh quan trọng nhất được Mỹ chuẩn bị công phu và đánh giá cao trong chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mỹ những năm 60.

Trong hai ngày 20 và 21-4-1968, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam họp Hội nghị đại biểu bầu ra Uỷ ban Trung ương của Liên minh, ra Tuyên ngôn và chương trình hành động cứu nước. Mặt trận dân tộc thống nhất chông Mỹ, cứu nước ở miền Nam Việt Nam được mở rộng, Uỷ ban Trung ương Liên minh dân tộc dân chủ và hoà bình Việt Nam do luật sư Trịnh Đình Thảo làm Chủ tịch, kỹ sư Lâm Văn Tết và Hoà thượng Thích Đôn Hậu làm Phó Chủ tịch.

Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, quân và dân miền Nam tiếp tục mở một số đợt tiến công nữa vào các thành thị nhưng kết quả hạn chế, trừ 2 đợt tiến công Sài Gòn (5-1968) và vây hãm Khe Sanh.

Cùng với thắng lợi liên tiếp trong Đông- Xuân 1965-1966 và 1966-1967 đánh bại 2 cuộc phản công mùa khô của địch, thắng lợi oanh liệt Tết Mậu Thân đã đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Bằng cuộc tổng tiến công chiến lược này, quân và dân Việt Nam đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ, buộc chúng dù rất ngoan cố và còn gây cho quân và dân miền Nam nhiều khó khăn, vẫn phải bắt đầu quá trình xuống thang chiến tranh, phải chuyển hướng chiến lược “phi Mỹ hoá chiến tranh” rồi “Việt Nam hoá chiến tranh”, bắt đầu rút dần quân Mỹ về nước, chấm dứt cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, cử người đàm phán vổi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở Hội nghị Pari. Quân và dân Việt Nam có điểu kiện mở ra trận tiến công mới về ngoại giao, mở ra cục diện“vừa đánh vừa đàm” thật sự kết họp chặt chẽ đấu tranh quân sự-chính trị-ngoại giao để đánh thắng một kẻ địch có tiềm lực quân sự mạnh.