II.4 Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời, chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ (1969-1972) thất bại

Thắng lợi của đòn tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) đã làm chấn động dư luận nước Mỹ, làm giảm sút ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Phong trào nhân dân chống chiến tranh xâm lược Việt Nam và đòi rút quân về nước dấy lên khắp nước Mỹ. Năm 1969 có hàng triệu người Mỹ biểu tình ở các thành phố. Hạ nghị viện Mỹ cũng ra tuyên bố đòi rút tất cả quân Mỹ trên bộ ở Việt Nam về nước trong thòi gian sớm nhất.

Đầu năm 1969, bước vào Nhà Trắng, Tổng thông Mỹ Níchxơn cho ra đời cái gọi là “học thuyết Níchxơn” và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” đồng thời tăng cường chiến tranh ở Lào và mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Mục tiêu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Níchxơn là rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà vẫn giữ được chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu. Để đạt được mục tiêu chiến lược đó, Níchxơn đã sử dụng tối đa về quân sự của nước Mỹ kết hợp với những thủ đoạn chính trị và ngoại giao rất xảo quyệt hòng giành lại thế mạnh, hòng cô lập và bóp nghẹt cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Mỹ tập trung nỗ lực xây dựng quân ngụy thành một đội quân tay sai hiện đại, làm lực lượng chiến lược chủ yếu ở miền Nam, là đội quân xung kích ở Đông Dương, có thể thay thế được quân Mỹ trong chiến tranh cục bộ. Từ năm 1969 đến 1972, trong gần 4 năm, quân chủ lực và quân địa phương nguỵ đã từ 700.000 tăng lên 1 triệu 100 nghìn và lực lượng nửa vũ trang tăng từ 1 triệu 500 nghìn lên 2 triệu, trở thành đạo quân tay sai đông nhất trong các đạo quân tay sai của Mỹ. Cuối năm 1972, quân ngụy đã có 1.100 máy bay chiến đấu và gần 2.000 xe tăng, xe thiết giáp. Cùng với việc xây dựng quân nguy, Mỹ tăng cường củng cố bộ máy nguy quyền nhằm phát huy hiệu lực kìm kẹp nhân dân. Mỹ chủ trương tăng cường viện trợ cho ngụy quyền Sài Gòn để xây dựng “nền kinh tế ổn định”, có khả năng đảm đương gánh nặng của kế hoạch “Việt Nam hoá chiến tranh”.

Chính sách “Việt Nam hoá chiến tranh” ngoan cố và xảo quyệt của Mỹ đã gây ra cho quân và dân Việt Nam ở hai miền nhiều khó khăn trong hai năm 1969-1970: Cơ sở nông thôn bị tổn thất, phong trào quần chúng bị sa sút, cán cứ cách mạng bị phá hoại.

Từ đêm 22 rạng ngày 23-2-1969, quân và dân miền Nam đồng loạt mở đợt tiến công vào hơn 400 mục tiêu của địch ở 36 thành phố, thị xã, hơn 100 quận lỵ, thị trấn, 35 sở chỉ huy, 38 sân bay, 17 khu hậu cần lớn. Đây là đòn phủ đầu đối với tập đoàn Níchxơn vừa lên cầm quyền ở Mỹ. Ở miền Đông Nam Bộ có một số trận đánh tiêu diệt các cụm tiểu đoàn hoặc nhiều đại đội địch ở Bến Tranh, Trà Cao, Lộc Ninh, Dầu Tiếng. Đặc biệt các lực lượng đặc công đánh gần 300 trận, trong đó có 90 trận đánh vào các sở chỉ huy, sân bay, kho tàng của địch, giết và làm bị thương 2 vạn tên, có nhiều sĩ quan và nhân viên kỹ thuật Mỹ, phá huỷ 250 máy bay, 150 khẩu pháo và hàng trăm triệu lít xăng dầu. Trong 30 ngày đêm chiến đấu kiên cường, quân và dân miền Nam đã tiêu diệt hàng vạn tên Mỹ, ngụy và chư hầu, phá huỷ hàng nghìn máy bay, xe tăng và pháo lớn, thiêu cháy hàng chục kho bom đạn, xăng dầu.

Từ ngày 11-5-1969, quân và dân miền Nam tiếp tục tấn công địch trong đợt mùa hè, đánh vào 800 mục tiêu, trong đó có gần 100 căn cứ, sở chỉ huy, sân bay quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 20 tiểu đoàn và cụm địch tương đương.

Phối hợp với đòn tiến công quân sự, đồng bào ở nhiều nơi đã nổi dậy diệt ác, phá kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ. Phong trào đấu tranh của nhân dân đòi dân sinh dân chủ diễn ra sôi nổi, gây thêm khó khăn cho ngụy quyền Sài Gòn.

Trước những yêu cầu cấp thiết của giai đoạn mới, từ ngày 6 đến ngày 8-6-1969, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam ở miền Nam cùng các lực lượng yêu nước khác đã họp Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam, nhất trí bầu ra Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Hội đồng Cố vấn Chính phủ.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch, bác sĩ Phùng Văn Cung, giáo sư Nguyễn Văn Kiết và cụ Nguyễn Đoá làm Phó Chủ tịch. Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch và luật sư Trịnh Đình Thảo làm Phó Chủ tịch.

Chính phủ Cách mạng lâm thời ra đời là một thắng lợi trong quá trình hoàn chỉnh hệ thông chính quyền cách mạng ở miền Nam Việt Nam, một chính quyền thực sự dân tộc và dân chủ. Theo chủ trương của Đảng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và chính quyền Cách mạng của nhân dân miền Nam đã thi hành những cải cách dân chủ ở vùng giải phóng, đặc biệt là chính sách ruộng đất. Khẩu hiệu “người cày có ruộng”đã được thực hiện. Đại bộ phận nông dân ở miền Nam đã có ruộng để cày cấy. Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế cũng đạt được những kết quả quan trọng. Những cải cách dân chủ được thực hiện bước đầu ở vùng giải phóng đã làm nổi lên những mâu thuẫn sâu sắc giữa hai chế độ đang đấu tranh quyết liệt ở miền Nam: Chế độ dân chủ nhân dân và chế độ thuộc địa kiêu mới.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời đã đánh dấu thắng lợi mới có ý nghĩa lịch sử của cách mạng miền Nam, được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của các nưóc anh em và bạn bè trên thế giới. Ngay trong tháng 6-1969 đã có 23 nước công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và đặt quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ.

Ngày 10-6-1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam họp phiên đầu tiên. Dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát, Chính phủ đã bàn biện pháp thực hiện Nghị quyết của Đại hội đại biểu quốc dân và thông qua chương trình hành động của Chính phủ.

Ngày 7-11-1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra Tuyên bố về chính sách chiến tranh xâm lược ngoan cố của chính quyền Níchxơn đối với miền Nam Việt Nam. Bản Tuyên bố nêu rõ: “Miền Nam Việt Nam phải được độc lập, tự do... Nhân dân Việt Nam, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới đòi Mỹ phải chấm dứt xâm lược, rút hết quân Mỹ và quân các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khởi miền Nam Việt Nam mà không được đòi điều kiện gì, phải từ bỏ chính quyền tay sai Thiệu-Kỳ-Khiêm độc tài, hiếu chiến và thối nát để nhân dân Việt Nam giải quyết công việc nội bộ của mình”.

Ngày 10-2-1970, Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam quyết định tuyên dương 10 Đơn vị anh hùng và 18 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. Tiếp đó, ngày 15-2-1970, Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra quyết định tuyên dương 12 Đơn vị anh hùng và 9 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. Ngày 5-9-1970, Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cũng đã ra quyết định tuyên dương 6 Đơn vị anh hùng và 13 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.

Tháng 3-1970, đề quốc Mỹ chủ mưu tiến hành cuộc đảo chính ở Campuchia, lật đổ Chính phủ của ông hoàng Xihanúc, thành lập chính quyền tay sai Lon Nol. Tiếp đó, tháng 4-1970, 10 vạn quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn tràn qua biên giới Campuchia, phối hợp với quân ngụy Lon Nol mở cuộc hành binh lớn tập trung đánh vào hai khu vực Móc Câu và Mỏ Vẹt hòng tiêu diệt quân chủ lực và “chộp bắt” cơ quan đầu não của Cách mạng miền Nam. Đồng thời, Mỹ tăng cường chiến tranh ở Lào, bằng cả một bộ phận quân Thái Lan cùng quân ngụy Lào. Mỹ còn mở các đợt ném bom các tỉnh khu IV. Đầu năm 1971, Mỹ-Ngụy mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 tiến công lớn ra đường số 9-Nam Lào, hòng đánh chiếm SêPôn, phá tận gốc đường vận chuyển chiến lược Bắc-Nam, chia cắt 3 nước Đông Dương.

Nhờ có nhận định đúng đắn, chủ trương chính xác, hành động kiên quyết, dũng cảm và mưu trí sáng tạo, quân và dân miền Nam cùng quân dân hai nước Campuchia và Lào đã giành được thắng lợi rất to lớn trên chiến trường Đông Dương. Đặc biệt, bằng chiến thắng đường số 9 - Nam Lào, quân và dân miền Nam đã đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của Mỹ-Ngụy trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Chiến thắng đường 9-Nam Lào đã làm chấm dứt quá trình tiến công - phản kích đánh ra vòng ngoài bằng các cuộc hành quân lớn của Mỹ-ngụy trên chiến trường 3 nước Đông Dương.

Ngày 20-9-1971, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam quyết định tuyên dương 21 Đơn vị anh hùng và 16 Anh hùng các Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.

Ngày 25-1-1972, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra Tuyên bố về việc Mỹ-Thiệu cưỡng bức con em nhân dân miền Nam cầm súng đánh thuê, chết thay cho giặc Mỹ. Sau khi vạch rõ đế quốc Mỹ tuy bị thất bại hết sức nặng nề nhưng vẫn bám lấy kế hoạch “Việt Nam hoá chiến tranh”, đẩy mạnh chính sách “dùng người Việt giết người Việt”, “thay màu da xác chết”, nhằm xâm lược miền Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã công bố chính sách Mười điểm đối với các gia đình có con em bị địch bắt đi lính cũng như đối với các binh sĩ ngụy Sài Gòn.

Từ 30-3 đến tháng 8-1972, quân và dân miền Nam đồng loạt mở cuộc tiến công chiến lược trên khắp chiến trường miền Nam: tiêu diệt chủ lực địch trên chiến trường lựa chọn, tiến công và nổi dậy ở vùng nông thôn để đánh phá bình định và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở các đô thị, kết hợp 3 mặt đấu tranh quân sự-chính trị với ngoại giao; giành thắng lợi quyết định ở miền Nam. Quân và dân miền Nam tiến hành đồng thời các chiến dịch tiến công của bộ đội chủ lực trên 3 hướng đường số 9-Trị Thiên. Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, hướng chủ yếu là đường số 9-Trị Thiên cùng các chiến dịch tiến công tổng hợp ở đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng khu V với qui mô rộng lớn, cường độ mãnh liệt, khiến cho Mỹ-Ngụy hoàn toàn bất ngờ, sụp đô từng mảng, suy yếu nghiêm trọng. Chỉ trong một thời gian ngắn, một nửa trong tổng số 13 sư đoàn chủ lực nguy, nhiều trung đoàn và tiêu đoàn nguy, cả bộ binh, pháo binh, thiết giáp bị tiêu diệt hoặc bị đánh thiệt hại nặng. Có những trung đoàn nguy phản chiến, ra hàng. Lực lượng bảo an, dân vệ, phòng vệ dân sự bị tiêu diệt và đào, rã ngũ lớn. Nhiều tuyến phòng thủ rất mạnh của địch từ Quảng Trị đến Tây Nguyên và Đông Nam Bộ bị phá vỡ. Những vùng giải phóng mới được mở ra ở vùng rừng núi, đồng bằng ven biển, tạo ra một thế phát triển mói của cách mạng miền Nam.

Bị bất ngờ về chiến lược, Mỹ phải dùng không quân, hải quân trở lại đánh phá quyết liệt ở cả miền Nam và miền Bắc, kết hợp với những hành động ngoại giao xảo quyệt và cuối cùng tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B.52 vào Hà Nội và Hải Phòng hòng hạn chế thắng lợi của quân và dân Việt Nam buộc Việt Nam phải chấp nhận điều kiện của Mỹ trong đàm phán, kết thúc chiến tranh có lợi cho Mỹ. Thắng lợi rất to lớn của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân miền Nam đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và chiến công xuất sắc của quân và dân miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng, cuối cùng buộc chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam vào ngày 27-1-1973 tại Pari.