Đại danh y

Lê Hữu Trác

  • Họ và tên: Lê Hữu Trác
  • Hiệu:Hải Thượng Lãn Ông
  • Ngày sinh: 27/12/1724
  • Ngày mất:17/2/1791
  • Quê quán: Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên)
  • Vinh danh:

    - UNESCO vinh danh và tham gia Kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, bác sĩ (1724 - 1791) vào năm 2024 (2023)

  • Thân thế, sự nghiệp:

    - Lê Hữu Trác sinh ra trong một gia đình khoa mục quyền quý thời Lê Trung Hưng. Lúc nhỏ theo cha đi học ở Kinh thành Thăng Long, nổi tiếng là người thông minh học giỏi, hiểu rộng, thơ hay.

    - 1739: Cha mất, ông phải thôi học, về nhà tiếp tục đọc sách, ông thi vào Tam Trường rồi sau không đi thi nữa.

    - 1740: Ông rời kinh thành về quê mẹ ở làng Thượng Phúc, huyện Hương Sơn, trấn Nghệ An (nay là huyện Hương Sơn, Hà tĩnh), vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách, mong nối nghiệp gia đình.

    - Thời gian này ông bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ, từng tham dự nhiều trận mạc, hy vọng trở thành một võ tướng có tài.

    - 1746: Được tin người anh ở Hương Sơn tạ thế, Lê Hữu Trác viện cớ về nuôi mẹ, nên xin giải ngũ.

    - Về nhà ít lâu, Lê Hữu Trác bị bệnh nặng, gia đình phải cáng ông đến Lương y Trần Độc ở Rú Thành (Nghệ Tĩnh) để điều trị, dưỡng bệnh ở đó hơn một năm.

    - Trong thời gian chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi ông thường đọc "Phùng thị cẩm nang" và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Lương y Trần Độc thấy ông là người sáng ý, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông.

    - Vốn là người thông minh học rộng, ông mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người đời, nên ông quyết trí nghiên cứu y học, xây dựng sự nghiệp y học dân tộc để trị bệnh cứu người, với một ham muốn phần nào giúp cho xã hội bớt đi những đau khổ.

    - 1756: Ông ra kinh đô để học thêm nhưng không gặp được thầy giỏi, ông mua thêm sách thuốc mang về Hương Sơn nghiên cứu, đồng thời chữa bệnh cho nhân dân ở địa phương và dần dần đã nổi tiếng khắp vùng Hoan Châu (Nghệ Tĩnh).

    - 1760: Mở lớp truyền dạy y thuật, nghiên cứu kinh điển Trung y kết hợp với y học cổ truyền và viết sách. Bộ sách thuốc “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng… ra đời được coi là bộ “Bách khoa toàn thư” y học của thế kỷ 18.

    - 1781: Ông được lệnh của Trịnh Sâm ra kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Trong thời gian này ông viết “Thượng kinh ký sự” ghi lại sinh hoạt trong phủ của vua Lê, chúa Trịnh. Trịnh Sâm nể tài muốn giữ ông ở trong triều, trọng thưởng ngang với chức quan kiểm soát bộ Hộ.

    - Ít lâu sau Trịnh Sâm băng hà, con trai là Trịnh Cán lên kế vị, nhân lúc triều đình đang có người tiến cử thái y mới, Hải Thượng Lãn Ông viện cớ tuổi già thoái lui về quê.

    - 1782: Trở về Hương Sơn tiếp tục làm thuốc chữa bệnh, mở lớp truyền dạy y thuật và hoàn thành cuốn “Thượng kinh ký sự” là một tài liệu vô giá đối với các môn khoa học, văn học, sử học Việt Nam thời cuối Lê Trịnh, thế kỷ thứ XVII - XVIII.

    - 17/2/1791: Hải Thượng Lãn Ông mất tại Hương Sơn. Với kiến thức uyên thâm, say mê nghiên cứu y thuật, đề cao y đức, Ông đã để lại cho thế hệ sau nhiều di sản đồ sộ và quý giá không chỉ có giá trị về mặt y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học như bộ “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh”, bộ “Thượng kinh ký sự”, “ Vận khí bí điển”, “Lĩnh Nam bản thảo”…

  • Thông tin thêm:

    - Dòng tộc Lê Hữu Trác vốn có truyền thống khoa bảng; ông nội, bác, chú (Lê Hữu Kiều), anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to. Cha của ông là Lê Hữu Mưu từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư và mẹ là Bùi Thị Thưởng.

    - Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã được xếp hạng Di tích quốc gia năm 1990.

    - Tên ông được đặt cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam như tại: Hà Nội có phố Lãn Ông (từ phố Hàng Đường đến phố Thuốc Bắc); thành phố Uông Bí, Quảng Ninh (từ phố Tuệ Tĩnh đến phố Hữu Nghị), Thành phố Hồ Chí Minh (từ đường Võ Văn Kiệt đến Công viên Thăng Long), thành phố Vinh, Nghệ An (từ đường Hà Huy Tập đến đường Trần Hùng Quang)...

    - 6/2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cho phép Học viện Quân y Việt Nam có thêm tên mới là Trường Đại học Y - Dược Lê Hữu Trác để sử dụng trong giao dịch dân sự và hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu và điều trị. Viện bỏng quốc gia mang tên Lê Hữu Trác cũng thuộc Học viện Quân y.

    - Ngày 21/11/2023, tại phiên họp toàn thể lần thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO (Paris, Pháp) đã thông qua Nghị quyết vinh danh và tổ chức kỷ niệm “300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, bác sĩ (1724 - 1791)".

  • Tác phẩm chính:

    - “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển (1760-1770)

    - “Y hải cầu nguyên” (1782)

    - “Thượng kinh ký sự” (1783)

    - “ Vận khí bí điển” (1786)

    - “Lĩnh Nam bản thảo”

    - “Nữ công thắng lãm”

    - “Bảo thai thần hiệu diễn ca”

    - “Vệ sinh yếu quyết”.

Đại danh y

Lê Hữu Trác

  • Họ và tên: Lê Hữu Trác
  • Hiệu:Hải Thượng Lãn Ông
  • Ngày sinh: 27/12/1724
  • Ngày mất:17/2/1791
  • Quê quán: Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên)
  • Vinh danh:

    - UNESCO vinh danh và tham gia Kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, bác sĩ (1724 - 1791) vào năm 2024 (2023)

  • Thân thế, sự nghiệp:

    - Lê Hữu Trác sinh ra trong một gia đình khoa mục quyền quý thời Lê Trung Hưng. Lúc nhỏ theo cha đi học ở Kinh thành Thăng Long, nổi tiếng là người thông minh học giỏi, hiểu rộng, thơ hay.

    - 1739: Cha mất, ông phải thôi học, về nhà tiếp tục đọc sách, ông thi vào Tam Trường rồi sau không đi thi nữa.

    - 1740: Ông rời kinh thành về quê mẹ ở làng Thượng Phúc, huyện Hương Sơn, trấn Nghệ An (nay là huyện Hương Sơn, Hà tĩnh), vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách, mong nối nghiệp gia đình.

    - Thời gian này ông bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ, từng tham dự nhiều trận mạc, hy vọng trở thành một võ tướng có tài.

    - 1746: Được tin người anh ở Hương Sơn tạ thế, Lê Hữu Trác viện cớ về nuôi mẹ, nên xin giải ngũ.

    - Về nhà ít lâu, Lê Hữu Trác bị bệnh nặng, gia đình phải cáng ông đến Lương y Trần Độc ở Rú Thành (Nghệ Tĩnh) để điều trị, dưỡng bệnh ở đó hơn một năm.

    - Trong thời gian chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi ông thường đọc "Phùng thị cẩm nang" và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Lương y Trần Độc thấy ông là người sáng ý, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông.

    - Vốn là người thông minh học rộng, ông mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người đời, nên ông quyết trí nghiên cứu y học, xây dựng sự nghiệp y học dân tộc để trị bệnh cứu người, với một ham muốn phần nào giúp cho xã hội bớt đi những đau khổ.

    - 1756: Ông ra kinh đô để học thêm nhưng không gặp được thầy giỏi, ông mua thêm sách thuốc mang về Hương Sơn nghiên cứu, đồng thời chữa bệnh cho nhân dân ở địa phương và dần dần đã nổi tiếng khắp vùng Hoan Châu (Nghệ Tĩnh).

    - 1760: Mở lớp truyền dạy y thuật, nghiên cứu kinh điển Trung y kết hợp với y học cổ truyền và viết sách. Bộ sách thuốc “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng… ra đời được coi là bộ “Bách khoa toàn thư” y học của thế kỷ 18.

    - 1781: Ông được lệnh của Trịnh Sâm ra kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Trong thời gian này ông viết “Thượng kinh ký sự” ghi lại sinh hoạt trong phủ của vua Lê, chúa Trịnh. Trịnh Sâm nể tài muốn giữ ông ở trong triều, trọng thưởng ngang với chức quan kiểm soát bộ Hộ.

    - Ít lâu sau Trịnh Sâm băng hà, con trai là Trịnh Cán lên kế vị, nhân lúc triều đình đang có người tiến cử thái y mới, Hải Thượng Lãn Ông viện cớ tuổi già thoái lui về quê.

    - 1782: Trở về Hương Sơn tiếp tục làm thuốc chữa bệnh, mở lớp truyền dạy y thuật và hoàn thành cuốn “Thượng kinh ký sự” là một tài liệu vô giá đối với các môn khoa học, văn học, sử học Việt Nam thời cuối Lê Trịnh, thế kỷ thứ XVII - XVIII.

    - 17/2/1791: Hải Thượng Lãn Ông mất tại Hương Sơn. Với kiến thức uyên thâm, say mê nghiên cứu y thuật, đề cao y đức, Ông đã để lại cho thế hệ sau nhiều di sản đồ sộ và quý giá không chỉ có giá trị về mặt y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học như bộ “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh”, bộ “Thượng kinh ký sự”, “ Vận khí bí điển”, “Lĩnh Nam bản thảo”…

  • Thông tin thêm:

    - Dòng tộc Lê Hữu Trác vốn có truyền thống khoa bảng; ông nội, bác, chú (Lê Hữu Kiều), anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to. Cha của ông là Lê Hữu Mưu từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư và mẹ là Bùi Thị Thưởng.

    - Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã được xếp hạng Di tích quốc gia năm 1990.

    - Tên ông được đặt cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam như tại: Hà Nội có phố Lãn Ông (từ phố Hàng Đường đến phố Thuốc Bắc); thành phố Uông Bí, Quảng Ninh (từ phố Tuệ Tĩnh đến phố Hữu Nghị), Thành phố Hồ Chí Minh (từ đường Võ Văn Kiệt đến Công viên Thăng Long), thành phố Vinh, Nghệ An (từ đường Hà Huy Tập đến đường Trần Hùng Quang)...

    - 6/2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cho phép Học viện Quân y Việt Nam có thêm tên mới là Trường Đại học Y - Dược Lê Hữu Trác để sử dụng trong giao dịch dân sự và hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu và điều trị. Viện bỏng quốc gia mang tên Lê Hữu Trác cũng thuộc Học viện Quân y.

    - Ngày 21/11/2023, tại phiên họp toàn thể lần thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO (Paris, Pháp) đã thông qua Nghị quyết vinh danh và tổ chức kỷ niệm “300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, bác sĩ (1724 - 1791)".

  • Tác phẩm chính:

    - “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển (1760-1770)

    - “Y hải cầu nguyên” (1782)

    - “Thượng kinh ký sự” (1783)

    - “ Vận khí bí điển” (1786)

    - “Lĩnh Nam bản thảo”

    - “Nữ công thắng lãm”

    - “Bảo thai thần hiệu diễn ca”

    - “Vệ sinh yếu quyết”.


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa