Họa sĩ

Lê Lam

  • Họ và tên: Lê Lam
  • Năm sinh: 1931
  • Ngày mất: 28/3/2022
  • Quê quán: xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất

    - Huân chương Quyết thắng hạng Nhất

    - Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba

    - Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam

    - Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam

    - Giải Nhì tại Triển lãm mỹ thuật toàn quốc (1955)

    - Giải khuyến khích châu Á - Thái Bình Dương NoMa (1955)

    - Huy chương Đồng - Triển lãm Đồ họa và minh họa sách quốc tế tại Tiệp Khắc (1976)

    - Giải Nhất - Tranh cổ động Thập kỷ văn hóa UNESCO (1988-1998) (1998)

    - Bằng khen UNICEF về sách tranh thiếu nhi (1976-1996) (1996)

    - Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2016)

  • Tóm tắt quá trình công tác:

    - 1950-1954: Học khóa đầu tiên - Khóa Kháng chiến, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam).

    - 1954-1958: Công tác tại Báo Quân đội nhân dân.

    - 1958-1964: Được cử sang Liên Xô học kỹ thuật vẽ tranh tuyên truyền. Học ở Trường Đại học Mỹ thuật ở Moskva (Matxcơva) mang tên Surikov, sau đó chuyển sang Trường Đại học Mỹ thuật quốc gia Kiev.

    - 1964-1966: Ông về nước và được phân công công tác làm giảng viên, Chủ nhiệm khoa đồ họa Trường Cao đẳng Mỹ thuật công nghiệp (nay là Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội).

    - 1966: Tiếp tục được cử sang Liên Xô học tập nhưng đã xin ở lại, xung phong vào sáng tác tại chiến trường miền Nam.

    - 1966-1976: Công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam.

    - 1966-1975: Đi khắp các tỉnh, thành phố Nam Bộ, ghi lại hàng nghìn bức ký họa và tranh khổ lớn về phong cảnh, đời sống, cuộc chiến đấu, chân dung chiến sĩ, người dân nơi chiến trường.

    - 1978-1990: Công tác tại Xưởng Mỹ thuật quốc gia.

    - 1990: Nghỉ hưu.

    - 28/3/2022: Họa sĩ Lê Lam qua đời ở tuổi 91.

  • Sự nghiệp sáng tác:

    - Họa sĩ Lê Lam là một trong những đại diện tiêu biểu của nền mỹ thuật hiện thực cách mạng Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm qua các bức ký họa sống động và chân thực về chiến tranh. Cả cuộc đời và sự nghiệp của cố họa sĩ gắn liền với phong trào cách mạng, từ những năm tháng kháng chiến cho đến khi đất nước thống nhất.

    - Gần 10 năm làm việc tại chiến trường miền Nam, với hơn 3.000 bức ký họa cùng nhiều tác phẩm nổi tiếng như: “Dừng lại”, “Đồng khởi Bến Tre”, “Đội quân tóc dài”, “Người du kích Long An” … càng khẳng định tên tuổi và tài năng của họa sĩ. Đặc biệt là tác phẩm “Dừng lại” gắn liền tên tuổi họa sĩ Lê Lam về đề tài người chiến sĩ.

    - Một số tác phẩm ký họa của ông đã được Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh sưu tập, như: “Anh Hai Điểm” (30/9/1967), “Dừa nước” (1967), “Ăn liên hoan” (20/7/1969), “Làm củi” (13/1/1969), “Nữ pháo binh Sài Gòn” (29/3/1969), “Vác DKB, Nguyệt và Tuyến” (1970), “Thồ đế cối 120 ly” (1970), “Trong khu căn cứ”, “Thanh niên Xung phong giải phóng miền Nam, Trơn và Trợt”, “Thanh niên Xung phong nghỉ” …

  • Tác phẩm chính:

    - Bộ tranh đồ họa khổ lớn: “Từ tuyến đầu Tổ quốc”, gồm 20 bức vẽ (than và phấn màu).

    - Bộ tranh minh họa cho tác phẩm Kiều của Nguyễn Du, bao gồm 12 bức vẽ (thuốc nước).

    - Tranh cổ động: “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội ta”; đặc biệt tác phẩm “Bảo vệ chính quyền nhân dân” được in 18.000 bản và trưng bày tại Đại hội Đại biểu Quốc dân diễn ra ngày 8/6/1969; …

    - Tranh khắc gỗ: “Chân dung Hồ Chủ tịch”, “Mừng xuân”, “Nguyễn Văn Trỗi”, “Du kích thanh niên xung phong”

    - Tranh in lưới: “Hết lòng vì tiền tuyến”

    - Các tác phẩm khác: “Dừng lại” (sơn dầu, 1967); “Anh Hai Điểm” (1967); “Dừa nước” (1967); “Ăn liên hoan” (1969); “Nữ pháo binh Sài Gòn” (1969) …

Họa sĩ

Lê Lam

  • Họ và tên: Lê Lam
  • Năm sinh: 1931
  • Ngày mất: 28/3/2022
  • Quê quán: xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất

    - Huân chương Quyết thắng hạng Nhất

    - Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba

    - Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam

    - Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam

    - Giải Nhì tại Triển lãm mỹ thuật toàn quốc (1955)

    - Giải khuyến khích châu Á - Thái Bình Dương NoMa (1955)

    - Huy chương Đồng - Triển lãm Đồ họa và minh họa sách quốc tế tại Tiệp Khắc (1976)

    - Giải Nhất - Tranh cổ động Thập kỷ văn hóa UNESCO (1988-1998) (1998)

    - Bằng khen UNICEF về sách tranh thiếu nhi (1976-1996) (1996)

    - Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2016)

  • Tóm tắt quá trình công tác:

    - 1950-1954: Học khóa đầu tiên - Khóa Kháng chiến, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam).

    - 1954-1958: Công tác tại Báo Quân đội nhân dân.

    - 1958-1964: Được cử sang Liên Xô học kỹ thuật vẽ tranh tuyên truyền. Học ở Trường Đại học Mỹ thuật ở Moskva (Matxcơva) mang tên Surikov, sau đó chuyển sang Trường Đại học Mỹ thuật quốc gia Kiev.

    - 1964-1966: Ông về nước và được phân công công tác làm giảng viên, Chủ nhiệm khoa đồ họa Trường Cao đẳng Mỹ thuật công nghiệp (nay là Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội).

    - 1966: Tiếp tục được cử sang Liên Xô học tập nhưng đã xin ở lại, xung phong vào sáng tác tại chiến trường miền Nam.

    - 1966-1976: Công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam.

    - 1966-1975: Đi khắp các tỉnh, thành phố Nam Bộ, ghi lại hàng nghìn bức ký họa và tranh khổ lớn về phong cảnh, đời sống, cuộc chiến đấu, chân dung chiến sĩ, người dân nơi chiến trường.

    - 1978-1990: Công tác tại Xưởng Mỹ thuật quốc gia.

    - 1990: Nghỉ hưu.

    - 28/3/2022: Họa sĩ Lê Lam qua đời ở tuổi 91.

  • Sự nghiệp sáng tác:

    - Họa sĩ Lê Lam là một trong những đại diện tiêu biểu của nền mỹ thuật hiện thực cách mạng Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm qua các bức ký họa sống động và chân thực về chiến tranh. Cả cuộc đời và sự nghiệp của cố họa sĩ gắn liền với phong trào cách mạng, từ những năm tháng kháng chiến cho đến khi đất nước thống nhất.

    - Gần 10 năm làm việc tại chiến trường miền Nam, với hơn 3.000 bức ký họa cùng nhiều tác phẩm nổi tiếng như: “Dừng lại”, “Đồng khởi Bến Tre”, “Đội quân tóc dài”, “Người du kích Long An” … càng khẳng định tên tuổi và tài năng của họa sĩ. Đặc biệt là tác phẩm “Dừng lại” gắn liền tên tuổi họa sĩ Lê Lam về đề tài người chiến sĩ.

    - Một số tác phẩm ký họa của ông đã được Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh sưu tập, như: “Anh Hai Điểm” (30/9/1967), “Dừa nước” (1967), “Ăn liên hoan” (20/7/1969), “Làm củi” (13/1/1969), “Nữ pháo binh Sài Gòn” (29/3/1969), “Vác DKB, Nguyệt và Tuyến” (1970), “Thồ đế cối 120 ly” (1970), “Trong khu căn cứ”, “Thanh niên Xung phong giải phóng miền Nam, Trơn và Trợt”, “Thanh niên Xung phong nghỉ” …

  • Tác phẩm chính:

    - Bộ tranh đồ họa khổ lớn: “Từ tuyến đầu Tổ quốc”, gồm 20 bức vẽ (than và phấn màu).

    - Bộ tranh minh họa cho tác phẩm Kiều của Nguyễn Du, bao gồm 12 bức vẽ (thuốc nước).

    - Tranh cổ động: “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội ta”; đặc biệt tác phẩm “Bảo vệ chính quyền nhân dân” được in 18.000 bản và trưng bày tại Đại hội Đại biểu Quốc dân diễn ra ngày 8/6/1969; …

    - Tranh khắc gỗ: “Chân dung Hồ Chủ tịch”, “Mừng xuân”, “Nguyễn Văn Trỗi”, “Du kích thanh niên xung phong”

    - Tranh in lưới: “Hết lòng vì tiền tuyến”

    - Các tác phẩm khác: “Dừng lại” (sơn dầu, 1967); “Anh Hai Điểm” (1967); “Dừa nước” (1967); “Ăn liên hoan” (1969); “Nữ pháo binh Sài Gòn” (1969) …


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa