Minh Chuyên
- Họ và tên: Nguyễn Minh Chuyên
- Ngày sinh: 10/12/1948
- Danh hiệu:
- Nghệ sĩ Ưu tú.
- Anh hùng Lao động (2024).
- Khen thưởng/Giải thưởng:
- Giải Nhất báo Văn nghệ cho truyện ký “Người không cô đơn”, 1992.
- Giải Nhì và giải Ba bút ký báo Văn nghệ cho “Vào chùa gặp lại” và “Nước mắt làng”, 1996-1997.
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho bút ký “Di họa chiến tranh”, 1998.
- Giải A, Giải thưởng Văn học Lê Quý Đôn của UBND tỉnh Thái Bình cho truyện ký “Người lang thang không cô đơn”, 1998.
- Giải Cúp vàng Quốc tế cho biên kịch đạo diễn phim tài liệu “Cha con người lính”, Liên hoan phim quốc tế lần thứ 10 tại Triều Tiên, 9/2006.
- Huy chương Vàng biên kịch, đạo diễn phim tài liệu tại Liên hoan điện ảnh và truyền hình.
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt 4, năm 2017, cho cụm tác phẩm phim tài liệu gồm: “Cha con người lính”, “Huyền thoại tàu không số”, “Nhà bác học của nông dân”.
- Bằng kỷ lục châu Á cho nhà văn có tác phẩm văn học, điện ảnh về đề tài hậu chiến tranh nhiều nhất châu Á (2022).
- Tóm tắt quá trình công tác:
- 1967: Vào bộ đội, chiến đấu tại chiến trường miền Đông Nam bộ (B2). Trong thời gian này, ông bắt đầu sáng tác văn học. Khi ấy, ông viết về sự mất mát hy sinh và cuộc chiến tranh tàn khốc mà đế quốc Mỹ gây ra ở miền Nam Việt Nam. Là người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu, ông tận mắt chứng kiến sự hy sinh của đồng đội. Từ đó, ông cho ra đời tác phẩm đầu tay mang tên “Đường lên dốc đỏ” (1968).
- 1974-1975: Tham gia trại sáng tác văn học của Tổng cục Chính trị quân đội và viết truyện, ký, về những kỷ niệm sâu sắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ông cũng là một trong những người phải chịu hậu quả và nỗi ám ảnh sau chiến tranh do bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, hủy hoại tới 40% sức khỏe. Với ngòi bút truyền cảm, chân thực, ông thâm nhập thực tế, sớm phát hiện ra những mảnh đời bất hạnh sau chiến tranh, và cho ra đời tác phẩm “Đứa con màu da thú”, nói về hậu quả của chất độc da cam/dioxin. Em bé được nhắc tới trong tác phẩm chỉ là một trong gần 350.000 trẻ em Việt Nam phải gánh chịu những di chứng nặng nề do hậu quả của chất độc da cam/dioxin để lại.
- 1976: Chuyển ngành làm phóng viên báo Thái Bình. Khởi đầu từ bút ký “Thủ tục để làm người còn sống”, ông khẳng định hướng đi riêng với hàng loạt bút ký nổi tiếng, như: “Người lang thang không cô đơn”, “Di họa chiến tranh”, “Những linh hồn da cam”... Thể ký là thế mạnh của ông và nhà văn Minh Chuyên cũng là cây viết nổi tiếng về đề tài hậu chiến tranh. Các tác phẩm của ông in đậm những trải nghiệm của người lính.
- 1979-1984: Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình.
- 1985-1996: Ủy viên thường vụ Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình, Ủy viên Đảng đoàn Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình.
- 1993: Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1993).
- 1997-2007: Biên tập viên chính, Đạo diễn phim Tài liệu Đài truyền hình Việt Nam. Nhiều tác phẩm điện ảnh, truyền hình nổi tiếng có dấu ấn của nhà văn Minh Chuyên như: “Ông cố vấn”, “Huyền thoại tàu không số”, “Ký ức chiến tranh nhìn từ hai phía”... Trong đó, nhiều tác phẩm đã đạt giải thưởng cao ở trong nước và quốc tế.
- 2008: Đạo diễn cao cấp Đài truyền hình Việt Nam; Ủy viên Ban sáng tác Hội Điện ảnh Việt Nam.
- 2018: Thành lập Bảo tàng tác phẩm hậu chiến tranh Minh Chuyên tại xã Minh Khai, tỉnh Thái Bình. Bảo tàng trưng bày trên 1.000 tư liệu, tác phẩm văn học nghệ thuật và trên 200 tập phim tài liệu phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam, do nhà văn Minh Chuyên đạo diễn và viết kịch bản, giúp thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ hơn giá trị của hòa bình.
- 4/7/2022: Tổ chức Kỷ lục châu Á cấp Bằng nhà văn có tác phẩm văn học, điện ảnh về đề tài hậu chiến tranh nhiều nhất châu Á. Ông có 3 tác phẩm được Hội đồng Quốc gia sách giáo khoa sử dụng trong sách Ngữ văn lớp 11 và sách Tiếng Việt lớp 4.
- 9/10/2024: Được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
- Tác phẩm chính:
- “Miền quê anh đến” (truyện ngắn, 1985).
- “Làm tiếp Surenco” (truyện ngắn, 1986).
- “Người gặp trong mơ” (truyện ngắn, 1990).
- “Người lang thang không cô đơn” (bút ký, 1992).
- “Thử thách” (bút ký, 1994).
- “Người lạc về đâu” (tiểu thuyết, 1995).
- “Người không cô đơn” (bút ký, 1995).
- “Bút ký Minh Chuyên” (tuyển tập, 1996).
- “Điểm tựa cuộc đời” (truyện ký, 1997).
- “Di họa chiến tranh” (bút ký, 1998).
- “Nỗi kinh hoàng” (bút ký, 2004).
- “Hậu chiến Việt Nam” (bút ký, 2004, 2005).
- “Cha con người lính” (kịch bản, 2006).
- “Kịch bản truyền hình” (kịch văn học, 2007).
- “Những linh hồn da cam” (bút ký, 2008).
- “Linh hồn Việt Cộng” (bút ký, 2009).
- 115 kịch bản sân khấu, điện ảnh, truyền hình đã dàn dựng, công diễn, phát sóng truyền hình 1990-2010.