Ngô Huy Quỳnh
- Họ và tên: Ngô Huy Quỳnh
- Ngày sinh: 15/5/1920
- Năm mất:30/5/2003
- Năm vào Đảng:10/1945
- Học vấn:
- 1938: Khoa Kiến trúc, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
- 1984: Nhà nước phong học hàm Giáo sư
- Khen thưởng/Giải thưởng:
- 2002: Huân chương Độc Lập
- 2001: Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật
- Tóm tắt quá trình công tác:
- 1943: Ông tham gia cách mạng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn hóa cứu quốc, làm công tác kiến trúc. Trong Cách mạng Tháng Tám 1945, ông được cử tham gia thành lập chính quyền ở Nam Định.
- 1/9/1945: Ông trực tiếp thiết kế và chỉ đạo lắp đặt Lễ đài Độc lập tại Quảng trường Ba Đình - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập.
- 1948: Ông là một trong những người sáng lập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam - tiền thân của Hội Kiến trúc sư Việt Nam ngày nay. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông lên Việt Bắc, tham gia công tác xây dựng cơ bản.
- 1951: Ông là một trong 21 cán bộ Việt Nam đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng cử sang Liên Xô học tập để sau này trở về xây dựng, phát triển đất nước. Ông ghi dấu ấn với các thiết kế và hướng dẫn xây dựng nhiều công trình nhà ở, biệt thự tại các phố: Nguyễn Du, Cao Ðạt (Hà Nội)... Ông còn lập quy hoạch trung tâm Quảng trường Ba Đình, Nhà Quốc hội...
- 1956: Ông là người đề xướng và trực tiếp tham gia giảng dạy lớp sinh viên Kiến trúc đầu tiên, tại trường Đại học Bách Khoa. Ông còn tham gia giảng dạy tại các trường: Đại học Kiến trúc, Đại học Xây dựng, đào tạo ra nhiều thế hệ kiến trúc sư ở Việt Nam. Ông đã viết hàng trăm bài báo bàn về tính dân tộc trong kiến trúc và về thiết kế và quản lý đô thị… Là một trong số ít các tác giả đi sâu nghiên cứu về lịch sử kiến trúc Việt Nam, ông đã cho xuất bản nhiều tác phẩm về lý luận kiến trúc Việt Nam, như: “Thẩm mỹ học Kiến trúc”, “Hình thức kiến trúc cổ điển”, “Xây nhà bằng vật liệu tại chỗ ở nông thôn Việt Nam”, “Xây nhà bằng đất”, “Quy hoạch cải tạo xây dựng đô thị”… đặc biệt cuốn sách “Lịch sử kiến trúc Việt Nam” được giới khoa học xã hội và kiến trúc đánh giá cao, được đưa vào giảng dạy ở các trường kiến trúc. Với tác phẩm này, ông đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001.
- 30/5/2003: Ông ra đi ở tuổi 84. Với hơn 60 năm tuổi nghề, tên tuổi ông đi liền với những danh xưng: “người đặt nền móng”, “người tiên phong” của ngành Kiến trúc Việt Nam.
- Tác phẩm chính:
- Thẩm mỹ học Kiến trúc
- Hình thức kiến trúc cổ điển
- Xây nhà bằng vật liệu tại chỗ ở nông thôn Việt Nam
- Xây nhà bằng đất
- Quy hoạch cải tạo xây dựng đô thị
- Lịch sử kiến trúc Việt Nam
- Thông tin thêm:
- Không chỉ là kiến trúc sư tài năng, ông còn là một họa sĩ, một Guitarist có hạng. Ông vẽ như một họa sĩ chuyên nghiệp. Những bức sơn dầu bộc lộ những nét tài hoa qua bút pháp phóng khoáng. Ông còn chơi thành thạo hai loại đàn ghi ta là Tây bán cầm (ghi ta Tây Ban Nha) và ghi ta Hạ-uy-di (chơi với ba móng sắt và một bloc chặn bằng kim loại). Ông thường hòa tấu đàn với Bùi Công Kỳ và Đỗ Nhuận.
- Tên ông được đặt cho một phố tại quận Long Biên (Hà Nội).