Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân - cuộc đời và sự nghiệp
Hà Nội (TTXVN 27/8/2023) Giáo sư - Tiến sĩ Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được nhiều thế hệ biết đến là nhà giáo dục tận tụy, tâm huyết, một vị Bộ trưởng có vai trò đặt nền móng cho công cuộc đổi mới giáo dục đại học thời kỳ đất nước mở cửa. Ông đã từ trần vào hồi 13 giờ 00 phút ngày 25/8/2023 tại Bệnh viện Quân y 175 (Thành phố Hồ Chí Minh) ở tuổi 87.
Ngày sinh: 15/2/1937
Ngày mất: 25/8/2023
Quê quán: Sóc Trăng
Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa VI (dự khuyết), VII, VIII
Đại biểu Quốc hội: Khóa VIII, X
Nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyên Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương
Khen thưởng:
Huân chương Độc lập hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì
Huân chương Lao động hạng Ba
Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng
Nhiều huân, huy chương cao quý khác
Tóm tắt quá trình công tác
1. | 1961-1975 | Giảng dạy tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. |
2. | 1975-1976 | Trưởng Khoa Cơ khí Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. |
3. | 1976-1982 | Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. |
4. | 1982-1987 | Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp. |
5. | 1987-1990 | Bộ trưởng Bộ Đại học Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề |
6. | 1990-1997 | Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo |
7. | 2005-2015 | Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam. |
8. | 2015-2021 | Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. |
9. | 2021 - nay | Chủ tịch Hội đồng cố vấn Hiệp hội Các trường Đại học, cao đẳng Việt Nam. |
Những dấu ấn trong đổi mới giáo dục đại học
1. | Người khởi xướng để mở ra hệ thống các trường đại học ngoài công lập. Trường Đại học Thăng Long là đại học ngoài công lập đầu tiên được thành lập và sau đó là sự ra đời của hàng loạt trường đại học ngoài công lập khác. |
2. | Trên cương vị Bộ trưởng, Giáo sư chủ trương một số chương trình mục tiêu để tập trung nguồn kinh phí nhằm giải quyết các vấn đề của giáo dục, như: Chương trình nghiên cứu khoa học; Nhà trường gắn với xã hội và lao động sản xuất; Xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, xây dựng hệ thống trường sư phạm… |
3. | Hàng loạt đổi mới, cải cách trong giáo dục đại học đã được triển khai: đào tạo theo hệ thống tín chỉ, bình đẳng trong tuyển sinh, phát triển hệ thống giáo dục tư thục, đẩy mạnh tự chủ đại học một cách thực chất… |