Danh nhân

Nguyễn Đình Chiểu

  • Họ và tên: Nguyễn Đình Chiểu
  • Tên thường gọi:Đồ Chiểu
  • Tự:Mạnh Trạch
  • Hiệu:Trọng Phủ (khi bị mù lấy hiệu là Hối Trai)
  • Ngày sinh: 1/7/1882
  • Ngày mất:3/7/1888
  • Quê quán: Thừa Thiên (này là Thừa Thiên Huế)
  • Vinh danh:

    - UNESCO vinh danh Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nhân loại và tham gia kỷ niệm 200 năm Ngày sinh (2021)

  • Thân thế, sự nghiệp:

    - Nguyễn Đình Chiểu sinh ra tại quê mẹ làng Tân Thới, tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (này là phường Cầu Kho, quận 1, TP Hồ Chí Minh). Thân phụ ông là Nguyễn Đình Huy, hiệu Dương Minh Phủ, quê ở làng Bồ Điền, tổng Phù Ninh, nay là huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là con trưởng, tiếp sau có 6 người em là: Nguyễn Thị Thục, Nguyễn Thị Nữ, Nguyễn Thị Thành, Nguyễn Đình Tựu, Nguyễn Đình Tự và Nguyễn Đình Huân.

    - 1834: Được cha đưa ra Huế học.

    - 1840: Trở về quê mẹ và thi đậu tú tài tại trường thi Gia Định (1843).

    - 1846: Nguyễn Đình Chiểu lại trở ra Huế học chờ khóa thi Hội Kỷ Dậu 1849, nhưng chưa kịp thi thì được tin mẹ mất tại Gia ĐỊnh (11/1848). Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả và khóc thương nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Trong thời gian nghỉ lại Quảng Nam chữa bệnh, tuy bệnh không hết, nhưng ông đã được vị danh y truyền dạy nghề thuốc.

    - 1849: Về đến nhà, không đi đâu đóng cửa ở nhà chịu tang mẹ. Bệnh mắt của ông trở nặng lại khiếm cả hai mắt bị mù.

    - 1851: Sau khi mãn tang mẹ, để nuôi gia đình ông mở trường dạy học ở Bình Vi (Gia Định). Nghe tiếng Nguyễn Đình Chiểu hay chữ, tính nết điềm đạm. giàu lòng thương người nên học trò theo học rất đông. Thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu được gọi là Đồ Chiểu từ đó. Ngoài việc dạy học, ông còn làm nghề bốc thuốc chữa bệnh và miệt mài nghiên cứu y học dược liệu và sáng tác thơ văn. Thời gian này ông sáng tác Dương Tử - Hà Mậu.

    - 1855: Nguyễn Đình Chiểu kết hôn với cô Lê Thị Điền là em gái của một người học trò ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Hai người có 6 người con (3 trai, 3 gái).

    - 1859: Thực dân Pháp đánh chiếm Gia định, Ông cùng gia đình chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc, tỉnh Gia Định (nay là huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An). Trong thời gian này ông sáng tác truyện Lục Vân Tiên để bộc lộ tâm trạng của mình trong thời buổi loạn lạc này.

    - 1861: Thực dân Pháp đánh chiếm Cần Giuộc, Tân An, Gò Công. Bất bình và phẫn nộ trước hành động cướp nước của giặc, nghĩa quân của Cần Giuộc, Tân An, Gò Công nhất tề đứng dậy chống giặc. Cảm kích trước hành động hy sinh vì nước của các nghĩa quân, Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một án văn yêu nước bất hủ trong lịch sử văn học Việt Nam.

    - 1862: Khi 3 tỉnh miền Đông rơi vào tay quân Pháp, không chịu sống trong vùng bị chiếm đóng, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình xuôi thuyền về làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Tại đây ông lại mở trường dạy học và tiếp tục làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Chính trong thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác Ngự Tiều Y thuật vấn đáp, một tác phẩm vừa có tính văn học, vừa có tính y học cao.

    - 8/1864: Khi nghe tin Trương Định hy sinh, Nguyễn Đình Chiểu cảm xúc và thương tiếc đã viết bài Văn Tế và 12 bài thơ liên hoàn để điếu người anh hùng.

    - 1868: Trong trận Giông Rạch, đốc binh Phan Tòng Anh anh dũng hy sinh, Đồ Chiểu đã xót thương làm 10 bài thơ điếu ca ngợi “Người trung nghĩa dáng bia son” bằng những câu thơ đầy nhiệt huyết: Tinh thần hai chữ châu sương tuyết/ Khí phách ngàn thu vỡ núi non.

    - 1884: Thực dân Pháp ký Hòa ước với Triều đình Huế và đô hộ toàn Việt Nam, chúng nhận thấy Nguyễn Đình Chiểu là người có tài và có uy tín với nhân dân, nên tìm mọi cách dụ đỗ, mua chuộc, nhưng ông nhất quyết chối từ không ra hợp tác với thực dân Pháp.

    - 3/7/1888: Ông mất tại Ba Tri (Bến Tre).

  • Gia đình:

    - Nguyễn Đình Chiểu với bà Lê Thị Điền có 6 người con: Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Đình Chúc, Nguyễn Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Ngọc Khuê, Nguyễn Đình Chiêm, Nguyễn Đình Ngưỡng. Trong số này, có hai người là Nguyễn Thị Ngọc Khuê và Nguyễn Đình Chiêm nối được nghiệp nhà, có đủ tài đức.

    - Nguyễn Thị Ngọc Khuê sinh ngày 8/3/1864 tại Ba Tri. Bà văn tài lỗi lạc, góa chồng từ lúc còn trẻ nhưng quyết thủ tiết không tái giá, lấy hiệu là Sương Nguyệt Anh. Bà dạy học, làm thơ và là nữ chủ bút đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo bà phụ trách là Nữ giới chung (Tiếng chuông của nữ giới), tờ báo đầu tiên của phụ nữ, ra số báo đầu tiên vào ngày 1/2/1918 tại Sài Gòn. Báo chủ trương đề cao vai trò phụ nữ, nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương nên bị mật thám Pháp dòm ngó. Tháng 7/1918, tờ Nữ giới chung bị đóng cửa. Giống như cha, Sương Nguyệt Anh bị bệnh mắt, dần dần mù hẳn, phải dò dẫm bốc thuốc, dạy học, sáng tác. Ngày 9/1/1922, Sương Nguyệt Anh qua đời tại quê nhà ở tuổi 58.

    - Nguyễn Đình Chiêm (1869-1935) tự là Trọng Vĩnh, hiệu Sơn Đẩu, con thứ bảy của cụ Đồ Chiểu (nên gọi là thầy Bảy Chiêm). Ông là nhà văn, soạn giả, là tác giả của các vở hát bộ Phấn Trang Lầu, Nam Tống tinh trung… nổi tiếng ở Nam Bộ.

    - Nữ sĩ Mai Huỳnh Hoa - cháu ngoại nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, sinh năm 1910, quê ở Mỹ Tho, nay thuộc tỉnh Tiền Giang. Bà chính tên là Mai Kim Ba, con của học giả Mai Bạch Ngọc, là vợ thứ của chí sĩ Phan Văn Hùm. Vào dịp kỷ niệm 149 ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu năm 1971, Mai Huỳnh Hoa chính là người cung cấp hình ảnh hai người được gia tộc cho là giống khuôn mặt cụ Đồ Chiểu nhất là ông Nguyễn Đình Chiêm (con trai) và Nguyễn Đình Ninh (cháu nội) để họa nên bức ảnh Nguyễn Đình Chiểu như ngày nay chúng ta biết.

  • Thông tin thêm:

    - Khu mộ cụ Đồ Chiểu được tôn tạo năm 1958, gồm mộ cụ Đồ Chiểu, mộ cụ bà và mộ con gái Nguyễn Thị Ngọc Khuê (Sương Nguyệt Anh) - nữ sĩ, chủ bút báo Nữ giới chung - tờ báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam. Mộ Cụ Nguyễn Đình Chiểu trên bia có khắc chữ Nhật (日), mộ cụ bà trên bia có khắc chữ Nguyệt (月). Đền thờ được xây dựng năm 1972, diện tích 84m2, gồm hai tầng mái, lợp ngói âm dương màu nâu, tường gạch, nền lát gạch bông theo kiến trúc truyền thống. Trên nóc trang trí hoa văn rồng - mây cách điệu. Chính giữa có bàn thờ bằng bê tông dán gạch men. Hai cây cột cái đắp nổi câu thơ: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” theo kiểu thư pháp được sơn màu vàng trên nền đỏ. Nội thất trưng bày một số hình ảnh, tư liệu về các vị thủ lĩnh và phong trào kháng Pháp của nghĩa quân Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX.

    - Năm 1990, khu lăng mộ cụ Đồ Chiểu đã được nhà nước công nhận là khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2017, Khu di tích này tiếp tục được Bộ VH-TT&DL cấp Bằng công nhận Khu di tích văn hóa, lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt.

    - Di tích Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (tọa lạc tại ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) được UBND tỉnh Bến Tre cho khởi công xây dựng mới từ năm 2000 đến 2002. Trong khuôn viên rộng hơn 1,5ha có nhiều cây dương lâu năm cao vút, vững chắc, che chắn, Di tích bao gồm các hạng mục chính: Cổng tam quan, nhà bia, đền thờ mới, đền thờ cũ và khu mộ.

    - Ngày 23/11/2021, tại Paris (Pháp), kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 41 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Nghị quyết vinh danh Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nhân loại và tham gia kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu vào năm 2022.

  • Tác phẩm chính:

    - Truyện thơ Nôm: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp…

    - Thơ ca: Chạy giặc, Từ biệt cố nhân, Ngóng gió đông, Thà đui, Chạnh tưởng không Tử, Chúng tử tế mẫu văn, Con dê, Đạo trời...

    - Văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn điếu Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Điếu Đông các Đại học sĩ Phan Thanh Giản, Mười bài thơ điếu Ba Tri Đốc binh Phan Tòng,…

    - Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây, Thảo thử hịch...

Danh nhân

Nguyễn Đình Chiểu

  • Họ và tên: Nguyễn Đình Chiểu
  • Tên thường gọi:Đồ Chiểu
  • Tự:Mạnh Trạch
  • Hiệu:Trọng Phủ (khi bị mù lấy hiệu là Hối Trai)
  • Ngày sinh: 1/7/1882
  • Ngày mất:3/7/1888
  • Quê quán: Thừa Thiên (này là Thừa Thiên Huế)
  • Vinh danh:

    - UNESCO vinh danh Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nhân loại và tham gia kỷ niệm 200 năm Ngày sinh (2021)

  • Thân thế, sự nghiệp:

    - Nguyễn Đình Chiểu sinh ra tại quê mẹ làng Tân Thới, tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (này là phường Cầu Kho, quận 1, TP Hồ Chí Minh). Thân phụ ông là Nguyễn Đình Huy, hiệu Dương Minh Phủ, quê ở làng Bồ Điền, tổng Phù Ninh, nay là huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là con trưởng, tiếp sau có 6 người em là: Nguyễn Thị Thục, Nguyễn Thị Nữ, Nguyễn Thị Thành, Nguyễn Đình Tựu, Nguyễn Đình Tự và Nguyễn Đình Huân.

    - 1834: Được cha đưa ra Huế học.

    - 1840: Trở về quê mẹ và thi đậu tú tài tại trường thi Gia Định (1843).

    - 1846: Nguyễn Đình Chiểu lại trở ra Huế học chờ khóa thi Hội Kỷ Dậu 1849, nhưng chưa kịp thi thì được tin mẹ mất tại Gia ĐỊnh (11/1848). Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả và khóc thương nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Trong thời gian nghỉ lại Quảng Nam chữa bệnh, tuy bệnh không hết, nhưng ông đã được vị danh y truyền dạy nghề thuốc.

    - 1849: Về đến nhà, không đi đâu đóng cửa ở nhà chịu tang mẹ. Bệnh mắt của ông trở nặng lại khiếm cả hai mắt bị mù.

    - 1851: Sau khi mãn tang mẹ, để nuôi gia đình ông mở trường dạy học ở Bình Vi (Gia Định). Nghe tiếng Nguyễn Đình Chiểu hay chữ, tính nết điềm đạm. giàu lòng thương người nên học trò theo học rất đông. Thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu được gọi là Đồ Chiểu từ đó. Ngoài việc dạy học, ông còn làm nghề bốc thuốc chữa bệnh và miệt mài nghiên cứu y học dược liệu và sáng tác thơ văn. Thời gian này ông sáng tác Dương Tử - Hà Mậu.

    - 1855: Nguyễn Đình Chiểu kết hôn với cô Lê Thị Điền là em gái của một người học trò ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Hai người có 6 người con (3 trai, 3 gái).

    - 1859: Thực dân Pháp đánh chiếm Gia định, Ông cùng gia đình chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc, tỉnh Gia Định (nay là huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An). Trong thời gian này ông sáng tác truyện Lục Vân Tiên để bộc lộ tâm trạng của mình trong thời buổi loạn lạc này.

    - 1861: Thực dân Pháp đánh chiếm Cần Giuộc, Tân An, Gò Công. Bất bình và phẫn nộ trước hành động cướp nước của giặc, nghĩa quân của Cần Giuộc, Tân An, Gò Công nhất tề đứng dậy chống giặc. Cảm kích trước hành động hy sinh vì nước của các nghĩa quân, Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một án văn yêu nước bất hủ trong lịch sử văn học Việt Nam.

    - 1862: Khi 3 tỉnh miền Đông rơi vào tay quân Pháp, không chịu sống trong vùng bị chiếm đóng, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình xuôi thuyền về làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Tại đây ông lại mở trường dạy học và tiếp tục làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Chính trong thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác Ngự Tiều Y thuật vấn đáp, một tác phẩm vừa có tính văn học, vừa có tính y học cao.

    - 8/1864: Khi nghe tin Trương Định hy sinh, Nguyễn Đình Chiểu cảm xúc và thương tiếc đã viết bài Văn Tế và 12 bài thơ liên hoàn để điếu người anh hùng.

    - 1868: Trong trận Giông Rạch, đốc binh Phan Tòng Anh anh dũng hy sinh, Đồ Chiểu đã xót thương làm 10 bài thơ điếu ca ngợi “Người trung nghĩa dáng bia son” bằng những câu thơ đầy nhiệt huyết: Tinh thần hai chữ châu sương tuyết/ Khí phách ngàn thu vỡ núi non.

    - 1884: Thực dân Pháp ký Hòa ước với Triều đình Huế và đô hộ toàn Việt Nam, chúng nhận thấy Nguyễn Đình Chiểu là người có tài và có uy tín với nhân dân, nên tìm mọi cách dụ đỗ, mua chuộc, nhưng ông nhất quyết chối từ không ra hợp tác với thực dân Pháp.

    - 3/7/1888: Ông mất tại Ba Tri (Bến Tre).

  • Gia đình:

    - Nguyễn Đình Chiểu với bà Lê Thị Điền có 6 người con: Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Đình Chúc, Nguyễn Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Ngọc Khuê, Nguyễn Đình Chiêm, Nguyễn Đình Ngưỡng. Trong số này, có hai người là Nguyễn Thị Ngọc Khuê và Nguyễn Đình Chiêm nối được nghiệp nhà, có đủ tài đức.

    - Nguyễn Thị Ngọc Khuê sinh ngày 8/3/1864 tại Ba Tri. Bà văn tài lỗi lạc, góa chồng từ lúc còn trẻ nhưng quyết thủ tiết không tái giá, lấy hiệu là Sương Nguyệt Anh. Bà dạy học, làm thơ và là nữ chủ bút đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo bà phụ trách là Nữ giới chung (Tiếng chuông của nữ giới), tờ báo đầu tiên của phụ nữ, ra số báo đầu tiên vào ngày 1/2/1918 tại Sài Gòn. Báo chủ trương đề cao vai trò phụ nữ, nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương nên bị mật thám Pháp dòm ngó. Tháng 7/1918, tờ Nữ giới chung bị đóng cửa. Giống như cha, Sương Nguyệt Anh bị bệnh mắt, dần dần mù hẳn, phải dò dẫm bốc thuốc, dạy học, sáng tác. Ngày 9/1/1922, Sương Nguyệt Anh qua đời tại quê nhà ở tuổi 58.

    - Nguyễn Đình Chiêm (1869-1935) tự là Trọng Vĩnh, hiệu Sơn Đẩu, con thứ bảy của cụ Đồ Chiểu (nên gọi là thầy Bảy Chiêm). Ông là nhà văn, soạn giả, là tác giả của các vở hát bộ Phấn Trang Lầu, Nam Tống tinh trung… nổi tiếng ở Nam Bộ.

    - Nữ sĩ Mai Huỳnh Hoa - cháu ngoại nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, sinh năm 1910, quê ở Mỹ Tho, nay thuộc tỉnh Tiền Giang. Bà chính tên là Mai Kim Ba, con của học giả Mai Bạch Ngọc, là vợ thứ của chí sĩ Phan Văn Hùm. Vào dịp kỷ niệm 149 ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu năm 1971, Mai Huỳnh Hoa chính là người cung cấp hình ảnh hai người được gia tộc cho là giống khuôn mặt cụ Đồ Chiểu nhất là ông Nguyễn Đình Chiêm (con trai) và Nguyễn Đình Ninh (cháu nội) để họa nên bức ảnh Nguyễn Đình Chiểu như ngày nay chúng ta biết.

  • Thông tin thêm:

    - Khu mộ cụ Đồ Chiểu được tôn tạo năm 1958, gồm mộ cụ Đồ Chiểu, mộ cụ bà và mộ con gái Nguyễn Thị Ngọc Khuê (Sương Nguyệt Anh) - nữ sĩ, chủ bút báo Nữ giới chung - tờ báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam. Mộ Cụ Nguyễn Đình Chiểu trên bia có khắc chữ Nhật (日), mộ cụ bà trên bia có khắc chữ Nguyệt (月). Đền thờ được xây dựng năm 1972, diện tích 84m2, gồm hai tầng mái, lợp ngói âm dương màu nâu, tường gạch, nền lát gạch bông theo kiến trúc truyền thống. Trên nóc trang trí hoa văn rồng - mây cách điệu. Chính giữa có bàn thờ bằng bê tông dán gạch men. Hai cây cột cái đắp nổi câu thơ: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” theo kiểu thư pháp được sơn màu vàng trên nền đỏ. Nội thất trưng bày một số hình ảnh, tư liệu về các vị thủ lĩnh và phong trào kháng Pháp của nghĩa quân Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX.

    - Năm 1990, khu lăng mộ cụ Đồ Chiểu đã được nhà nước công nhận là khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2017, Khu di tích này tiếp tục được Bộ VH-TT&DL cấp Bằng công nhận Khu di tích văn hóa, lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt.

    - Di tích Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (tọa lạc tại ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) được UBND tỉnh Bến Tre cho khởi công xây dựng mới từ năm 2000 đến 2002. Trong khuôn viên rộng hơn 1,5ha có nhiều cây dương lâu năm cao vút, vững chắc, che chắn, Di tích bao gồm các hạng mục chính: Cổng tam quan, nhà bia, đền thờ mới, đền thờ cũ và khu mộ.

    - Ngày 23/11/2021, tại Paris (Pháp), kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 41 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Nghị quyết vinh danh Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nhân loại và tham gia kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu vào năm 2022.

  • Tác phẩm chính:

    - Truyện thơ Nôm: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp…

    - Thơ ca: Chạy giặc, Từ biệt cố nhân, Ngóng gió đông, Thà đui, Chạnh tưởng không Tử, Chúng tử tế mẫu văn, Con dê, Đạo trời...

    - Văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn điếu Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Điếu Đông các Đại học sĩ Phan Thanh Giản, Mười bài thơ điếu Ba Tri Đốc binh Phan Tòng,…

    - Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây, Thảo thử hịch...


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa