Đại thi hào

Nguyễn Du

  • Họ và tên: Nguyễn Du
  • Tên chữ:Tố Như
  • Hiệu:Thanh Hiên
  • Năm sinh: 1765
  • Năm mất:1820
  • Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh)
  • Vinh danh:

    - UNESCO vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du và cùng tham gia kỷ niệm 250 năm ngày sinh trong năm 2015 (2013)

  • Cuộc đời, sự nghiệp:

    - 1765: Nguyễn Du sinh ra và lớn lên tại kinh thành Thăng Long (nay là thủ đô Hà Nội). Cha là Nguyễn Nghiễm làm quan đến chức Đại Tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận công. Mẹ là bà Trần Thị Tần (vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm), con gái một người làm chức Câu kế.

    - 1771: Nguyễn Nghiễm thôi chức tể tướng, về trí sĩ ở quê nhà, Nguyễn Du theo cha về quê.

    - 1776-1778: Mồ côi cả cha và mẹ nên ông phải ở với người anh khác mẹ là Nguyễn Khản (hơn ông 31 tuổi).

    - 1780: Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công. Lúc này, Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn – con trai Hoàng giáp Đoàn Nguyễn Thục đón về Sơn Nam Hạ (Nam Định) nuôi ăn học.

    - 1783: Thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (Tú tài), được tập ấm chức Chánh thủ hiệu quân hùng hậu của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên, sau đó lấy vợ là bà Đoàn Thị Huệ, con gái Đoàn Nguyễn Thục - Ngự sử tại triều, người xã An Hải, huyện Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình).

    - 1788-1797: Nguyễn Du đưa gia đình về trấn Sơn Nam quê vợ.

    - 1798: Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh) với người con trai thứ 2.

    - 1802: Làm Tri huyện Phù Dung (phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam); rồi Tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam (Hà Tây, nay là Hà Nội).

    - 1803: Được cử cùng phái bộ nghênh tiếp sứ thần nhà Thanh sang sắc phong cho vua Gia Long.

    - 1804: Cáo bệnh về quê.

    - 1805: Được thăng Đông Các Đại học sĩ, tước Du Đức hầu (quan văn, hàm Ngũ phẩm).

    - 9/1807: Giữ chức giám khảo thi Hương ở Hải Dương, sau xin về quê.

    - 1809: Được giữ chức Cai Ba tỉnh Quảng Bình.

    - 9/1812: Xin nghỉ về quê 02 tháng để xây mộ cho anh là Nguyễn Nễ.

    - 2/1813: Được thăng hàm Cần Chánh điện học sĩ, cử đi sứ Trung Quốc với tư cách là Tuế cống Chánh sứ.

    - 4/1814: Về nước có tập thơ "Bắc hành tạp lục" và được phong chức Hữu Tam Tri Bộ Lễ, tước Du Đức hầu (quan văn, hàm Tam phẩm).

    - 1819: Được cử làm Đề điệu trường thi Quảng Nam, ông dâng biểu từ chối được chuẩn y.

    - 8/1820: Vua Gia Long mất, Minh Mạng lên ngôi, có lệnh sai Nguyễn Du đi làm Chánh sứ sang Trung Quốc cầu phong, nhưng ông chưa kịp đi thì bị bệnh.

    - 16/9/1820: Ông mất tại kinh thành Huế, an táng tại làng An Ninh, huyện Hương Trà (gần sau chùa Thiện Mụ).

    - 1824: Di cốt của ông được cải táng về quê nhà tại xóm Tiền, thôn Lương Năng (nay là thôn Thuận Mỹ, xã Tiên Điều, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

  • Thông tin thêm:

    - Mộ Đại thi hào Nguyễn Du đặt tại cánh đồng Bàu Đá, xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1824, con là Nguyễn Ngũ và cháu là Nguyễn Thắng dời về quê nhà cải táng và lập đền thờ ngày trong vườn nhà ở xóm Tiền, thôn Lương Năng (nay là thôn Thuận Mỹ, xã Tiên Điều, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 1826, Nguyễn Ngũ dịch chuyển mộ cha ra cạnh đó 500m, hai năm sau được chuyển ra khu nghĩa trang tại xứ Đồng Cùng thuộc thôn Tiền Giáp. Năm 1940, Hội Khai trí Tiến Đức cùng con cháu họ Nguyễn Tiên Điều xây dựng nhà thờ trong khu vườn họ Nguyễn. Năm 2010, nhà thờ Đại thi hào Nguyễn Du được xây dựng mới và khánh thành vào tháng 11/2012.

    - Ngày 27/9/2012, Khu lưu niệm Nguyễn Du được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt với các hạng mục chính của Khu lưu niệm bao gồm: Nhà thờ Nguyễn Du; Nhà Văn thánh - Bình văn; Đàn tế, bia đá Nguyễn Quỳnh (ông nội Nguyễn Du), Mộ Đại thi hào Nguyễn Du; Đền thờ mộ Nguyễn Nghiễm (cha của Nguyễn Du); Đền thờ Nguyễn Trọng (chú ruột của Nguyễn Du); Khu lăng Văn Sự (là khu mộ tổ đời thứ 3 của họ Nguyễn - Tiên Điền); Không gian văn hóa Nguyễn Du…

    - Tháng 12/1964, tại thành phố Berlin (Đức), Hội đồng Hòa bình thế giới đã ra quyết nghị tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du (1765 - 1965).

    - Ngày 25/10/2013, tại kỳ họp lần thứ 37 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) họp tại Paris (Pháp) đã chính thức ban hành Nghị quyết phê chuẩn nhất trí vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du và tham gia hoạt động vinh danh kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Đại thi hào Nguyễn Du vào năm 2015.

  • Tác phẩm chính:

    - Tác phẩm chữ Hán: Thanh Hiên thi tập (gồm 78 bài thơ), Nam Trung tạp ngâm (gồm 40 bài thơ), Bắc hành tạp lục (ghi chép trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc, gồm 131 bài thơ)…

    - Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (tức “Truyện Kiều”, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn tế chiêu hồn gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát), Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ (gồm 98 câu, viết theo lối văn tế), Thác lời trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải…

Đại thi hào

Nguyễn Du

  • Họ và tên: Nguyễn Du
  • Tên chữ:Tố Như
  • Hiệu:Thanh Hiên
  • Năm sinh: 1765
  • Năm mất:1820
  • Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh)
  • Vinh danh:

    - UNESCO vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du và cùng tham gia kỷ niệm 250 năm ngày sinh trong năm 2015 (2013)

  • Cuộc đời, sự nghiệp:

    - 1765: Nguyễn Du sinh ra và lớn lên tại kinh thành Thăng Long (nay là thủ đô Hà Nội). Cha là Nguyễn Nghiễm làm quan đến chức Đại Tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận công. Mẹ là bà Trần Thị Tần (vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm), con gái một người làm chức Câu kế.

    - 1771: Nguyễn Nghiễm thôi chức tể tướng, về trí sĩ ở quê nhà, Nguyễn Du theo cha về quê.

    - 1776-1778: Mồ côi cả cha và mẹ nên ông phải ở với người anh khác mẹ là Nguyễn Khản (hơn ông 31 tuổi).

    - 1780: Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công. Lúc này, Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn – con trai Hoàng giáp Đoàn Nguyễn Thục đón về Sơn Nam Hạ (Nam Định) nuôi ăn học.

    - 1783: Thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (Tú tài), được tập ấm chức Chánh thủ hiệu quân hùng hậu của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên, sau đó lấy vợ là bà Đoàn Thị Huệ, con gái Đoàn Nguyễn Thục - Ngự sử tại triều, người xã An Hải, huyện Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình).

    - 1788-1797: Nguyễn Du đưa gia đình về trấn Sơn Nam quê vợ.

    - 1798: Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh) với người con trai thứ 2.

    - 1802: Làm Tri huyện Phù Dung (phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam); rồi Tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam (Hà Tây, nay là Hà Nội).

    - 1803: Được cử cùng phái bộ nghênh tiếp sứ thần nhà Thanh sang sắc phong cho vua Gia Long.

    - 1804: Cáo bệnh về quê.

    - 1805: Được thăng Đông Các Đại học sĩ, tước Du Đức hầu (quan văn, hàm Ngũ phẩm).

    - 9/1807: Giữ chức giám khảo thi Hương ở Hải Dương, sau xin về quê.

    - 1809: Được giữ chức Cai Ba tỉnh Quảng Bình.

    - 9/1812: Xin nghỉ về quê 02 tháng để xây mộ cho anh là Nguyễn Nễ.

    - 2/1813: Được thăng hàm Cần Chánh điện học sĩ, cử đi sứ Trung Quốc với tư cách là Tuế cống Chánh sứ.

    - 4/1814: Về nước có tập thơ "Bắc hành tạp lục" và được phong chức Hữu Tam Tri Bộ Lễ, tước Du Đức hầu (quan văn, hàm Tam phẩm).

    - 1819: Được cử làm Đề điệu trường thi Quảng Nam, ông dâng biểu từ chối được chuẩn y.

    - 8/1820: Vua Gia Long mất, Minh Mạng lên ngôi, có lệnh sai Nguyễn Du đi làm Chánh sứ sang Trung Quốc cầu phong, nhưng ông chưa kịp đi thì bị bệnh.

    - 16/9/1820: Ông mất tại kinh thành Huế, an táng tại làng An Ninh, huyện Hương Trà (gần sau chùa Thiện Mụ).

    - 1824: Di cốt của ông được cải táng về quê nhà tại xóm Tiền, thôn Lương Năng (nay là thôn Thuận Mỹ, xã Tiên Điều, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

  • Thông tin thêm:

    - Mộ Đại thi hào Nguyễn Du đặt tại cánh đồng Bàu Đá, xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1824, con là Nguyễn Ngũ và cháu là Nguyễn Thắng dời về quê nhà cải táng và lập đền thờ ngày trong vườn nhà ở xóm Tiền, thôn Lương Năng (nay là thôn Thuận Mỹ, xã Tiên Điều, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 1826, Nguyễn Ngũ dịch chuyển mộ cha ra cạnh đó 500m, hai năm sau được chuyển ra khu nghĩa trang tại xứ Đồng Cùng thuộc thôn Tiền Giáp. Năm 1940, Hội Khai trí Tiến Đức cùng con cháu họ Nguyễn Tiên Điều xây dựng nhà thờ trong khu vườn họ Nguyễn. Năm 2010, nhà thờ Đại thi hào Nguyễn Du được xây dựng mới và khánh thành vào tháng 11/2012.

    - Ngày 27/9/2012, Khu lưu niệm Nguyễn Du được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt với các hạng mục chính của Khu lưu niệm bao gồm: Nhà thờ Nguyễn Du; Nhà Văn thánh - Bình văn; Đàn tế, bia đá Nguyễn Quỳnh (ông nội Nguyễn Du), Mộ Đại thi hào Nguyễn Du; Đền thờ mộ Nguyễn Nghiễm (cha của Nguyễn Du); Đền thờ Nguyễn Trọng (chú ruột của Nguyễn Du); Khu lăng Văn Sự (là khu mộ tổ đời thứ 3 của họ Nguyễn - Tiên Điền); Không gian văn hóa Nguyễn Du…

    - Tháng 12/1964, tại thành phố Berlin (Đức), Hội đồng Hòa bình thế giới đã ra quyết nghị tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du (1765 - 1965).

    - Ngày 25/10/2013, tại kỳ họp lần thứ 37 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) họp tại Paris (Pháp) đã chính thức ban hành Nghị quyết phê chuẩn nhất trí vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du và tham gia hoạt động vinh danh kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Đại thi hào Nguyễn Du vào năm 2015.

  • Tác phẩm chính:

    - Tác phẩm chữ Hán: Thanh Hiên thi tập (gồm 78 bài thơ), Nam Trung tạp ngâm (gồm 40 bài thơ), Bắc hành tạp lục (ghi chép trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc, gồm 131 bài thơ)…

    - Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (tức “Truyện Kiều”, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn tế chiêu hồn gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát), Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ (gồm 98 câu, viết theo lối văn tế), Thác lời trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải…


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa