Nguyễn Thụy Kha
- Họ và tên: Nguyễn Thụy Kha
- Ngày sinh: 7/10/1949
- Ngày mất: 13/3/2025
- Quê quán: xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
- Khen thưởng/Giải thưởng:
- Giải thưởng thi thơ Báo Văn Nghệ 1981-1982
- Giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm 1982
- Giải thưởng Lê Quý Đôn 1986
- Giải thưởng Hữu nghị Việt - Nhật 1992
- Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam liên tục từ 1996-2005
- Giải thưởng của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2004
- Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2023
- Cuộc đời, sự nghiệp:
- 1971: Tốt nghiệp Đại học Thông tin.
- 1971-1990: Nhập ngũ và trực tiếp tham gia chiến trường Quảng Trị, Khu 5 và Tây Nguyên; sau đó công tác tại binh chủng thông tin.
- 1979-1983: Học Trường viết văn Nguyễn Du.
- Sau khi rời quân ngũ (năm 1990), Nguyễn Thụy Kha chính thức bước vào con đường sáng tác.
- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1990.
- 13/3/2025: Nhà thơ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha qua đời, sau một thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư.
- Sáng tác nghệ thuật:
- Nguyễn Thụy Kha có một sự nghiệp đa dạng, ngoài hàng ngàn bài báo, ông đã xuất bản khoảng 15 tập thơ, khoảng 10 tập bút ký, gần 15 cuốn nghiên cứu và chân dung văn nghệ sĩ, hàng trăm ca khúc, hàng chục hợp xướng…
- Theo họa sĩ Lê Thiết Cương: “Thơ ca chống Mỹ không thể không có Nguyễn Thụy Kha vì những cách tân trong thi ca của tập thơ 'Thời máu xanh' là rất lớn, rất ấn tượng”.
- Trong âm nhạc, Nguyễn Thụy Kha nổi bật với hơn 30 hợp xướng, trong đó 12 tác phẩm được công nhận rộng rãi. Ông được mệnh danh là “Vua hợp xướng” với những ca khúc đậm chất trữ tình, đặc biệt là về miền Trung.
- Ngoài sáng tác, ông cũng là nhà nghiên cứu âm nhạc uyên thâm, với các cuốn sách giá trị như Một thế kỷ tân nhạc Việt Nam, Văn Cao, người đi dọc biển và 1000 ca khúc về thủ đô Hà Nội. Nguyễn Thụy Kha được xem là cuốn từ điển sống của tân nhạc Việt Nam.
- Tác phẩm chính:
- Các tập thơ: "Hương nắng tiếng chim" (Thơ, in chung, 1982); "Sóng nhà đêm biết tôi yêu" (Thơ, in chung, 1986); "Những giọt mưa đồng hàng" (Thơ, in chung, 1987); "Mắt thời gian" (1988); "Lúc ấy biển" (1989); "Không mùa" (1994); "Mẹ cửa biển" (1998); "Lửa trắng và ớt xanh" (1998); "Thời máu xanh" (1999); "Gió Tây Nguyên" (2000); "Hiền" (2015); "Nàng" (Trường thiên lục bát, Hội Nhà văn, 2018); "Năm tháng và chiều cao" (2000); "Càn khôn ngàn tuổi" (2000); "Biệt trăm năm" (2004)…
- Văn xuôi, nghiên cứu lý luận, phê bình: “Văn Cao - Người đi dọc biển” (1992); “Hàn Mặc Tử - Thi sĩ đồng trinh” (1994) “Nửa thế kỷ tân nhạc Việt Nam” (1998); “Những gương mặt âm nhạc thế kỷ” (2000); "Nguyễn Thiện Đạo - nhạc sĩ bị giời đày" (2003); "Huy Du - đời và nhạc" (2017); “Thuở bình minh Tân nhạc” (2017); “Thế kỷ âm nhạc Việt Nam” (2017)… Tiểu thuyết “Hương” (2022);
- Âm nhạc: “Qua cầu Hàm Rồng”; “Kỷ niệm rừng Lào”; “Âm vang nhà máy”; “Lời ru mùa thu”; “Trong mắt má yêu thương”; “Em yêu thiên nhiên”; “Khúc hát mùa hè”; “Mùa Xuân bao điều lạ”… Các bài thơ được phổ nhạc: “Trong ta thu về” (nhạc Chu Minh); “Chiều không em” (nhạc Huy Du); “Về Hải Phòng” (nhạc Phú Quang)…
- Phim tài liệu: “Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cây đại thụ rợp bóng 500 năm” (phát hành 1991)…