Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục (11/1946 - 10/1975)

Nguyễn Văn Huyên

  • Họ và tên: Nguyễn Văn Huyên
  • Ngày sinh: 16/11/1908
  • Ngày mất: 19/10/1975
  • Quê quán: Hà Nội
  • Dân tộc: Kinh
  • Chức vụ:

    - Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục (11/1946 - 10/1975)

    - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (12/1971 - 10/1975)

    - Ủy viên Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

    - Phó hội trưởng Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

    - Phó Hội trưởng Hội nghiên cứu khoa học lịch sử Việt Nam

    - Đại biểu Quốc hội: Khóa II, III, IV, V

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Độc lập hạng Nhất

    - Huân chương Kháng chiến hạng Nhất

    - Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học, công nghệ (2000)

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - Khi còn nhỏ, ông học trường Albert Sarraut ở Hà Nội.

    - 1926: Du học ở Pháp, Ông học đại học Văn chương ở Montpellier, sau đó lên Paris học Luật.

    - 1929: Đỗ cử nhân Văn khoa loại ưu.

    - 1931: Đỗ cử nhân Luật tại Trường Đại học Tổng hợp Sorbonne ở Paris (Pháp).

    - 1931-1935: Giáo viên dạy tiếng Việt tại Trường Ngôn ngữ phương Đông ở Pháp.

    - 1934: Là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ văn khoa bộ môn sử - địa tại Đại học Tổng hợp Sorbonne (Pháp)

    - 1935: Về nước, dạy học Sử - Địa tại trường Trung học Bảo hộ, tức trường Bưởi (nay là trường THPT Chu Văn An, Hà Nội).

    - 1938: Tham gia Ban Trị sự Hội truyền bá quốc ngữ và chuyển sang nghiên cứu tại Viện Viễn Đông Bác cổ với chức danh Ủy viên thường trực.

    - 1941: Ủy viên Hội đồng nghiên cứu khoa học Đông dương.

    - 22/8/1945: Cùng ba nhà trí thức nổi tiếng ở Hà Nội là Nguyễn Xiển, Ngụy Như Kon Tum và Hồ Hữu Tường cùng ký tên dưới một bức điện thư gửi Hoàng đế Bảo Đại nêu rõ: “Một Chính phủ nhân dân lâm thời đã thành lập. Chủ tịch là cụ Hồ Chí Minh. Yêu cầu vua thoái vị ngay để củng cố và thống nhất nền độc lập của nước nhà”.

    - 9/1945: Tổng Giám đốc Đại học Vụ kiêm Giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ.

    - 12/1945: Ủy viên Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết (tiền thân của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước) nhằm soạn thảo các đề án kiến thiết quốc gia.

    - 1946: Được Hội đồng Chính phủ tiến cử là thành viên trong Ban cố vấn Hội nghị Đà Lạt và là thành viên trong phái đoàn ta dự Hội nghị Fontaineblaus tại Paris (Pháp).

    - 3/11/1946: Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I, được bầu giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục (nay là Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo).

    - 7/1960 - 10/1975: Đại biểu quốc hội khóa II, III, IV, V.

    - 12/1971 - 10/1975: Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    - 19/10/1975: Ông mất tại bệnh viện ở Đức.

    - 2000: Được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ (đợt 2), lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn cho công trình “Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam” (2 tập).

  • Gia đình:

    - Cha của Nguyễn Văn Huyên là cụ Nguyễn Văn Vượng, làm công chức Sở Kho bạc Hà Nội và mất từ khi Nguyễn Văn Huyên mới 8 tuổi. Mẹ ông là cụ Phạm Thị Tý (người cùng thôn) làm nội trợ. Bà Nguyễn Thị Mão, chị ruột ông, cô giáo dạy toán đầu tiên ở trường Đồng Khánh, là phu nhân khâm sai đại thần (sau này là phó thủ tướng) Phan kế Toại; em ruột ông, luật sư Nguyễn Văn Hưởng - nguyên thứ trưởng Bộ Tư pháp; em vợ ông, bà Vi Kim Phú là phu nhân của GS.BS Hồ Đắc Di; cháu gái ông Vi Nguyệt Hồ là phu nhân của GS. BS Tôn Thất Tùng.

    - Năm 1936, Nguyễn Văn Huyên cưới vợ là bà Vi Kim Ngọc, con gái của nguyên Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định. Ông bà có với nhau bốn người con, ba gái và một con trai út. Nguyễn Kim Nữ Hạnh là con gái đầu (1937-2010) hay Nguyễn Nữ Hạnh, nguyên là kỹ sư Thông tin của Tổng cục Đường sắt Việt Nam, tác giả cuốn hồi ký: “Tiếp bước chân cha”. Con gái thứ hai là Nguyễn Kim Bích Hà (hay Nguyễn Bích Hà) là PGS.TS, Hiệu trưởng Trường dân lập Nguyễn Văn Huyên - Hà Nội. Con gái thứ ba là Nguyễn Kim Nữ Hiếu (hay Nguyễn Nữ Hiếu) là Đại tá, PGS-TS, Thầy thuốc Nhân dân, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Chồng là GS.TS, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng. Thứ tư là con trai út Nguyễn Văn Huy, PGS.TS, nguyên Giám đốc-Người sáng lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Là người sáng lập và trực tiếp làm Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trên quê hương ông - Thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

  • Thông tin thêm:

    - Năm 2000, GS. Nguyễn Văn Huyên được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ, một đường phố ở thủ đô Hà Nội và ở thành phố Hồ Chí Minh được mang tên ông. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đặt trên đường Nguyễn Văn Huyên, một trường phổ thông cơ sở ở quê nội huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây và một trường nội trú ở Hà Nội đã được đặt tên là Trường Nguyễn Văn Huyên... đó là sự quý mến, ưu ái của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta dành cho ông, ghi nhận cống hiến lớn lao của một một nhà khoa học lớn, một nhân cách lớn.

    - Ngày 16/12/2020, Nhân dịp kỷ niệm 60 năm truyền thống, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố thành lập Quỹ Nguyễn Văn Huyên do Khoa Nhân học phối hợp với Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên và gia đình cố GS. Nguyễn Văn Huyên thành lập, nhằm hỗ trợ thiết thực học viên cao học và nghiên cứu sinh của Khoa trong nghiên cứu khoa học

    - Ngày 19/12/2014, gia đình cố GS. Nguyễn Văn Huyên khánh thành Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

  • Tác phẩm chính:

    - Hát đối đáp của trai gái Việt Nam (xb 1934)

    - Sưu tập các bài hát đám cưới của người thổ ở Cao Bằng (xb 1935)

    - Hội Phù Đổng bằng tiếng Pháp (xb 1938)

    - Sự thờ phụng thần thánh ở nước Nam (xb 1944)

    - Văn minh nước Nam (xb 1944)

    - Những bài nói và viết về giáo dục (1990) (Số in 56 - Số XB 234 - NCKT)

    - Những kinh nghiệm tiên tiến của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở Cộng Hòa Dân Chủ Đức (1962) (Số in 557/HĐ. Số XB 29/TK) (Đồng tác giả)

    - Vấn đề cải cách giáo dục ở Liên Xô (1962) (Số in 673. Số XB 13-TK) (Đồng tác giả)

    - Toàn tập Nguyễn Văn Huyên (2000).

Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục (11/1946 - 10/1975)

Nguyễn Văn Huyên

  • Họ và tên: Nguyễn Văn Huyên
  • Ngày sinh: 16/11/1908
  • Ngày mất: 19/10/1975
  • Quê quán: Hà Nội
  • Dân tộc: Kinh
  • Chức vụ:

    - Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục (11/1946 - 10/1975)

    - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (12/1971 - 10/1975)

    - Ủy viên Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

    - Phó hội trưởng Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

    - Phó Hội trưởng Hội nghiên cứu khoa học lịch sử Việt Nam

    - Đại biểu Quốc hội: Khóa II, III, IV, V

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Độc lập hạng Nhất

    - Huân chương Kháng chiến hạng Nhất

    - Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học, công nghệ (2000)

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - Khi còn nhỏ, ông học trường Albert Sarraut ở Hà Nội.

    - 1926: Du học ở Pháp, Ông học đại học Văn chương ở Montpellier, sau đó lên Paris học Luật.

    - 1929: Đỗ cử nhân Văn khoa loại ưu.

    - 1931: Đỗ cử nhân Luật tại Trường Đại học Tổng hợp Sorbonne ở Paris (Pháp).

    - 1931-1935: Giáo viên dạy tiếng Việt tại Trường Ngôn ngữ phương Đông ở Pháp.

    - 1934: Là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ văn khoa bộ môn sử - địa tại Đại học Tổng hợp Sorbonne (Pháp)

    - 1935: Về nước, dạy học Sử - Địa tại trường Trung học Bảo hộ, tức trường Bưởi (nay là trường THPT Chu Văn An, Hà Nội).

    - 1938: Tham gia Ban Trị sự Hội truyền bá quốc ngữ và chuyển sang nghiên cứu tại Viện Viễn Đông Bác cổ với chức danh Ủy viên thường trực.

    - 1941: Ủy viên Hội đồng nghiên cứu khoa học Đông dương.

    - 22/8/1945: Cùng ba nhà trí thức nổi tiếng ở Hà Nội là Nguyễn Xiển, Ngụy Như Kon Tum và Hồ Hữu Tường cùng ký tên dưới một bức điện thư gửi Hoàng đế Bảo Đại nêu rõ: “Một Chính phủ nhân dân lâm thời đã thành lập. Chủ tịch là cụ Hồ Chí Minh. Yêu cầu vua thoái vị ngay để củng cố và thống nhất nền độc lập của nước nhà”.

    - 9/1945: Tổng Giám đốc Đại học Vụ kiêm Giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ.

    - 12/1945: Ủy viên Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết (tiền thân của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước) nhằm soạn thảo các đề án kiến thiết quốc gia.

    - 1946: Được Hội đồng Chính phủ tiến cử là thành viên trong Ban cố vấn Hội nghị Đà Lạt và là thành viên trong phái đoàn ta dự Hội nghị Fontaineblaus tại Paris (Pháp).

    - 3/11/1946: Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I, được bầu giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục (nay là Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo).

    - 7/1960 - 10/1975: Đại biểu quốc hội khóa II, III, IV, V.

    - 12/1971 - 10/1975: Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    - 19/10/1975: Ông mất tại bệnh viện ở Đức.

    - 2000: Được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ (đợt 2), lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn cho công trình “Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam” (2 tập).

  • Gia đình:

    - Cha của Nguyễn Văn Huyên là cụ Nguyễn Văn Vượng, làm công chức Sở Kho bạc Hà Nội và mất từ khi Nguyễn Văn Huyên mới 8 tuổi. Mẹ ông là cụ Phạm Thị Tý (người cùng thôn) làm nội trợ. Bà Nguyễn Thị Mão, chị ruột ông, cô giáo dạy toán đầu tiên ở trường Đồng Khánh, là phu nhân khâm sai đại thần (sau này là phó thủ tướng) Phan kế Toại; em ruột ông, luật sư Nguyễn Văn Hưởng - nguyên thứ trưởng Bộ Tư pháp; em vợ ông, bà Vi Kim Phú là phu nhân của GS.BS Hồ Đắc Di; cháu gái ông Vi Nguyệt Hồ là phu nhân của GS. BS Tôn Thất Tùng.

    - Năm 1936, Nguyễn Văn Huyên cưới vợ là bà Vi Kim Ngọc, con gái của nguyên Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định. Ông bà có với nhau bốn người con, ba gái và một con trai út. Nguyễn Kim Nữ Hạnh là con gái đầu (1937-2010) hay Nguyễn Nữ Hạnh, nguyên là kỹ sư Thông tin của Tổng cục Đường sắt Việt Nam, tác giả cuốn hồi ký: “Tiếp bước chân cha”. Con gái thứ hai là Nguyễn Kim Bích Hà (hay Nguyễn Bích Hà) là PGS.TS, Hiệu trưởng Trường dân lập Nguyễn Văn Huyên - Hà Nội. Con gái thứ ba là Nguyễn Kim Nữ Hiếu (hay Nguyễn Nữ Hiếu) là Đại tá, PGS-TS, Thầy thuốc Nhân dân, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Chồng là GS.TS, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng. Thứ tư là con trai út Nguyễn Văn Huy, PGS.TS, nguyên Giám đốc-Người sáng lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Là người sáng lập và trực tiếp làm Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trên quê hương ông - Thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

  • Thông tin thêm:

    - Năm 2000, GS. Nguyễn Văn Huyên được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ, một đường phố ở thủ đô Hà Nội và ở thành phố Hồ Chí Minh được mang tên ông. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đặt trên đường Nguyễn Văn Huyên, một trường phổ thông cơ sở ở quê nội huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây và một trường nội trú ở Hà Nội đã được đặt tên là Trường Nguyễn Văn Huyên... đó là sự quý mến, ưu ái của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta dành cho ông, ghi nhận cống hiến lớn lao của một một nhà khoa học lớn, một nhân cách lớn.

    - Ngày 16/12/2020, Nhân dịp kỷ niệm 60 năm truyền thống, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố thành lập Quỹ Nguyễn Văn Huyên do Khoa Nhân học phối hợp với Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên và gia đình cố GS. Nguyễn Văn Huyên thành lập, nhằm hỗ trợ thiết thực học viên cao học và nghiên cứu sinh của Khoa trong nghiên cứu khoa học

    - Ngày 19/12/2014, gia đình cố GS. Nguyễn Văn Huyên khánh thành Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

  • Tác phẩm chính:

    - Hát đối đáp của trai gái Việt Nam (xb 1934)

    - Sưu tập các bài hát đám cưới của người thổ ở Cao Bằng (xb 1935)

    - Hội Phù Đổng bằng tiếng Pháp (xb 1938)

    - Sự thờ phụng thần thánh ở nước Nam (xb 1944)

    - Văn minh nước Nam (xb 1944)

    - Những bài nói và viết về giáo dục (1990) (Số in 56 - Số XB 234 - NCKT)

    - Những kinh nghiệm tiên tiến của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở Cộng Hòa Dân Chủ Đức (1962) (Số in 557/HĐ. Số XB 29/TK) (Đồng tác giả)

    - Vấn đề cải cách giáo dục ở Liên Xô (1962) (Số in 673. Số XB 13-TK) (Đồng tác giả)

    - Toàn tập Nguyễn Văn Huyên (2000).


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa