Nhìn lại các kỳ EURO trong lịch sử

Hà Nội (TTXVN 11/6/2024) Chỉ còn 3 ngày nữa, giải vô địch bóng đá châu Âu - EURO 2024 - chính thức diễn ra với lễ khai mạc và trận đấu đầu tiên của giải giữa đội tuyển nước chủ nhà Đức và Scotland, vào lúc 2 giờ sáng ngày 15/6/2024 (theo giờ Việt Nam) tại Sân vận động Allianz Arena ở thành phố Munich (Muenchen, miền Nam nước Đức). Đây là giải đấu lần thứ 17 của khu vực, hứa hẹn những trận cầu hấp dẫn và ghi dấu những kỷ lục mới trong lịch sử giải đấu.

Fussballliebe (Tình yêu bóng đá) là tên gọi của trái bóng chính thức tại EURO 2024. Trái bóng do hãng Adidas thiết kế và sản xuất với những họa tiết đầy màu sắc, phản ánh năng lượng của ngày hội bóng đá tại châu Âu. Fussballliebe sẽ được sử dụng trong toàn bộ 51 trận đấu của EURO 2024, bắt đầu từ trận khai mạc vào ngày 14/6/2024 tại SVĐ Allianz Arena ở thành phố Munich, miền Nam nước Đức. Ảnh: AP/TTXVN

Qua 16 lần được tổ chức, đã có 11 quốc gia đứng lên bục đăng quang, trong đó Đức và Tây Ban Nha hiện đang giữ kỷ lục cao nhất với 3 lần vô địch giải cho mỗi nước.

Cùng nhìn lại những dấu ấn đáng nhớ trong 16 kỳ EURO đã qua.

EURO 2020: Do đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại châu Âu vào năm 2020 nên giải đấu được hoãn sang mùa hè năm 2021, nhưng vẫn giữ tên gọi là EURO 2020.

Vòng chung kết EURO 2020 được tổ chức tại 11 thành phố trên toàn lãnh thổ châu Âu, gồm London (Anh), Rome (Italy), Munich (Đức), Baku (Azerbaijan), Saint Petersburg (Nga), Budapest (Hungary), Seville (Tây Ban Nha), Bucharest (Romania), Amsterdam (Hà Lan), Glasgow (Scotland) và Copenhagen (Đan Mạch). Đội tuyển Italy giành ngôi vô địch.

Phút đăng quang vô địch EURO 2020 của các tuyển thủ Italy sau khi đánh bại đội chủ nhà Anh trên sân Wembley ở London, ngày 11/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

+ Trận chung kết tổ chức trên SVĐ Wembley (Anh) vào ngày 11/7/2021, giữa đội Italy và Anh; tỷ số trận đấu: 1-1, sau đó Italy chiến thắng sau loạt đá penalty với tỷ số 3-2.      

+ Tổng số bàn thắng: 142 (bình quân 2,78 bàn/trận).       

+ Vua phá lưới: Christiano Ronaldo (Bồ Đào Nha): 5 bàn thắng.

+ Tổng số khán giả: 1.099.278 (trung bình 21.554 người/trận).

EURO 2016: Vòng chung kết tổ chức tại Pháp với sự tham dự của 24 đội. Đội tuyển Bồ Đào Nha giành chức vô địch.

Các cầu thủ Bồ Đào Nha với chiếc Cúp vô địch EUFA EURO 2016. Ảnh: EPA/TTXVN

+ Trận chung kết tổ chức trên SVĐ Stade France (Pháp) vào ngày 10/7/2016, giữa Pháp và Bồ Đào Nha; tỷ số trận đấu: 0-1.

+ Tổng số bàn thắng: 108 (bình quân 2,12 bàn/trận).       

+ Vua phá lưới: Antoine Griezmann (Pháp): 6 bàn thắng.

+ Tổng số khán giả: 2.427.303 (trung bình 47.594 người/trận).

EURO 2012: Vòng chung kết đồng tổ chức ở Ba Lan và Ukraine với sự tham dự của 16 đội. Đội tuyển Tây Ban Nha giành chức vô địch.

Các cầu thủ Tây Ban Nha mừng chức vô địch EUFA EURO 2012. Ảnh: AFP/TTXVN phát

+ Trận chung kết tổ chức trên SVĐ Olympic tại thủ đô Kiev của Ukraine vào ngày 2/7/2012 giữa Tây Ban Nha và Italy; tỷ số trận đấu: 4-0.

+ Tổng số bàn thắng: 69 (bình quân 2,46 bàn/trận)

+ Vua phá lưới: Tiền đạo Fernando Torres (Tây Ban Nha): 3 bàn thắng

+ Tổng số khán giả: 1.440.896 (trung bình 46.481 người/trận).

EURO 2008: Vòng chung kết đồng tổ chức ở Áo và Thụy Sĩ với sự tham dự của 16 đội. Đội tuyển Tây Ban Nha giành chức vô địch.

+ Trận chung kết tổ chức trên SVĐ Ernst Happel Station tại thủ đô Vienna của Áo vào ngày 29/6/2008 giữa Tây Ban Nha và Đức; tỷ số trận đấu: 1-0.

+ Tổng số bàn thắng: 77 (bình quân 2,48 bàn/trận).

+ Vua phá lưới: Tiền đạo David Villa (Tây Ban Nha): 4 bàn thắng.

+ Tổng số khán giả: 1.140.902 (trung bình 38.803 người/trận).

EURO 2004: Vòng chung kết được tổ chức ở Bồ Đào Nha với sự tham dự của 16 đội. Đội tuyển Hy Lạp giành chức vô địch.

+ Trận chung kết tổ chức trên SVĐ Luz (Lisbon, Bồ Đào Nha) vào ngày 4/7/2004, giữa Hy Lạp và Bồ Đào Nha; tỷ số trận đấu: 1-0.

+ Tổng số bàn thắng: 77 (bình quân 2,48 bàn/trận).

+ Vua phá lưới: Milan Baros (Cộng hòa Czech): 5 bàn thắng.

+ Tổng số khán giả: 1.150.802 (trung bình 37.122 người/trận).

EURO 2000: Vòng chung kết đồng tổ chức ở Bỉ và Hà Lan với sự tham dự của 16 đội. Đội tuyển Pháp giành chức vô địch.

+ Trận chung kết tổ chức trên SVĐ Kuip ở Rotterdam, thành phố thương cảng lớn nhất thế giới của Hà Lan vào ngày 2/7/2000 giữa Pháp và Italy; tỷ số trận đấu: 2-1.      

+ Tổng số bàn thắng: 85 (bình quân 7,74 bàn/trận). Đây cũng là giải đấu có số bàn thắng cao nhất kể từ năm 1980.

+ Vua phá lưới: Patrick Kluivert (Hà Lan) và Savo Milosevic (Nam Tư): cùng 5 bàn thắng         

+ Tổng số khán giả: 1.122.833 (trung bình 36.220 người/trận)

EURO 1996: Vòng chung kết tổ chức ở Anh lần đầu tiên có 16 đội tham dự. Đội tuyển CHLB Đức giành chức vô địch.

+ Trận chung kết tổ chức trên SVĐ Wembley (London, Anh) ngày 30/6/1996, giữa Đức và Cộng hòa Czech; tỷ số trận đấu: 2-1.      

+ Tổng số bàn thắng: 64 (bình quân 2,06 bàn /trận).        

+ Vua phá lưới: Alan Shearer (Anh): 5 bàn thắng. 

+ Tổng số khán giả: 1.228.693(trung bình 41.157 người/trận)

EURO 1992: Vòng chung kết tổ chức ở Thụy Điển với sự tham dự của 8 đội. Đội tuyển Đan Mạch giành chức vô địch.

+ Trận chung kết tổ chức trên SVĐ Ullevi  (Goteborg, Thụy Điển), giữa Đan Mạch và Đức; tỷ số trận đấu: 2-0.

+ Tổng số bàn thắng: 32 (bình quân 2,13/trận).     

+ Vua phá lưới: Tomas Brolin (Thụy Điển), Karlheinz Riedle (Đức), Dennis Bergkamp (Hà Lan), Henrik Larsen (Đan Mạch): cùng 3 bàn thắng.

+ Tổng số khán giả: 443.000 (trung bình 28.874 người/trận)     

EURO 1988: Vòng chung kết tổ chức ở CHLB Đức với sự tham dự của 8 đội. Đội tuyển Hà Lan giành chức vô địch.

+ Trận chung kết tổ chức trên sân vận động Olympya (Munich, Đức) ngày 27/6/1988, giữa Hà Lan và Liên Xô; tỷ số trận đấu: 2-0.

+ Tổng số bàn thắng: 313 (bình quân: 2,389 bàn/trận)     

+ Vua phá lưới: Van Basten (Hà Lan): 7 bàn thắng

+ Tổng số khán giả: 4.029.800 (trung bình 30.761người/trận).  

EURO 1984: Vòng chung kết tổ chức ở Pháp với sự tham dự của 8 đội. Đội tuyển Pháp giành chức vô địch.

+ Trận chung kết tổ chức tại SVĐ Công viên các Hoàng tử (Pháp) ngày 27/6/1984, giữa Pháp và Tây Ban Nha; tỷ số trận đấu: 2-1.   

+ Tổng số bàn thắng: 382 (bình quân 2,916 bàn/trận).     

+ Vua phá lưới: Michel Platini (Pháp): 9 bàn thắng

+ Tổng số khán giả: 3.562.800 (trung bình 27.196 người/trận). 

EURO 1980: Vòng chung kết tổ chức ở Italy với sự tham dự của 8 đội. Đội tuyển CHLB Đức giành chức vô địch.

+ Trận chung kết tổ chức tại SVĐ Olimpico (Roma, Italy) ngày 22/6/1980 giữa Tây Đức và Bỉ; tỷ số trận đấu: 2-1.                  

+ Tổng số bàn thắng: 354 (bình quân 2,901 bàn/trận).     

+ Vua phá lưới: Klaus Allofs (Tây Đức): 3 bàn thắng.    

+ Tổng số khán giả: 3.037.500 (trung bình: 27.777 người/trận).

EURO 1976: Vòng chung kết tổ chức ở Nam Tư với sự tham dự của 4 đội. Đội tuyển Tiệp Khắc giành chức vô địch.

+ Trận chung kết tổ chức tại SVĐ Belgrad (Nam Tư) ngày 10/6/1976 giữa Tiệp Khắc và Tây Đức; tỷ số trận đấy: 5-3 (thi đá luân lưu 11m sau khi hoà 2-2 qua 120 phút thi đấu).  

+ Tổng số bàn thắng: 19 (bình quân 4,75 bàn/trận).         

+ Vua phá lưới: Dieter Mueller (Tây Đức): 4 bàn thắng   .

+ Tổng số khán giả: 106.807 (trung bình 26.702 người/trận).

EURO 1972:  Vòng chung kết tổ chức ở Bỉ với sự tham dự của 4 đội. Đội tuyển CHLB Đức giành chức vô địch.

+ Trận chung kết được tổ chức tại SVĐ Heysel (Bỉ) ngày 18/6/1972 giữa Tây Đức và Liên Xô; tỷ số trận đấu: 3-0.    

+ Tổng số bàn thắng: 292 (bình quân 2,68 bàn/ trận).      

+ Vua phá lưới: Gerd Mueller (Tây Đức): 4 bàn thắng    

+ Tổng số khán giả:  3.420.800 (trung bình 31.383 người/trận).

EURO 1968: Vòng chung kết tổ chức ở Italy với sự tham dự của 4 đội. Đội tuyển Italy giành chức vô địch

+ Trận chung kết tổ chức tại SVĐ Olympico (Roma, Italy) ngày 10/6/1968, giữa Italy và Nam Tư; tỷ số trận đấu: 2-0.

+ Tổng số bàn thắng: 311 (bình quân 3,04 bàn/trận).       

+ Vua phá lưới: Dragan Dzajic (Nam Tư): 2 bàn thắng.

+ Tổng số khán giả: 3.563.300 (trung bình 34.595 người/trận). 

EURO 1964: Vòng chung kết tổ chức ở Tây Ban Nha với sự tham dự của 4 đội. Đội tuyển Tây Ban Nha giành chức vô địch.

+ Trận chung kết tổ chức tại SVĐ Santiago Bernabeu (Madrid, Tây Ban Nha) ngày 21/6/1964, giữa Tây Ban Nha và Liên Xô; tỷ số trận đấu: 2-1.

+ Tổng số bàn thắng: 171 (bình quân 3,16 bàn/trận).       

+ Vua phá lưới: Jesus Pereda (Tây Ban Nha), Ferenc Bene, Deszo Novak (Hungary): cùng 2 bàn thắng.

+ Tổng số khán giả: 1.811.000 (trung bình 39.083 người/trận).

EURO 1960: Vòng chung kết tổ chức tại Pháp với sự tham dự của 4 đội. Đội tuyển Liên Xô giành chức vô địch.

+ Trận chung kết tổ chức trên SVĐ Parc des Princes (Pháp) ngày 10/7/1960, giữa hai đội Liên Xô - Nam Tư; tỷ số trận đấu: 2-1.

+ Tổng số bàn thắng: 91 bàn ở vòng đấu loại và 17 bàn ở vòng chung kết (bình quân 3,8 bàn/trận).    

+ Vua phá lưới: Francois Heutte (Pháp), Viktor Ponedelnik, Valentin Ivanov  (Liên Xô), Drazen Jerkovic (Nam Tư): cùng 2 bàn thắng.      

+ Tổng số khán giả: 79.100 (trung bình 39.218 người/trận)./.

An Ngọc (tổng hợp)