Nhạc sĩ

Phạm Tuyên

  • Họ và tên: Phạm Tuyên
  • Ngày sinh: 12/1/1930
  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Lao động hạng Ba (4/1985).

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt 4 cho các tác phẩm: “Những ngôi sao ca đêm”, “Từ Làng Sen”, “Đêm trên Cha Lo”, “Tiến lên Đoàn viên, “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”(2012).

    - “Nhạc sĩ có nhiều bài hát thiếu nhi được phổ biến nhất” do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng (2013).

    - Giải Hiệp sĩ Dế Mèn (5/2025).

  • Tóm tắt quá trình công tác:

    - 1942: Sáng tác bài hát đầu tiên mang tên "Sóng sông Hương".

    - 1949: Tham gia bộ đội và bộc lộ rõ năng khiếu âm nhạc. Sau đó, ông vào học tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, tại đây ông sáng tác các bài: “Có đoàn trai ấy”, "Vào lục quân", "Đường về trại"…

    - 1950: Sau khi tốt nghiệp trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, ông được cử làm Đại đội trưởng trẻ nhất của trường Thiếu sinh quân Việt Nam ở Thái Nguyên.

    - 1951-1958: Cán bộ phụ trách văn-thể-mỹ tại Khu học xá Trung ương. Trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước các sáng tác của Phạm Tuyên rất phong phú, đa dạng. Đặc biệt, ông để lại dấu ấn lớn với những ca khúc chính luận về Bác Hồ, về Đảng, trrong đó, hai bài hát "Đảng đã cho ta một mùa Xuân" và "Như có Bác trong ngày đại thắng" rất nổi tiếng. “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân” (1960) từng được thính giả Đài Tiếng nói Việt Nam bình chọn là một trong 10 ca khúc viết về Đảng hay nhất. Còn ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng” vang lên trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam đúng vào ngày 30/4/1975, sau bản tin chiến thắng, đã đi vào lòng hàng triệu trái tim người con đất Việt. Bên cạnh đó, ông còn sáng tác khá nhiều ca khúc thiếu nhi, như: "Tiến lên đoàn viên", "Chiếc đèn ông sao", "Em vui chơi ngày hôm nay", "Em được nghe chuyện Bác Hồ"…

    - 1958: Công tác tại Ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. Làm Trưởng đoàn Ca nhạc Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam nhiều năm và sau đó là Trưởng Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam (từ 1979). Ông vẫn tiếp tục dành nhiều tâm sức và tình cảm để sáng tác cho thiếu nhi, với các bài hát nổi tiếng như: “Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” (phổ thơ Bác Hồ), “Cháu yêu chú thương binh”, “Đêm pháo hoa”, “Trường cháu là trường mầm non”...

    - 1983-1994: Công tác tại Ủy ban Phát thanh Truyền hình, Bộ Văn hóa - Thông tin.

    - 30/4/1985: Được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

    - 1990: Dạy hát đồng dao cho một số trường mẫu giáo tại Hà Nội để những cái hay của cha ông để lại sớm đến được với đông đảo các em nhỏ. Sau đó, một số bài hát đồng dao được thu thanh ở Đài Tiếng nói Việt Nam và phổ biến rộng rãi.

    - 2008: Tuyển tập âm nhạc "Cánh én tuổi thơ" gồm 200 bài hát thiếu nhi của ông được Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành.

    - 2012: Được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật đợt 4 cho các tác phẩm: “Những ngôi sao ca đêm”, “Từ Làng Sen”, “Đêm trên Cha Lo”, “Tiến lên Đoàn viên, “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”.

    - 2013: Được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng danh hiệu “Nhạc sĩ có nhiều bài hát thiếu nhi được phổ biến nhất”. Ông sở hữu gia tài khoảng 700 ca khúc, trong đó có 200 bài dành cho thiếu nhi. Ông là chủ nhân của những giai điệu gắn liền với tuổi thơ nhiều thế hệ, như: “Chú voi con ở Bản Đôn”, “Trường chúng cháu là trường mầm non”, “Cô và mẹ”, “Cánh én tuổi thơ”...

    - 28/5/2025: Được trao giải Hiệp sĩ Dế Mèn.

  • Một số tác phẩm:

    - “Có đoàn trai ấy”.

    - "Vào lục quân".

    - "Đường về trại".

    - “Chiếc đèn ông sao”.

    - "Đảng đã cho ta một mùa Xuân".

    - "Như có Bác trong ngày đại thắng".

    - "Em vui chơi ngày hôm nay".

    - "Em được nghe chuyện Bác Hồ".

    - “Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” (phổ thơ Bác Hồ).

    - “Cháu yêu chú thương binh”.

    - “Đêm pháo hoa”.

    - “Cánh én tuổi thơ”.

    - “Trường cháu là trường mầm non”.

    - “Cô và mẹ”.

    - “Chú voi con ở Bản Đôn”.

    - “Tiến lên đoàn viên”.

    - “Những ngôi sao ca đêm”.

    - “Từ Làng Sen”.

    - “Đêm trên Cha Lo”.

    - “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”.

    - “Bà còng đi chợ”.

    - “Gánh gánh gồng gồng”.

    - “Bầu và Bí”.

    - “Con chim chích chòe”.

    - “Ở trường cô dạy em thế”.

    - “Nụ cười”.

  • Thông tin thêm:

    - Ông là con thứ 9 của nhà văn hóa, nhà báo Phạm Quỳnh (1892-1945) - chủ bút Nam Phong tạp chí.

Nhạc sĩ

Phạm Tuyên

  • Họ và tên: Phạm Tuyên
  • Ngày sinh: 12/1/1930
  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Lao động hạng Ba (4/1985).

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt 4 cho các tác phẩm: “Những ngôi sao ca đêm”, “Từ Làng Sen”, “Đêm trên Cha Lo”, “Tiến lên Đoàn viên, “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”(2012).

    - “Nhạc sĩ có nhiều bài hát thiếu nhi được phổ biến nhất” do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng (2013).

    - Giải Hiệp sĩ Dế Mèn (5/2025).

  • Tóm tắt quá trình công tác:

    - 1942: Sáng tác bài hát đầu tiên mang tên "Sóng sông Hương".

    - 1949: Tham gia bộ đội và bộc lộ rõ năng khiếu âm nhạc. Sau đó, ông vào học tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, tại đây ông sáng tác các bài: “Có đoàn trai ấy”, "Vào lục quân", "Đường về trại"…

    - 1950: Sau khi tốt nghiệp trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, ông được cử làm Đại đội trưởng trẻ nhất của trường Thiếu sinh quân Việt Nam ở Thái Nguyên.

    - 1951-1958: Cán bộ phụ trách văn-thể-mỹ tại Khu học xá Trung ương. Trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước các sáng tác của Phạm Tuyên rất phong phú, đa dạng. Đặc biệt, ông để lại dấu ấn lớn với những ca khúc chính luận về Bác Hồ, về Đảng, trrong đó, hai bài hát "Đảng đã cho ta một mùa Xuân" và "Như có Bác trong ngày đại thắng" rất nổi tiếng. “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân” (1960) từng được thính giả Đài Tiếng nói Việt Nam bình chọn là một trong 10 ca khúc viết về Đảng hay nhất. Còn ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng” vang lên trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam đúng vào ngày 30/4/1975, sau bản tin chiến thắng, đã đi vào lòng hàng triệu trái tim người con đất Việt. Bên cạnh đó, ông còn sáng tác khá nhiều ca khúc thiếu nhi, như: "Tiến lên đoàn viên", "Chiếc đèn ông sao", "Em vui chơi ngày hôm nay", "Em được nghe chuyện Bác Hồ"…

    - 1958: Công tác tại Ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. Làm Trưởng đoàn Ca nhạc Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam nhiều năm và sau đó là Trưởng Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam (từ 1979). Ông vẫn tiếp tục dành nhiều tâm sức và tình cảm để sáng tác cho thiếu nhi, với các bài hát nổi tiếng như: “Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” (phổ thơ Bác Hồ), “Cháu yêu chú thương binh”, “Đêm pháo hoa”, “Trường cháu là trường mầm non”...

    - 1983-1994: Công tác tại Ủy ban Phát thanh Truyền hình, Bộ Văn hóa - Thông tin.

    - 30/4/1985: Được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

    - 1990: Dạy hát đồng dao cho một số trường mẫu giáo tại Hà Nội để những cái hay của cha ông để lại sớm đến được với đông đảo các em nhỏ. Sau đó, một số bài hát đồng dao được thu thanh ở Đài Tiếng nói Việt Nam và phổ biến rộng rãi.

    - 2008: Tuyển tập âm nhạc "Cánh én tuổi thơ" gồm 200 bài hát thiếu nhi của ông được Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành.

    - 2012: Được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật đợt 4 cho các tác phẩm: “Những ngôi sao ca đêm”, “Từ Làng Sen”, “Đêm trên Cha Lo”, “Tiến lên Đoàn viên, “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”.

    - 2013: Được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng danh hiệu “Nhạc sĩ có nhiều bài hát thiếu nhi được phổ biến nhất”. Ông sở hữu gia tài khoảng 700 ca khúc, trong đó có 200 bài dành cho thiếu nhi. Ông là chủ nhân của những giai điệu gắn liền với tuổi thơ nhiều thế hệ, như: “Chú voi con ở Bản Đôn”, “Trường chúng cháu là trường mầm non”, “Cô và mẹ”, “Cánh én tuổi thơ”...

    - 28/5/2025: Được trao giải Hiệp sĩ Dế Mèn.

  • Một số tác phẩm:

    - “Có đoàn trai ấy”.

    - "Vào lục quân".

    - "Đường về trại".

    - “Chiếc đèn ông sao”.

    - "Đảng đã cho ta một mùa Xuân".

    - "Như có Bác trong ngày đại thắng".

    - "Em vui chơi ngày hôm nay".

    - "Em được nghe chuyện Bác Hồ".

    - “Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” (phổ thơ Bác Hồ).

    - “Cháu yêu chú thương binh”.

    - “Đêm pháo hoa”.

    - “Cánh én tuổi thơ”.

    - “Trường cháu là trường mầm non”.

    - “Cô và mẹ”.

    - “Chú voi con ở Bản Đôn”.

    - “Tiến lên đoàn viên”.

    - “Những ngôi sao ca đêm”.

    - “Từ Làng Sen”.

    - “Đêm trên Cha Lo”.

    - “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”.

    - “Bà còng đi chợ”.

    - “Gánh gánh gồng gồng”.

    - “Bầu và Bí”.

    - “Con chim chích chòe”.

    - “Ở trường cô dạy em thế”.

    - “Nụ cười”.

  • Thông tin thêm:

    - Ông là con thứ 9 của nhà văn hóa, nhà báo Phạm Quỳnh (1892-1945) - chủ bút Nam Phong tạp chí.


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa