Nhạc sĩ

Phan Huỳnh Điểu

  • Họ và tên: Phan Huỳnh Điểu
  • Ngày sinh: 11/11/1924
  • Ngày mất: 29/6/2015
  • Quê quán: Đà Nẵng
  • Dân tộc: Kinh
  • Chức vụ:

    - Nhạc sĩ

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (năm 2000)

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu lớn lên trong những làn điệu dân ca, câu hò mượt mà của vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng thanh bình.

    - Năm 1940, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu chính thức bắt đầu hoạt động âm nhạc trong nhóm Tân nhạc, khi bước vào tuổi 16. Nhạc sĩ sáng tác ca khúc đầu tiên “Trầu cau”, sau khi xem vở kịch "Tục lụy" được diễn ở Đà Nẵng.

    - Năm 1945, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cho ra đời ca khúc “Đoàn giải phóng quân” (nay là “Đoàn Vệ quốc quân”) và “Tuyên truyền xung phong”, khi 21 tuổi.

    - Cuối năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu tham gia cách mạng, công tác ở Liên khu 5.

    - Năm 1947, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được phân công về Quảng Ngãi dạy học ở trường Lê Khiết.

    - Năm 1955, sau khi tập kết ra Bắc, nhạc sĩ công tác ở Ban Nhạc vũ, Hội Văn nghệ Việt Nam.

    - Năm 1957, khi thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ông được cử vào Ban chấp hành là Ủy viên Thường vụ và công tác tại Hà Nội.

    - Năm 1964, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu vào chiến trường miền Nam. Trong thời gian này nhạc sĩ sáng tác có lấy bút danh Quang Huy.

    - Sau năm 1975, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu chuyển về Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh và sống tại đây.

    - Năm 2000, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

    - Ngày 29/6/2015, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 91. Ông đã sáng tác hơn 100 ca khúc, quá nửa trong số đó là các bài hát phổ thơ. Các ca khúc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu mang âm hưởng dòng nhạc cách mạng, trữ tình đặc sắc. Bên cạnh đó nhạc sĩ còn sáng tác nhiều ca khúc cho thiếu nhi.

  • Tác phẩm chính:

    - Ca khúc gắn liền với chiều dài lịch sử đất nước: Đoàn Vệ quốc quân (1945); Mùa đông binh sĩ (1946); Những ánh sao đêm (1962); Bóng cây Kơ-nia (1971, thơ Ngọc Anh); Hành khúc ngày và đêm (1972, thơ Bùi Công Minh)...

    - Ca khúc tình ca: Tình trong lá thiếp (1955); Cuộc đời vẫn đẹp sao (1972, thơ Dương Hương Ly); Anh ở đầu sông em cuối sông (1978, thơ Hoài Vũ); Sợi nhớ, sợ thương (1973, thơ Thúy Bắc); Những ánh sao đêm (1962); Ở hai đầu nỗi nhớ (1983, thơ Trần Hoài Thu); Đêm nay anh ở đâu (1976); Thơ tình cuối mùa thu (1980, thơ Xuân Quỳnh); Thuyền và biển (1981, thơ Xuân Quỳnh)...

    - Ca khúc dành cho thiếu nhi: Nhớ ơn Bác; Đội kèn tí hon; Những em bé ngoan...

  • Thông tin thêm:

    - Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được mệnh danh là “Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam”. Ông tuy quê gốc ở Quảng Nam nhưng lại gắn bó với Đà Nẵng từ khi sinh ra, vì thế trước khi mất ông đã để lại di chúc mong muốn được rải tro cốt xuống sông Hàn, nơi gắn bó với ông từ thuở ấu thơ.

Nhạc sĩ

Phan Huỳnh Điểu

  • Họ và tên: Phan Huỳnh Điểu
  • Ngày sinh: 11/11/1924
  • Ngày mất: 29/6/2015
  • Quê quán: Đà Nẵng
  • Dân tộc: Kinh
  • Chức vụ:

    - Nhạc sĩ

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (năm 2000)

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu lớn lên trong những làn điệu dân ca, câu hò mượt mà của vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng thanh bình.

    - Năm 1940, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu chính thức bắt đầu hoạt động âm nhạc trong nhóm Tân nhạc, khi bước vào tuổi 16. Nhạc sĩ sáng tác ca khúc đầu tiên “Trầu cau”, sau khi xem vở kịch "Tục lụy" được diễn ở Đà Nẵng.

    - Năm 1945, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cho ra đời ca khúc “Đoàn giải phóng quân” (nay là “Đoàn Vệ quốc quân”) và “Tuyên truyền xung phong”, khi 21 tuổi.

    - Cuối năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu tham gia cách mạng, công tác ở Liên khu 5.

    - Năm 1947, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được phân công về Quảng Ngãi dạy học ở trường Lê Khiết.

    - Năm 1955, sau khi tập kết ra Bắc, nhạc sĩ công tác ở Ban Nhạc vũ, Hội Văn nghệ Việt Nam.

    - Năm 1957, khi thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ông được cử vào Ban chấp hành là Ủy viên Thường vụ và công tác tại Hà Nội.

    - Năm 1964, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu vào chiến trường miền Nam. Trong thời gian này nhạc sĩ sáng tác có lấy bút danh Quang Huy.

    - Sau năm 1975, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu chuyển về Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh và sống tại đây.

    - Năm 2000, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

    - Ngày 29/6/2015, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 91. Ông đã sáng tác hơn 100 ca khúc, quá nửa trong số đó là các bài hát phổ thơ. Các ca khúc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu mang âm hưởng dòng nhạc cách mạng, trữ tình đặc sắc. Bên cạnh đó nhạc sĩ còn sáng tác nhiều ca khúc cho thiếu nhi.

  • Tác phẩm chính:

    - Ca khúc gắn liền với chiều dài lịch sử đất nước: Đoàn Vệ quốc quân (1945); Mùa đông binh sĩ (1946); Những ánh sao đêm (1962); Bóng cây Kơ-nia (1971, thơ Ngọc Anh); Hành khúc ngày và đêm (1972, thơ Bùi Công Minh)...

    - Ca khúc tình ca: Tình trong lá thiếp (1955); Cuộc đời vẫn đẹp sao (1972, thơ Dương Hương Ly); Anh ở đầu sông em cuối sông (1978, thơ Hoài Vũ); Sợi nhớ, sợ thương (1973, thơ Thúy Bắc); Những ánh sao đêm (1962); Ở hai đầu nỗi nhớ (1983, thơ Trần Hoài Thu); Đêm nay anh ở đâu (1976); Thơ tình cuối mùa thu (1980, thơ Xuân Quỳnh); Thuyền và biển (1981, thơ Xuân Quỳnh)...

    - Ca khúc dành cho thiếu nhi: Nhớ ơn Bác; Đội kèn tí hon; Những em bé ngoan...

  • Thông tin thêm:

    - Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được mệnh danh là “Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam”. Ông tuy quê gốc ở Quảng Nam nhưng lại gắn bó với Đà Nẵng từ khi sinh ra, vì thế trước khi mất ông đã để lại di chúc mong muốn được rải tro cốt xuống sông Hàn, nơi gắn bó với ông từ thuở ấu thơ.


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa