[Photo] Phát huy nguồn lực và tính tiên phong của văn hóa

Hà Nội (TTXVN 27/2/2023) Trong quá trình phát triển, văn hóa luôn là một dòng chảy liên tục, có sự kế thừa, bổ sung, điều chỉnh; giữ vai trò vừa là động lực nội sinh quan trọng, vừa là hệ điều tiết trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Quan điểm này được thể hiện trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước ta cường thịnh, phồn vinh, hạnh phúc.

  • Phong trào Bình dân học vụ ra đời ngay sau Cách mạng Tháng Tám. Việc mở ra phong trào giúp toàn dân biết chữ như bình dân học vụ là đúng đắn và cần thiết, để lại nhiều bài học đến tận bây giờ, cho thấy sự quan trọng của việc học tập suốt đời, học nữa học mãi. Trong ảnh: Một lớp Bình dân học vụ ở Hà Nội những ngày đầu độc lập. 

  • Trong 2 năm 1945-1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ về chống Giặc đói, phong trào Hũ gạo cứu đói, Ngày đồng tâm… đã diễn ra rộng khắp trên cả nước. Trong ảnh: Phong trào Hũ gạo cứu đói với tinh thần Một nắm khi đói bằng một gói khi no lan rộng khắp cả nước. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

  • Lớp học diệt giặc dốt cấp tốc trong giờ nghỉ trên thao trường của bộ đội và dân quân tự vệ những năm đầu kháng chiến chống Pháp

  • inh thần Tương thân tương ái là nét văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong các cuộc kháng chiến thống nhất đất nước, tinh thần ấy lại được phát huy cao độ trong tất cả các tầng lớp nhân dân. Trong ảnh: "Hũ gạo chống Mỹ" là phong trào kế hoạch nhỏ trong những năm kháng chiến chống Mỹ được thiếu nhi cả nước nhiệt tình tham gia. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

  • Sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận văn hóa từ 1960 đến 1975 đã phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng làm văn hóa hướng vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: vừa kiến quốc, vừa kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để giành thắng lợi hoàn toàn. Trong ảnh: Tiễn đưa thanh niên "Ba sẵn sàng" của khu Đống Đa (Hà Nội) lên đường nhập ngũ, tháng 8/1964, sau khi Mỹ mở rộng đánh phá bằng không quân ra miền Bắc. (Ảnh: Văn Lượng/TTXVN)

  • Trong các cuộc kháng chiến kiến quốc của dân tộc ta, văn hóa gánh một phần rất quan trọng. Văn hóa cổ động tinh thần và lực lượng, góp phần quan trọng trong các phong trào thi đua ái quốc. Trong ảnh:Người lên đường chiến đấu, người ở lại hậu phương thi đua sản xuất dưới bom đạn trong phong trào Thanh niên Ba sẵn sàng của tỉnh Thái Bình (tháng 8/1964). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

  • Đoàn kết là một giá trị văn hóa truyền thống quý báu được hình thành, phát triển trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, việc phát huy vai trò quy tụ sức mạnh đoàn kết dân tộc giúp nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại. Trong ảnh: Giã gạo ủng hộ bộ đội giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. (Ảnh: Nhật Sơn/TTXVN)

  • Mở đường cho những phong trào yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nền văn hóa Việt Nam từ sau 1945 đến nay đã đóng góp một phần quan trọng vào lịch sử đương đại. Trong ảnh: Nữ sinh Trường cấp III Yên Hòa, Hà Nội đăng ký tham gia phong trào Phụ nữ Ba đảm đang, năm 1965. (Ảnh:Thanh Tụng/TTXVN)

  • Đoàn kết là một giá trị văn hóa truyền thống quý báu, là cội nguồn sức mạnh, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược và bảo vệ Tổ quốc. Trong ảnh: Đội trực chiến của dân quân huyện Từ Liêm, Hà Nội sẵn sàng chiến đấu, góp phần bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. (Ảnh: Trần Đình Thảo/TTXVN)

  • Đoàn kết là một giá trị văn hóa truyền thống quý báu, là cội nguồn sức mạnh, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược và bảo vệ Tổ quốc. Trong ảnh: Nhân dân Tây Nguyên cùng bộ đội kéo pháo để đánh chiếm các đỉnh cao ở Pleiku trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. (Nguồn: TTXVN)