Các kỳ họp nổi bật Quốc hội khóa VI

      Nhân vật liên quan

      • Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa II, III, IV; Trưởng ban Thường trực Quốc hội (9/1955 - 7/1960); Chủ tịch nước (9/1969 - 3/1980)Tôn Đức Thắng
      • Quyền Chủ tịch nước (4/1980 - 7/1981); Chủ tịch Quốc hội (6/1981- 6/1987)Nguyễn Hữu Thọ
      • Ủy viên Trung ương Đảng Khóa I (dự khuyết từ 1943, chính thức từ 8/1945), II, III, IV; Phó Chủ tịch nước CHXNCNVN (9/1969 - 7/1979)Nguyễn Lương Bằng
      • Tổng Bí thư của Đảng (5/1941 - 10/1956) và (7/1986 - 12/1986); Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (9/1960 - 7/1981); Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (7/1981- 6/1987) )Trường Chinh
      • Ủy viên Bộ Chính trị khóa II, III, IV, V; Bí thư Trung ương Đảng khóa II; Thủ tướng Chính phủ (9/1955 - 7/1981); Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; (7/1981 - 6/1987)Phạm Văn Đồng

* Kỳ họp thứ nhất họp từ ngày 24/6 đến 3/7/1976, tại Hà Nội

- Quốc hội đã bầu:

+ Chủ tịch nước: Tôn Ðức Thắng (đến tháng 4/1980); quyền Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ (từ tháng 4/1980 đến 7/1981)

+ Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hữu Thọ

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gồm 21 thành viên chính thức và 2 thành viên dự khuyết

+ Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh

+ Thủ tướng: Phạm Văn Ðồng

+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: Phạm Văn Bạch

+ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Hữu Dực

- Quốc hội thành lập: Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách; Ủy ban Dự án pháp luật; Ủy ban Dân tộc; Ủy ban Văn hoá và Giáo dục; Ủy ban Y tế và Xã hội; Ủy ban Đối ngoại.

Quốc hội thông qua: + Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, thủ đô và quốc ca của nước Việt Nam thống nhất. Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Nghị quyết về việc chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn-Gia định là Thành phố Hồ Chí Minh.

* Kỳ họp thứ 7 (họp từ ngày 12 đến 26/12/1980), Quốc hội đã thông qua Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hiến pháp mới - Hiến pháp 1980

Quốc hội khóa VI kéo dài 5 năm (1976-1981), với 7 kỳ họp.