Quốc hội khóa XIII (2011-2016)

      Nhân vật liên quan

      • Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI; Chủ tịch Quốc hội khóa XIII (đến 3/2016)Nguyễn Sinh Hùng
      • Ủy viên Bộ Chính khóa XI, XII; Chủ tịch Quốc hội (3/2016 - 3/2021)Nguyễn Thị Kim Ngân
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII. Ảnh: TTXVN phát  

Thành tựu nổi bật của nhiệm kỳ khóa XIII là Quốc hội đã làm tròn trọng trách ban hành Hiến pháp năm 2013 và căn bản hoàn thành việc cụ thể hóa tinh thần Hiến pháp trong các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước; bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Với vai trò là Chủ tịch, Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội đồng liên minh nghị viện Thế giới (IPU-132) với chủ đề Các mục tiêu phát triển bền vững: biến lời nói thành hành động và thông qua Tuyên bố Hà Nội đã góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại giao nghị viện, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đánh dấu tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước chúng ta.

- Ngày bầu cử: 22/5/2011

- Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,51% (62.010.266 người)

- Tổng số đại biểu được bầu: 500

- Cơ cấu thành phần của Quốc hội:

+ Đại biểu chuyên trách: 31,3%

+ Đại biểu không chuyên trách: 68,7%

+ Đại biểu tái cử: 33,4%

+ Đại biểu tự ứng cử: 0,8%

+ Đại biểu do Trung ương giới thiệu: 33,4%

+ Đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương: 66,6%

+ Tham gia Quốc hội lần đầu: 66,6%

+ Đảng viên: 91,6%

+ Ngoài đảng: 8,4%

+ Trình độ trên đại học: 45,8%

+ Trình độ đại học: 52,4%

+ Dân tộc thiểu số: 15,6%

+ Phụ nữ: 24,4%

+ Dưới 40 tuổi: 12,4%