[Photo] Quân đội nhân dân Việt Nam - đội quân cách mạng, lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
Hà Nội (TTXVN 6/12/2024) Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, là lực lượng nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) được thành lập tại Cao Bằng. Sau ngày thành lập, đội xuất quân và giành thắng lợi giòn giã trong hai trận đánh, mở ra truyền thống đánh thắng trận đầu và đã ra quân là đánh thắng của quân đội ta. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam giải phóng quân đã cùng lực lượng vũ trang các địa phương và Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Trong ảnh: Tiểu đoàn Nguyễn Văn Tố diễu hành ở Sài Gòn trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp năm 1945. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Cách mạng Tháng Tám1945 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (1946), từ năm 1950 được gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong ảnh: Các chiến sỹ Vệ quốc đoàn chiến đấu kiên cường, bảo vệ từng ngôi nhà, tấc đất của Thủ đô trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Quân và dân Thủ đô đào công sự sẵn sàng chiến đấu trong những ngày toàn quốc kháng chiến (1946). Ảnh: Tư liệu TTXVN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn kế hoạch tác chiến với các sĩ quan quân đội trong chiến dịch Biên giới năm 1950. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Các đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch biên giới tổ chức sinh hoạt chính trị, luyện tập quân sự và tích cực chuẩn bị cho chiến dịch, nêu cao quyết tâm tiêu diệt địch (1950). Ảnh: TTXVN
Chiến dịch Điện Biên Phủ là một điển hình xuất sắc, là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp; đồng thời là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của Quân đội ta sau 10 năm xây dựng, chiến đấu và chiến thắng vẻ vang (1944 - 1954). Ảnh: Tư liệu - TTXVN
Ngày 19/9/1954, tại sân Đền Giếng trong Khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), trước khi về tiếp quản Thủ đô, cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân tiên phong - Sư đoàn 308 được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật. Người căn dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Ảnh: Tư liệu TTXVN
Sáng 10/10/1954, bộ đội ta từ các cửa ô tiến về giải phóng Thủ đô, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà chiến lược quân sự thiên tài, Người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1962). Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc trong ngày 2 và 5/8/1964 là chiến công tiêu biểu đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam, là chiến thắng của sức mạnh tinh thần toàn dân tộc, của trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn. Trong ảnh: Những chiến sỹ Hải quân chiến thắng trong trận đánh đuổi tàu khu trục Maddox ngày 2/8/1964 được tặng Bằng khen của Quân chủng Hải quân. Ảnh: Đoàn Tý - TTXVN
Hải đội 111, vùng 1 Duyên hải của Quân chủng Hải quân huấn luyện trên biển. Ảnh: Nguyễn Thụ - TTXVN
Đường Hồ Chí Minh: Suốt 16 năm ròng rã (1959 - 1975), vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, bộ đội Trường Sơn đã xây dựng và phát triển con đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh "huyền thoại" trong mưa bom, bão đạn, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thế kỷ 20. Ảnh: Lê Minh Trường - TTXVN
Đường Hồ Chí Minh: Suốt 16 năm ròng rã (1959 - 1975), vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, bộ đội Trường Sơn đã xây dựng và phát triển con đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh "huyền thoại" trong mưa bom, bão đạn, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thế kỷ 20. Ảnh: Văn Sắc - TTXVN
Những chiếc cầu bằng cây ghép vượt qua những mỏm đá tai mèo do những chiến sĩ công binh Quân khu 4 ngày đêm xây dựng làm đường hành quân. Bất chấp sự hủy diệt của kẻ thù và những khó khăn, trở ngại của thời tiết, địa hình, đường Trường Sơn như một trận đồ bát quái vươn ra các chiến trường bằng mọi ngả. Ảnh: Minh Trường - TTXVN
Lễ tuyên thệ vượt cung đường lửa - Đường 20 Quyết Thắng, trọng điểm ATP. Từ năm 1965 đến 1972, đường Trường Sơn phát triển mạnh mẽ, tiến lên cơ giới hóa toàn tuyến vận tải quân sự. Ảnh: Hứa Kiểm-TTXVN
Phong trào "Đồng Khởi" ở miền Nam: Từ cuối năm 1959, đầu năm 1960, phong trào "Đồng Khởi" lan rộng ở nhiều tỉnh Nam bộ, Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh khu 5, tạo thành một vùng căn cứ rộng lớn. Nhiều đơn vị dân quân du kích và bộ đội địa phương tỉnh, huyện đã hình thành và phát triển trong phong trào "Đồng Khởi". Trong ảnh: Nữ tướng Nguyễn Thị Định và "Đội quân tóc dài" Bến Tre. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Phi công Mỹ William Andrew Robinson bị bắt và được áp giải bởi nữ dân quân Nguyễn Thị Kim Lai khi máy bay bị bắn rơi tại thị trấn Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, đêm 20/9/1965. Ảnh: Phan Thoan - TTXVN
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước, trên chiến trường miền Nam, quân đội đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, vừa chiến đấu tiêu diệt địch, vừa bảo vệ cơ sở cách mạng; dẫn dắt, xây dựng lực lượng dân quân, du kích, vừa hỗ trợ nhân dân nổi dậy đấu tranh giành quyền làm chủ... Trong ảnh: Được lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng hỗ trợ, đồng bào vùng địch thị xã Tuy Hòa (Phú Yên) đã nổi dậy phá "ấp chiến lược" trở về làng cũ làm ăn (1966). Ảnh: TTXGP
Dân quân tải đạn, phục vụ chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chiến sĩ Quân giải phóng Đường 9 dùng xác máy bay lên thẳng của địch làm bệ tì để bắn máy bay địch trong Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (1968). Ảnh: Tư liệu TTXVN
Phân đội 13 pháo binh Vĩnh Linh trút bão lửa xuống căn cứ địch ở Dốc Miếu, tháng 1/1968. Ảnh: Lương Nghĩa Dũng - TTXVN
Quân giải phóng Sài Gòn - Gia Định tuyên thệ, nhận nhiệm vụ trước giờ xuất kích (1968). Ảnh: Tư liệu TTXVN
Quân giải phóng dùng súng cối tấn công trong trận đánh chiếm quận lị Hướng Hóa, lập chiến công xuất sắc trong Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (1968). Ảnh: Tư liệu TTXVN
Quân giải phóng thừa thắng xông lên tiêu diệt Mỹ ngụy tại hang ổ của chúng ở Sài Gòn (1968). Ảnh: Việt Hồng – TTXVN
Giành chiến thắng trên mặt trận Đường 9 - Nam Lào (1971), quân ta đập tan hoàn toàn âm mưu của Mỹ chặt đứt đường mòn Hồ Chí Minh. Ảnh: Lương Nghĩa Dũng - TTXVN
Trong chiến thắng Đường 9 - Nam Lào, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2 vạn tên địch, bắt hơn 1.000 tù binh, thu 3.000 khẩu súng các loại và nhiều trang bị quân sự (1971). Ảnh: TTXVN
Quân giải phóng chiếm căn cứ Đầu Mầu - một trong những cứ điểm phòng thủ chủ chốt nhất của quân đội Sài Gòn ở Vùng Một chiến thuật. Việc chiếm được Đầu Mầu có giá trị rất lớn cho các trận đánh trong Chiến dịch Xuân - Hè 1972. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” với lực lượng nòng cốt là bộ đội phòng không - không quân đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973). Trong ảnh: Tiểu đoàn 77 bộ đội tên lửa hạ quyết tâm luôn nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, bắn rơi máy bay Mỹ ngay từ quả đạn đầu tiên (1972). Ảnh: Hứa Kiểm - TTXVN
Lực lượng pháo cao xạ của tự vệ Thủ đô ngoan cường, dũng cảm bắn trả máy bay Mỹ trong 12 ngày đêm tháng 12/1972. Ảnh: TTXVN
Chiến sỹ đại đội 3 đoàn X pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô mưu trí, dũng cảm, nổ súng kịp thời, chính xác bắn rơi máy bay Mỹ (1972). Ảnh: Tư liệu TTXVN
Phi công Mỹ bị bắt sống bên xác máy bay (1972). Ảnh: Tư liệu TTXVN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, ngày 30/12/1972, lực lượng nòng cốt cùng quân và dân Thủ đô đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ vào Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Dân quân tham gia chống lầy, mở đường cho xe tăng quân ta xuất kích trong chiến dịch Tây Nguyên năm 1975. Ảnh: TTXVN
Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch hiệp đồng quân, binh chủng quy mô lớn nhất, giành thắng lợi to lớn nhất, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội ta; là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong ảnh: 11h30 phút ngày 30/4/1975, xe tăng quân Giải phóng băng qua cánh cổng sắt, đánh chiếm Phủ Tổng thống ngụy Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của quân địch. Ảnh: Mai Hưởng-TTXVN
Trong tháng 4/1975, quân ta giải phóng các đảo dọc bờ biển Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ; tiến công và giải phóng hầu hết các đảo trong quần đảo Trường Sa do quân ngụy chiếm giữ. Trong ảnh: Lực lượng Đặc công hải quân Đoàn 126 giải phóng đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 28/4/1975. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc 1979, quân và dân ta anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, lãnh thổ của Tổ quốc. Trong ảnh: Các chiến sĩ xe tăng Trung đội 1, Đại đội 2, Đoàn 407 truy kích quân địch ở thị xã Lạng Sơn, ngày 17/2/1979. Ảnh: Thế
Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt, tiêu diệt hàng trăm tên địch trong ngày 17/2/1979. Ảnh: Nguyễn Trân - TTXVN