[Photo] "Những người đưa đò thầm lặng"
Hà Nội (TTXVN 15/11/2023) Ngày 20/11 hằng năm đã trở thành ngày hội của các thầy cô giáo, là ngày để toàn xã hội thể hiện nghĩa cử cao đẹp, tôn vinh sự học; tri ân, biết ơn tấm lòng, sự hy sinh và mọi cống hiến thầm lặng, không mệt mỏi của các thầy giáo, cô giáo - “những người đưa đò thầm lặng” của bao thế hệ.
Các cô giáo trường Lam Sơn (Hà Nội) hướng dẫn học sinh tập viết (1956). Ảnh: TTXVN
Các Giáo sư của Trường Phổ thông cấp 3 (Hà Nội) trao đổi kinh nghiệm giảng dậy trong giờ nghỉ (1956) Ảnh; TTXVN
Giáo viên trường mẫu giáo xã Tân Tiến (Văn Giang, Hưng Yên) cùng nhau soạn bài (1967). Ảnh: TTXVN
Cô và trò cùng cha mẹ học sinh trong Lễ khai giảng của trường nữ Trung học Trưng Vương (1956). Ảnh: TTXVN
Các giáo viên đưa học sinh sơ tán ra khỏi nhà, sẵn sàng xuống hầm trú ẩn khi có báo động (1967). Ảnh: TTXVN
Giờ học hát của lớp mẫu giáo do HTX Gia Tự, huyện Hòa An, Cao Bằng thành lập, giúp chị em phụ nữ trong HTX yên tâm sản xuất (1967). Ảnh: Minh Trường - TTXVN
Lớp mẫu giáo của Hợp tác xã Huổi - mong, xã Chiềng - Hặc, huyện Yên Châu (Sơn La). HTX đã thành lập trường mẫu giáo, chăm sóc, dậy giỗ các em để bố mẹ yên tâm sản xuất và chiến đấu (1965). Ảnh: TTXVN
Cô và trò trường mẫu giáo xã Mộc Bắc (Duy Tiên, Hà Nam) trong một giờ học múa hát (1961). Ảnh: Đức Liên - TTXVN
Cán bộ giảng dạy của trường Đại học Bách Khoa giảng bài "Biến thiên của thế năng trong trọng trường" tại Lớp đại học đầu tiên về ngành "Chế tạo cơ khí" của Nhà máy cơ khí Hà Nội (1960). Ảnh: Lê Minh Trường - TTXVN
Nữ Giáo sư trường Trung học Trưng Vương giảng cho học sinh nghe về thảo vật học (1956). Ảnh: TTXVN
Giáo viên trường Phổ thông cấp I dân lập cọc 5 Hòn Gai hướng dẫn học sinh cắt và may quần áo (5/1963). Ảnh: TTXVN
Một giờ trao đổi công tác học tập của Trường Phổ thông cấp 3 (Hà Nội). Ảnh; TTXVN
Cô giáo tập cho các cháu đội mũ rơm, chạy ra hầm khi máy bay địch bắn phá (1967). Ảnh: Phan Huy - TTXVN
Giờ học của các em học sinh trường Tiểu học và THCS Long Hẹ, huyện vùng cao Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh tư liệu: Hữu Quyết/TTXVN
Giờ học môn Ngữ văn của học sinh Trường PTDTBT THCS Dào San (Lai Châu). Ảnh minh họa: Quý Trung/ TTXVN
Cô và trò Trường PT Dân tộc nội trú THCS Lưu Kiền, huyện Tương Dương tập văn nghệ chuẩn bị khai giảng năm học mới (2020). Ảnh: Bích Huệ - TTXVN
Hơn 26 năm làm công tác giảng dạy tại các trường Tiểu học Trường Yên và Đông Sơn, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), cô giáo Lê Thị Hòa luôn tâm huyết với công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều năm liên tục là giáo viên giỏi, Tổng phụ trách Đội giỏi các cấp. Năm 2002, cô giáo Hòa mở lớp dạy cho các trẻ khuyết tật không có khả năng đến trường tại nhà; đồng thời tham gia các hoạt động từ thiện giúp học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập. Ảnh: Thanh Tùng – TTXVN
Các giáo viên tại điểm trường thôn Yểng, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang không quản ngại khó khăn, vất vả, bám trường, bám lớp truyền đạt kiến thức cho học sinh thân yêu. Ảnh: Quang Cường-TTXVN
Lớp học tiếng Anh miễn phí tại Đồn Biên phòng Bích Đầm, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa do thiếu tá Nguyễn Tuấn Hình (sinh năm 1980) đứng lớp dạy các học trò nhỏ. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN
Không chỉ là “người lái đò” chở con thuyền tri thức, đưa học sinh cập bến tương lai theo nghĩa bóng, mà cô giáo Quách Thị Bích Nụ, trường Mầm non Đồng Ruộng xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình còn là “người lái đò sông Đà”, hằng ngày đưa học sinh đến lớp, đến trường. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Những đoạn đường hằng ngày giáo viên dưới xuôi phải ngược đèo “cõng chữ” về làng Đê Kôn (Gia Lai). Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Lớp học văn hóa cho học sinh khuyết tật tại Trường phục hồi chức năng và dạy nghề cho người khuyết tật Tiên Lữ, Hưng Yên. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
Niềm vui của cô giáo Nguyễn Thị Hạnh Nguyên khi thấy các con ăn ngon và no vào mỗi buổi trưa. Với tình yêu thương học sinh cô đã 6 năm liền nấu cơm miễn phí cho hơn 30 học sinh vào các buổi trưa. Cô được học sinh yêu quý và gọi bằng cái tên trìu mến "Mẹ Nguyên”. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Giáo viên tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời với các trò chơi dân gian, giúp cho học sinh vùng dân tộc thiểu số ở Lai Châu có điều kiện giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt một cách mạnh dạn, tự tin hơn. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Cô giáo người dân tộc Mường Hà Ánh Phượng là giáo viên môn tiếng Anh tại trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Năm 2020, cô lọt vào top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu do Ban tổ chức giải thưởng giáo viên toàn cầu (Global Teacher Prize) - Quỹ Varkey (Varkey Foudation) bầu chọn; được tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc và được Trung ương Đoàn bình chọn là một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
Cả bản Pú Vang, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) vẫn chưa có điện - nước, 100% các hộ dân là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, đường xá đi lại khó khăn, thường xuyên sạt lở, mùa mưa đường trơn trượt không thể đi được xe máy. Tuy khó khăn vất vả nhưng cô giáo Bùi Thị Miên vẫn hằng ngày lên lớp, đến từng gia đình động viên bố mẹ đưa con em tới trường, chăm sóc yêu thương các em học sinh. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Cô giáo Đinh Thị Thủy, người dành trọn tình thương cho lớp học của trẻ mồ côi, bị cha mẹ bỏ rơi, mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS tại Trung tâm Chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số 2 (xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội). Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
Thầy Đinh Xuân Đức, dân tộc Mường, Tổ phó Tổ Khoa học tự nhiên, trường THCS Cúc Phương (Nho Quan, Ninh Bình) là giáo viên giỏi nhiều năm và có nhiều thành tích, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo của tỉnh. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn hào hứng với giờ giảng của cô Trần Thị Ninh. Cô từng đạt danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi” môn Tiếng Anh của thành phố Hải Phòng. Năm 2019, cô Trần Thị Ninh đón nhận nhiều vinh dự: là một trong 8 nhân vật nhận Giải thưởng Lê Chân- giải thưởng cao nhất của thành phố Hải Phòng tôn vinh phụ nữ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực công tác của địa phương; là 1 trong 500 “Đảng viên trẻ tiêu biểu làm theo lời Bác” toàn quốc. Ảnh: Minh Thu - TTXVN
Lớp học xóa mù tại Trại giam Gia Trung (Mang Yang, Gia Lai) đã giúp hàng ngàn phạm nhân biết chữ, làm các phép tính cơ bản… và cũng là nơi sinh hoạt, học tập bổ ích của các phạm nhân sau mỗi giờ lao động, cải tạo. Ảnh: Quang Thái - TTXVN
Cô giáo Mai Thị Lâm nhiều năm liền bám lớp, bám bản để hoàn thành nhiệm vụ, viết tiếp những trang sử truyền thống vẻ vang của ngành giáo dục, ngày đêm gieo chữ cho những mầm non vùng cao Sơn Hà (Quảng Ngãi). Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Cô giáo Nguyễn Thị Hằng, người dân tộc Mường, giáo viên trường Tiểu học Cúc Phương, xã Cúc Phương (Nho Quan, Ninh Bình) luôn kiên trì, nỗ lực tìm tòi phương pháp mới sinh động, hiệu quả để vận dụng vào dạy học. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Ngoài học tiếng phổ thông, thầy cô tại các điểm trường lẻ của Trường Tiểu học Sam Kha (xã Sam Kha, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) còn phụ trách dạy nhạc, họa và thể dục. Ảnh: Diệp Anh - TTXVN
Thầy và trò Khoa Công nghệ thông tin (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) luôn tự hào là nơi khơi nguồn cho những tương lai tài năng và sáng tạo trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam. Ảnh: Thanh Tùng – TTXVN
Giáo viên hướng dẫn học viên đọc sách tiếng Việt lớp 2 tại lớp học xóa mù chữ ở bản vùng cao Tam Đường (Lai Châu). Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Niềm vui của cô giáo trường Tiểu học Gia Quất, quận Long Biên (Hà Nội) đón học sinh lớp 1 nhập trường trong Lễ khai giảng năm học 2019 – 2020. Ảnh: Danh Lam – TTXVN